Đặc điểm cơ cấu bệnh tật của học sinh tuổi học đường tại một số trường học nông thôn Thái Bình

Đặc điểm cơ cấu bệnh tật của học sinh tuổi học đường tại một số trường học nông thôn Thái Bình

Tên bài báo:Đặc điểm cơ cấu bệnh tật của học sinh tuổi học đường tại một số trường học nông thôn Thái Bình

Tác giả:Trần Minh Hậu, Phạm Ngọc Khái, Đặng Văn Nghiễm, Bùi Văn Đăng

Tên tạp chí:Y học thực hành

Năm xuất bản:1997Số:7Tập:337Trang:19-22

Tóm tắt:

Học sinh tuổi học đường (6-15 tuổi) ở một số trường học tại 11 xã thuộc 2 huyện đại diện cho 2 vùng sinh thái ven biển và nội đồng ở Thái Bình. Tỷ lệ mắc bệnh về răng-hàm-mặt là 39,8% trong đó chủ yếu là cao răng (19,7%), sâu răng (17%). Tỷ lệ bệnh ngoài da trung bình 12,7% trong đó chủ yếu là bệnh lang ben (10,9%), sẩn ngứa (1,7%). Tỷ lệ mắc bệnh tai-mũi-họng 9,7% mà phổ biến là viêm amydale 5% và viêm mũi mủ 4,6%. Tỷ lệ bệnh về mắt 6,9% hay gặp nhất là bệnh mắt hột. Các bệnh khác có tỷ lệ thấp hơn như bệnh tiêu hoá 1,8%, bệnh đường hô hấp 1,2%, bệnh hệ thống tim mạch và bệnh thận-tiết niệu đều ở mức 0,3%. Bệnh cao răng và mắt hột học sinh vùng ven biển có tỷ lệ mắc cao hơn so với vùng nội đồng, bệnh thận – tiết niện tương đương nhau.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment