Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ năm 2008 – 2012 và kết quả của một số giải pháp can thiệp
Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ năm 2008 – 2012 và kết quả của một số giải pháp can thiệp.Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra. Đây là bệnh truyền qua côn trùng trung gian là muỗi vằn phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường có triệu chứng sốt cao, đột ngột, kéo dài từ 2 đến 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương, khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng có biểu hiện xuất huyết như xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue, có thể dẫn đến tử vong [3], [6], [93]. Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, gia tăng thương mại, du lịch cùng với bùng nổ dân số, đô thị hóa không theo kế hoạch, thiếu các biện pháp phòng chống hiệu quả đã làm cho Sốt xuất huyết hiện nay trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng không chỉ ở nước ta mà còn là vấn đề chung của hơn 130 nước trên thế giới, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á-Tây Thái Bình Dương. Hiện tại, có hơn 3 tỷ người trên thế giới đang sống trong vùng dịch tễ có nguy cơ sốt xuất huyết Dengue. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 100 triệu người nhiễm vi-rút Dengue, trong đó trên 500.000 người phải nhập viện và hàng chục ngàn ca tử vong [61],[92], [96].
Hiện nay, sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc đặc trị, chưa có vắc-xin phòng ngừa hiệu quả. Biện pháp phòng chống dịch chủ yếu vẫn là kiểm soát trung gian truyền bệnh cũng được WHO khuyến cáo trong chiến lược phòng chống sốt xuất huyết Dengue toàn cầu giai đoạn tiếp theo [33], [92], [94], [96]. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ sốt xuất huyết lưu hành cao và hiện nay là một trong 5 nước có gánh nặng sốt xuất huyết Dengue cao nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương [41], [53], [98]. Trong vài chục năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam có hàng chục ngàn ca mắc SXHD. Đặc biệt, có nhiều năm con số mắc sốt xuất huyết Dengue tới hàng trăm ngàn ca. Từ năm 1980 đến năm 2019, Việt Nam có 3.674.473 ca SXHD, trong đó có 10.736 ca tử vong. Đặc biệt, có những năm, số tử vong hàng năm lên tới hơn 1500 người (phụ lục 18) [25], [53].2 Lý do cơ bản làm cho sốt xuất huyết Dengue rất khó khống chế là: 1/Vi-rút Dengue có 4 chủng virut khác nhau miễn dịch chéo rất yếu, chưa có vaccine phòng bệnh nên một người có thể bị mắc SXHD nhiều lần. 2/Tác nhân truyền bệnh là hai loại muỗi Aedes thích hút máu vào sáng sớm và chiều tà, là thời điểm con người khó đề phòng hơn loại muỗi hút máu về đêm, loại muỗi này chỉ hút máu người và có thể hút ngắt quãng, hút máu nhiều người, lại có khả năng bay xa tới 400m nên khả năng gây dịch cao. 3/Loại muỗi này chỉ thích đẻ trứng tại các điểm chứa nước sạch, nước mưa tồn đọng trong khu dân cư, nên việc phòngchống bệnh này phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sinh hoạt và thói quen lưu trữ nước sạch và các hành vi làm sạch môi trường liên quan đến chu trình phát triển của muỗi Aedes [25], [31], [36], [94].
Cũng chính vì những lý do nêu trên nên mặc dù sốt xuất huyết Dengue đã được nghiên cứu rất nhiều bởi các tác giả trong và ngoài nước nhưng nó vẫn luôn có tính mới và tính thời sự khi áp dụng cho từng vùng miền khác nhau với những đặc điểm khí hậu thời tiết, văn hoá, xã hội, trình độ dân trí và các phong tục, lối sống khác nhau. Ngoài ra việc nghiên cứu và khống chế muỗi muỗi Aedes không chỉ dự phòng được bệnh sốt xuất huyết Dengue, mà còn có thể dự phòng được cả bệnh Zika và sốt vàng da, do loại muỗi Aedes này cũng là tác nhân truyền bệnh Zika, sốt vàng da [4], [5], [94].
Tỉnh Đồng Nai thuộc miền Đông Nam bộ, dân số hơn 3,2 triệu người, là tỉnh có số mắc sốt xuất huyết Dengue hàng đầu khu vực phía Nam với tỷ lệ mắc trên một trăm ngàn dân trung bình hơn 200 ca. Long Thành là huyện có số mắc sốt huyết huyết Dengue cao ở nhóm đầu của tỉnh trong nhiều năm qua. Long Thành là huyện có nhiều khu công nghiệp nên nhiều công nhân từ các tỉnh khác về đây làm ăn, sinh sống. Tại đây, xuất hiện nhiều khu nhà trọ tự phát, không theo qui hoạch. Việc đảm bảo vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch chưa theo kịp tốc độ phát triển đã làm cho sốt xuất huyết Dengue lan rộng, kéo dài trên địa bàn huyện. Từ năm 2008 đến nay số mắc sốt xuất huyết hàng năm tại Long Thành luôn ở nhóm huyện có số mắc sốt xuất huyết cao của tỉnh (phụ lục 5).3 Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ năm 2008 – 2012 và kết quả của một số giải pháp can thiệp” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành, Đồng Nai từ năm 2008-2012.
2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Do huyện Long Thành có những đặc điểm dân cư, môi trường sống tương tự như nhiều khu dân cư quanh các khu công nghiệp, nông, lâm trường tại miền Nam nói riêng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung nên chúng tôi hy vọng rằng, kết quả của nghiên cứu này có thể được xem xét áp dụng, nhân rộng cho nhiều địa phương tương tự khác
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………..3
1.1. Tổng quan sốt xuất huyết Dengue ………………………………………………………..4
1.1.1. Ổ chứa, đường truyền, phương thức lây truyền …………………………………..4
1.1.2. Đặc tính sinh học của véc-tơ sốt xuất huyết Dengue ……………………………6
1.1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch …………………………………………………………11
1.1.4. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue …………………………………………..12
1.1.5. Các yếu tố kinh tế xã hội liên quan sốt xuất huyết Dengue ………………..16
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sốt xuất huyết Dengue …………………..17
1.1.7. Các xét nghiệm chẩn đoán vi-rút Dengue …………………………………………18
1.2. Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue: …………………………….19
1.3. Tổng quan về lý thuyết hành vi và hành vi sức khỏe …………………………….31
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu……………………………………………………….39
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..42
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….42
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………42
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………..42
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ……………………………………………………………..59
2.5. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………65
2.6. Kỹ thuật khống chế sai số………………………………………………………………….66
2.7. Các hạn chế của nghiên cứu ………………………………………………………………66
2.8. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………………….66
Chƣơng 3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU…………………………………………………………67
3.1. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue …………………………………………….67
3.2. Kết quả một số giải pháp can thiệp …………………………………………………….72
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….94
4.1. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue và các yếu tố liên quan ……………94
4.2. Kết quả can thiệp phòng chống sốt xuất huyết …………………………………..109
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hoạt động can thiệp tương ứng các bước thay đổi hành vi……………. 34
Bảng 1.2. Các bước áp dụng COMBI trong nghiên cứu can thiệp ……………………… 39
Bảng 2.1. Điểm đánh giá hiểu biết của người dân về sốt xuất huyết Dengue ………. 63
Bảng 2.2. Điểm đánh giá thực hành phòng chống SXHD …………………………………. 64
Bảng 3.1.Tần số và tần suất mắc SXHD theo tuổi từ 2008 – 2012……………………… 67
Bảng 3.2. Tỷ lệ mới mắc SXHD/105dân theo tuổi từ 2008 – 2012 tại Long Thành. 68
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc SXHD/105 dân theo giới các năm từ 2008 đến 2012………….. 69
Bảng 3.4. Số mắc và hệ số tháng dịch (HSTD), hệ số năm dịch (HSND) SXHD,
từ 2008-2012 tại Long Thành ………………………………………………………………………. 70
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc SXHD/105 dân theo xã/thị trấn các năm 2008-2012………….. 71
Bảng 3.6. Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu ………………………………………. 73
Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng biết đúng các triệu chứng lâm sàng khi mắc SXHD ….. 74
Bảng 3.8. Kiến thức về các dấu hiệu nặng của bệnh SXHD ……………………………… 74
Bảng 3.9. Kiến thức về côn trùng truyền bệnh SXHD …………………………………….. 75
Bảng 3.10. Kiến thức các biện pháp phòng chống SXHD ………………………………… 75
Bảng 3.11. Mô tả (định lượng) điểm kiến thức về bệnh SXHD của đối tượng …….. 75
Bảng 3.12. Phân nhóm kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue………………………. 76
Bảng 3.13. Tỷ lệ kiến thức về SXHD không đạt theo gia đình có/không có học sinh .. 77
Bảng 3.14. Tỷ lệ đối tượng thực hành phòng chống SXHD đúng ……………………… 77
Bảng 3.16. Phân nhóm thực hành phòng chống SXHD…………………………………….. 77
Bảng 3.15. Mô tả (định lượng) thực hành phòng chống SXHD của đối tượng…….. 78
Bảng 3.17. Tỷ lệ thực hành phòng chống SXHD không đạt theo hộ gia đình
có/không có học sinh……………………………………………………………………………………. 78
Bảng 3.18. Liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống SXHD…………….. 79
Bảng 3.19. Phân bố các chỉ số côn trùng Aedes aegypti và và số mắc SXHD theo
tháng năm 2012 tại Long Thành ………………………………………………………………….. 79
Bảng 3.20. Đặc điểm dân số học của mẫu tại thời điểm trước can thiệp (12.2012) . 82Bảng 3.21. Đặc điểm dân số học của 2 nhóm tại thời điểm sau can thiệp (12. 2014) … 83
Bảng 3.22. Tỷ lệ kiến thức kém về SXHD trước và sau can thiệp của hai nhóm…. 84
Bảng 3.23. Tỷ lệ kiến thức kém về bệnh SXHD sau can thiệp của hai phân nhóm
không và có học sinh……………………………………………………………………………………. 85
Bảng 3.24. Tỷ lệ VCN không có nắp đậy trước và sau can thiệp của hai nhóm (chi
bình phương test)…………………………………………………………………………………………. 85
Bảng 3.25. Tỷ lệ có VPT có nước trong nhà/ vườn trước và sau can thiệp của hai
nhóm………………………………………………………………………………………………………….. 86
Bảng 3.26. Tỷ lệ có lăng quăng trong vật chứa nước trong nhà/ vườn trước và sau
can thiệp của hai nhóm…………………………………………………………………………………. 87
Bảng 3.27. Tỷ lệ không ngủ màn trước và sau can thiệp của hai nhóm ………………. 87
Bảng 3.28. Tỷ lệ không có biện pháp xua đuổi/diệt muỗi trước và sau can thiệp của
hai nhóm…………………………………………………………………………………………………….. 88
Bảng 3.29. Tỷ lệ không có tài liệu hướng dẫn phòng chống SXHD trước và sau can
thiệp của hai nhóm ………………………………………………………………………………………. 89
Bảng 3.30. Tỷ lệ không có cá 7 màu trong VCN trước và sau can thiệp……………… 89
Bảng 3.31. Tỷ lệ thực hành phòng chống SXHD kém (chung) trước và sau can thiệp
của hai nhóm ………………………………………………………………………………………………. 90
Bảng 3.32. Tỷ lệ thực hành phòng chống SXHD kém sau can thiệp của hai phân
nhóm không và có học sinh…………………………………………………………………………… 91
Bảng 3.33. So sánh các chỉ số côn trùng trước và sau can thiệp của 2 nhóm……….. 92
Bảng 3.34. So sánh tỷ lệ mắc SXHD trước và sau can thiệp của 2 nhóm ……………. 9