Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại Việt Nam 2001-2010

Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại Việt Nam 2001-2010

Bệnh dại là một bệnh viêm não-màng não cấp tính do vi rút dại, thuộc nhóm Lyssavi rút, họ Rhabdoviridae gây ra. Bệnh từ động vật lây truyền sang người qua chất tiết và hầu hết là nước bọt của động vật có vi rút dại thông qua các vết cắn, cào, liếm [33].
Bệnh dại được biết đến như là một trong những bệnh truyền nhiễm lâu đời nhất của loài người [47]. Từ những năm 2300 trước công nguyên những người dân thành cổ Babilon đã mô tả được bệnh dại với những triệu chứng nặng nề và cái chết thương tâm gây ra bởi những con chó có những triệu chứng điên cuồng cắn người [62]. Cho đến nay, bệnh vẫn là vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), bệnh dại xảy ra ở hầu hết các nước với các mức độ khác nhau [49], [59]. Hơn một nửa dân số thế giới sống trong vùng có bệnh dại lưu hành. Mỗi năm có hàng chục triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi tiêm phòng bằng VX dại, có khoảng 55.000 người chết do bệnh dại. Phần lớn các ca tử vong do dại tập trung ở các châu lục như Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ. Theo TCYTTG, tỷ lệ chết dại ở các nước này chiếm 90% số tử vong trên toàn thế giới, 30-60% số người tử vong là trẻ em dưới 15 tuổi với phí tổn hàng năm lên tới hàng tỷ đô la [10], [45], [59].
Bệnh dại lưu hành và lây lan ở Việt Nam nhiều năm nay, số người đi tiêm VX phòng dại lên đến gần nửa triệu người với tỷ lệ tiêm phòng xấp xỉ 500/100.000 dân, cao nhất trên thế giới tốn phí hơn 300 tỷ đồng tiền VX hàng năm. Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam cũng khá cao với tỷ lệ chết do dại đứng thứ 14 trên thế giới [60]. Bệnh xuất hiện đỉnh điểm năm 1995 với 505 trường hợp tử vong. Ngay sau đó, Thủ tướng chính phủ đã ra Chỉ thị 92/TTg về PCBD, nhờ đó công tác giám sát và truyền thông nâng cao nhận thức người dân đã được cải thiện đáng kể, số ta tử vong do dại đã giảm xuống một cách rõ rệt
vào năm 2003 chỉ còn 34 bệnh nhân. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng bệnh dại ở các nước Châu Á, số bệnh nhân tử vong do dại ở Việt Nam cũng gia tăng trở lại năm 2009 là 68 trường hợp xảy ra trên 18 tỉnh/thành phố và năm 2010 là 78 trường hợp tử vong ở 3Q tỉnh/thành phố trên cả nước [6]. Bệnh dại đã và đang gia tăng cả về số lượng, địa dư và có nguy cơ lây lan nhiều sang các địa bàn khác.
Mặt khác Việt Nam hiện đã và đang là nước chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu được dự báo là kéo theo sự gia tăng của các bệnh dịch truyền nhiễm nói chung trong đó có bệnh dại [6]. Tập tục nuôi chó từ lâu đời nay vời nhiều mục đích khác nhau như giữ nhà, chó cảnh, làm thực phẩm v.v… nhưng ý thức của người dân còn chưa tốt, tình trạng nuôi chó thả rông, chó không tiêm phòng, chó ra đường không có rọ mõm ngày càng phổ biến ở cả nông thôn và thành thị, dẫn tới số người bị chó cắn rất nhiều, một số không đi tiêm phòng dẫn đến tử vong. Ngoài ra còn phải nhắc đến việc quản lý, giám sát bệnh dại liệu có tác động như thế nào đến công tác PCBD hiện nay? Vì vậy, nghiên cứu về dịch tễ học bệnh dại ở Việt Nam là yêu cầu cấp thiết để đánh giá đúng thực trạng tiêm phòng, tử vong ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại Việt Nam 2001-2010” nhằm các mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân tử vong do dại ở Việt
Nam, 200l – 20l0.
2.    Mô tả đặc điểm dịch tễ học của người tiêm VX phòng bệnh dại ở Việt Nam năm 2010.
3.    Mô tả thực trạng một số khía cạnh của hệ thống giám sát bệnh dại tuyến tỉnh, 20l0 – 20ll.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1    Lịch sử nghiên cứu bệnh dại    3
1.2    Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại    6
1.2.1    Nguồn truyền bệnh dại    6
1.2.2    Phương thức lan truyền    7
1.2.3    Khối cảm thụ bệnh dại    9
1.2.4    Chẩn đoán bệnh dại    9
1.3    Phòng và điều trị dự phòng bệnh dại    11
1.3.1    Các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm    11
1.3.2    Các biện pháp chung PCBD    14
1.4    Giám sát dịch tễ học bệnh dại ở người trên thế giới    15
1.5    Giám sát dịch tễ học bệnh dại ở Việt Nam    19
1.5.1    Giám sát bệnh nhân tử vong    19
1.5.2    Giám sát người đến tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại    21
1.5.3    Hệ thống giám sát bệnh dại ở Việt Nam    23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1    Mục tiêu 1 và 2    26
2.1.1    Đối tượng nghiên cứu    26
2.1.2    Địa điểm nghiên cứu:    26
2.1.3    Thời gian nghiên cứu    26
2.1.4    Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu    27
2.1.5    Cỡ mẫu và chọn mẫu    27
2.1.6    Các biến số, chỉ số dùng trong nghiên cứu    27
2.1.7    Kỹ thuật thu thập thông tin    29
2.1.8    Xử lý số liệu    29
2.1.9    Sai số và khống chế sai số:    BQ
2.2    Mục tiêu 3:    BQ
2.2.1    Đối tượng nghiên cứu    BQ
2.2.2    Vật liệu nghiên cứu    BQ
2.2.    B    Phương pháp nghiên cứu    BQ
2.2.4    Thời gian nghiên cứu: 2Q1Q- 2Q11    B1
2.2.5    Một số chỉ số nghiên cứu    B1
B.1.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân tử vong do bệnh dại ở Việt Nam 2001-2Q1Q. ..B2
B.1.1    Phân bố tỷ lệ tử vong do bệnh dại theo năm, 2001-2Q1Q    B2
B.1.2    Phân bố bệnh nhân tử vong do dại theo vùng    BB
B.1.B    Phân bố bệnh nhân tử vong theo tháng    trong năm    B4
B.1.4    Phân bố tử vong do dại theo địa dư    B5
B.1.5    Phân bố tử vong do bệnh dại theo giới    4Q
B.1.6    Phân bố tử vong do bệnh dại theo nhóm tuổi    41
B.1.7    Súc vật truyền bệnh dại    42
B.1.8    Kiến thức của bệnh nhân về bệnh dại    4B
B.1.9    Một số yếu tố liên quan tới thời gian ủ bệnh của bệnh nhân    44
B.2.    Đặc điểm dịch tễ học người điều trị dự phòng sau phoi nhiễm bệnh dại trên cả
nước năm 2010    45
B.2.1    Tỷ lệ và số lượng người điều trị sau phơi nhiễm với bệnh dại    ở    Việt
Nam, 2Q1Q    45
B.2.2    Phân bố người tiêm dự phòng sau phơi    nhiễm theo giới, tuổi    47
B.2.B    Phân bố loại súc vật cắn người    48
B.2.4    Phân bố tỷ lệ người tiêm phòng theo thời gian tiêm VX    sau phơi
nhiễm    49
B.2.5    Phân bố tỷ lệ người tiêm phòng theo vị trí vết cắn    49
3.2.6    Phân loại mức độ vết thương theo TCYTTG    50
3.3. Thực trạng về hệ thống giám sát bệnh dại tuyến tỉnh, 2010    51
3.3.1    Thực trạng về nguồn nhân lực trong phòng chống dại    51
3.3.2    Các hoạt động giám sát và phòng chống dại    52
3.3.3    Vài nét về hoạt động tiêm VX – huyết thanh dại    54
Chương 4: BÀN LUẬN    55
4.1.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân tử vong do dại    56
4.1.1    Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh dại giai đoạn 2001-2010    56
4.1.2    Phân bố bệnh    nhân tử vong do    bệnh dại theo    địa dư    57
4.1.3    Phân bố bệnh    nhân tử vong do    bệnh dại theo    tháng trong    năm    58
4.1.4    Phân bố bệnh    nhân tử vong do    bệnh dại theo    giới và tuổi    58
4.1.5    Đặc điểm về nguồn truyền bệnh dại    59
4.1.6    Mối liên quan giữa vị trí vết cắn và thời gian ủ bệnh dại    60
4.1.7    Kiến thức của bệnh nhân về bệnh dại    61
4.2.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân phoi nhiễm với vi rút dại    61
4.2.1.    Số lượng người tiêm phòng sau phơi nhiễm với vi rút dại    62
4.2.2.    Đặc điểm bệnh nhân dự phòng sau phơi nhiễm theo    giới, tuổi    62
4.2.3.    Đặc điểm về súc vật gây ra vết thương    63
4.2.4.    Đặc điểm của vết thương và thời điểm tiêm dự phòng    63
4.2.5.    Đặc điểm việc sử dụng phác đồ tiêm VX dại    64
4.3.    Thực trạng về hệ thống giám sát bệnh dại tuyến tỉnh, 2010 – 2011    65
4.3.1    Thực trạng về một số nguồn lực trong phòng chống dại    65
4.3.2    Thực trạng về công tác giám sát và thực hiện phòng chống dại    65
KẾT LUẬN    67
KIẾN NGHỊ    69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment