Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội, 2003-2013
Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội, 2003-2013.Bệnh dại (Rabies) là một bệnh viêm não-màng não cấp tính do vi rút dại gây nên. Vi rút dại thuộc nhóm Lyssa vi rút, họ Rhabdoviridae. Bệnh từ động vật lây truyền sang người qua chất tiết và hầu hết là nước bọt của động vật có vi rút dại thông qua các vết cắn, cào, liếm [1].
Mặc dù đã có vắc xin (VX) điều trị dự phòng để ngăn ngừa bệnh dại tuy nhiên cho đến nay, bệnh vẫn là vân đề y tế công cộng toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): hàng năm có khoảng 60.000 người tử vong do bệnh dại. Phần lớn các ca tử vong do dại tập trung ở các châu lục như Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ. Theo WHO, tỷ lệ chết dại ở các Châu lục này chiếm 90% số tử vong trên toàn thế giới, 30-60% số người tử vong là trẻ em dưới 15 tuổi với phí tổn hàng năm lên tới hàng tỷ đô la [2], [3], [4].
Tại Việt Nam, hiện nay bệnh dại vẫn lưu hành và lây lan khắp mọi miền đất nước. Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam do dại đứng thứ 14 trên thế giới [5]. Bệnh xuất hiện đỉnh điểm năm 1995 với 505 trường hợp tử vong [6]. Ngay sau đó, Thủ tướng chính phủ đã ra Chỉ thị 92/TTg về phòng chống bệnh dại (PCBD), nhờ đó công tác giám sát và truyền thông nâng cao, việc quản lý và tiêm phòng cho đàn chó được chú trọng, nhận thức người dân đã được cải thiện đáng kể, số ca tử vong do dại đã giảm xuống một cách rõ rệt vào năm 2003 chỉ còn 34 bệnh nhân [6]. Tuy nhiên những năm gần đây cùng với sự gia tăng bệnh dại ở các nước Châu Á, số bệnh nhân tử vong do dại ở Việt Nam cũng đã và đang gia tăng cả về số lượng, địa dư và có diễn biến ngày càng phức tạp. Theo nghiên cứu năm 2012 của Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự đã chỉ ra rằng có mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ tiêm VX phòng dại và tỷ lệ tử vong. Miền Bắc là nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất và tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất trong các khu vực, ngược lại miền Nam có tỷ lệ tử vong thấp nhất và tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại cao nhất. Tỷ lệ tử vong ở lứa tuổi lao động cao nhất, ở nhóm nam cao hơn nữ (p< 0,05), nhóm dân tộc thiểu số cao hơn so với người Kinh. Hầu hết (85%) ca tử vong xảy ra ở vùng nông thôn, 100% có tiền sử phơi nhiễm với chó, hầu hết chó cắn người không được tiêm phòng. 98% số người chết do không đi tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị động vật cắn, 54% số này do chủ quan, 23% bệnh nhân thiếu hiểu biết không tiêm vắc xin phòng dại, phong tục tập quán của người Việt Nam là nuôi chó thả rông, cơ quan thú y chưa quản lý được tong đàn chó. Bệnh dại có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên vào các tháng mùa hè thì số lượng bệnh nhân có tăng hơn các mùa khác [7].
Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội, 2003-2013 Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm ở các nước nhiệt đới có liên quan tới hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu[8]. Trong những thập niên gần đây, thời tiết nước ta đang có nhiều thay đổi, ví dụ như hiện tượng nước biển dâng ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nắng nóng kéo dài, rét đậm bất thường ở các tỉnh miền Bắc,… cho thấy thời tiết biến đổi không còn theo quy luật trước đây, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thành phố Hà nội nằm ở vùng sinh thái Đồng bằng sông Hồng, những năm gần đây cũng đã chịu nhiều tác động trực tiếp từ BĐKH. Khi các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,.) thay đổi, sức đề kháng của con người với các yếu tố tác động đến sức khỏe cũng biến đổi và làm thay đổi điều kiện sống của các vi sinh vật. Phải chăng đó có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở người.
Công tác tiêm phòng cho đàn chó tại Hà Nội cũng đã được triển khai hàng năm, tuy nhiên người dân vẫn có thói quen nuôi chó thả rông, cơ quan Thú y chưa quản lý được tổng đàn chó dẫn tới vẫn còn chó mắc dại cắn người. Trước năm 2003, hàng năm Hà Nội vẫn có những ca bệnh tử vong do dại trên người. Từ năm 2003 đến năm 2008, Hà Nội không có người tử vong do dại. Nhưng từ năm 2008 đến nay, Hà Nội luôn là một trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước có số người mắc dại lên cơn và tử vong [9]. Đặc điểm các trường hợp tử vong do dại ở Hà Nội như thế nào? Công tác quản lý và tiêm phòng cho đàn chó tại Hà Nội được triển khai ra sao? Trong xu thế các yếu tố thời tiết biến đổi hiện nay có liên quan gì tới tình hình bệnh dại của Hà Nội? Với những câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội, 2003-2013” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Hà Nội từ năm 2003 đến 2013.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến phân bố bệnh dại trên người ở Hà Nội từ năm 2003 đến 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội, 2003-2013
2. Dương Đình Thiện (1997), Dịch tễ học bệnh dại. Dịch tễ học lâm sàng, (Nhà xuất bản Y học), tập 2, 126-128.
5. Trần Như Dương, Phạm Cẩm Hà (2009), Tình hình một số bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam Việt Nam 2007.Tạp chí Y học dự phồng, số 4-103: 27-35.
6. Bộ Y tế (2009), Mười năm thực hiện chỉ thị 92/TTg về phồng chống bệnh dại. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 15-28.
7. Nguyễn Thị Thanh Hương và cs (2013), Dịch tễ học các trường hợp tử vong do dại và người điều trị dự phòng bệnh dại ở Việt Nam, 2012. Tạp chí Y học dự phồng, XXIII(số 8(144)). 57.
9. Nguyễn Như Thái (2013), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở miền Bắc, Việt Nam, 2008-2012, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng. Đại Học Y Hà Nội. 3 – 25.
10. Dự án Phòng chống bệnh dại – Bộ Y tế (2010), Tài liệu tập huấn phồng chống bệnh dại. 25-26.
12. Nguyễn Thị Thế Trâm (1992). Tình hình bệnh dại và chó nghi dại cắn người ở một số tỉnh miền Trung.Hội thảo chuyên đề lần thứ nhất về bệnh dại.
13. Phạm Song (1994). Bệnh dại. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam,51 – 53.
14. Nguyễn Thị Xê (1994), Tình hình bệnh dại và sử dụng vaccine điều trị dại 8 năm ở Thái Bình từ năm 1985-1992. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II chuyên ngành truyền nhiễm, 6, 24.
18. Âu, G.N.V (2008), Bệnh dại. Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản giáo dục. 50 – 53.
19. Thủy, N.T.A (2010), Nghiên cứu tử vong do bệnh dại trong tám vùng sinh thái, 2005 – 2007, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa. 3.
20. Nguyễn Thị Kiều Anh và cs (2008), Bước đầu thử nghiệm thích nghi chủng sản xuất VX dại VNUKOVO -32 trên tế bào Vero. Tạp chíy học dự phòng, TCNCYH 53 (1), 62 – 66.
27. Đinh Kim Xuyến (2000), Xây dựng mô hình khống chế bệnh dại ở Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu khoa học viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, 1997-2000, 314-317.
28. Đinh Kim Xuyến, Nguyễn Thị Thanh Hương (2006). Một số nhận xét về tình hình tử vong do dại 2001-2005. Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 92/Ttg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống bệnh dại.
29. Đinh Kim Xuyến (2006), Nghiên cứu 214 trường hợp tử vong do dại 2001-2005. Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 92/Ttg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống bệnh dại, 160.
32. Vũ Thị Lâm Bình (2010), Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở Miền Bắc- Việt Nam 2005-2009, Đề tài tốt nghiệp cao học. 41-43.
33. Cục Thú Y (2010), Tài liệu tập huấn phòng chống bệnh dại. 21-30.
34. Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật.Nhà xuất bản Y học.Hà Nội.
35. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007). Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. ed. c.I. điều 3. Vol. Số: 03/2007/QH12.
36. Tierney, McPhee, Papadakis, Chẩn đoán và điều trịy học hiện đại, Nhà xuất bản Y họcHà Nội.
37. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (2010), Tài liệu tập huấn nâng cao chất lượng phòng chống bệnh dại, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Thanh Hương (2011), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại Việt Nam, 2001 – 2010,Luân văn thạc sỹ y học. 1-2.
51. Vương Hoài (2001), Tình hình bệnh dại tại Trung Quốc hiện nay, Hội nghị quốc tế về giám sát bệnh dại tại khu vực Châu Á lần thứ 4. Hà Nội.
58. Nguyễn Trần Hiển, Đinh Kim Xuyến và cs (2010), Dịch tễ học phân tử bệnh dại ở Việt Nam 1994-2009. 56-72.
61. Đinh Thị Kim Xuyến (1995), Một số nhận xét về tình hình tử vong do bệnh dại ở miền Bắc Việt Nam trong 6 năm 1989-1994.Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, tập V, số 5-25, 566-571.
62. Hoàng Anh Vường và cs (2004), Kiến thức và thực hành về bệnh dại của nhân dân huyện Krông – Ana, Đăk Lăk. Hội nghị tong kết 10 năm thực hiện chỉ thị 92/Ttg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống bệnh dại, 181-186.
63. Nguyễn Ngọc Quỳnh và cs (2013), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại tại Hà Nội giai đoạn 2006 – 2011 và đánh giá một số yếu tố liên quan.7 học dự phòng, XXIII(Số 5(141), 38-44.
65. Biến đổi khí hậu và những thách thức với nghành y tế Châu Á- Thái Bình Dương.2013; Available
74. Nguyễn Thị Kiều Anh và cs (2012), Đặc điểm phân tử nucleoprotein của một số chủng loại virus dại lưu hành ở miền Bắc Việt Nam, 2010- 2011.Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXII(số 7(134)). 28.
ĐẶT VẤN ĐỀ Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội, 2003-2013
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Những hiểu biết về bệnh dại và vắc xin phòng bệnh dại trên người 3
1.1.1. Lịch sử về bệnh dại 3
1.1.2. Hình thái và cấu trúc của Vi rút dại 4
1.1.3. Sự ra đời của vắc xin phòng bệnh dại 5
1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại 6
1.2.1. Nguồn truyền bệnh dại 6
1.2.2. Phương thức lan truyền 7
1.2.3. Khối cảm thụ bệnh dại 8
1.2.4. Chẩn đoán bệnh dại 9
1.3. Phòng và điều trị dự phòng bệnh dại 10
1.3.1. Các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm 10
1.3.2. Một số biện pháp khác trong phòng chống bệnh dại 13
1.4. Tình hìnhbệnh dại ở người trên Thế giới và Việt Nam 14
1.4.1. Tình hình bệnh dại trên Thế giới 14
1.4.2. Tình hình bệnh dại ở Việt Nam 16
1.4.3. Hệ thống giám sát bệnh dại ở Việt Nam 20
1.5. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh dại và một số yếu tố 21
1.5.1. Công tác quản lý, tiêm phòng dại trên đàn chó, mèo 21
1.5.2. Mối liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành của người dân 24
1.5.3. Mối liên quan với biến đổi khí hậu 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.2. Địa điểm nghiên cứu 33
2.3. Thời gian nghiên cứu 33
2.4. Thiết kế nghiên cứu 34
2.5. Cỡ mẫu và chọn mẫu 34
2.6. Các biến số, chỉ số dùng trong nghiên cứu 35
2.7. Kỹ thuật thu thập thông tin 36
2.8. Xử lý số liệu 37
2.9. Sai số và khống chế sai số 40
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu 41
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người tại Hà Nội từ 2003 – 2013.42
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học những người tử vong do dại tại Hà Nội từ 2003-2013.42
3.1.2. Đặc điểm dịch tễ học người điều trị dự phòng bệnh dại tại Hà Nội
từ năm 2003 đến 2013 49
3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố với bệnh dại trên người tại Hà Nội từ
năm 2003 – 2013 57
3.2.1. Công tác quản lý tiêm phòng cho đàn chó và bệnh dại trên người tại
Hà Nội từ năm 2003-2013 57
3.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố thời tiết và bệnh dại trên người tại
Hà Nội từ 2003 -2013 60
Chương 4: BÀN LUẬN 70
4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Hà Nội từ 2003 đến 2013 … 70
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học những người tử vong do dại tại Hà Nội từ
2003 – 2013 70
4.1.2. Đặc điểm dịch tễ học người điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi
nhiễm tại Hà Nội từ năm 2003 đến 2013 77
4.2. Mối tương quan giữa một số yếu tố và bệnh dại trên người tại Hà Nội
từ 2003 – 2013 82
4.2.1. Mối tương quan giữa tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó và bệnh dại trên
người ở Hà Nội từ 2003-2013 82
4.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố thời tiết và bệnh dại trên người tại
Hà Nội từ 2003 -2013 87
4.3. Một số hạn chế của đề tài và gợi ý nghiên cứu tiếp theo 90
KẾT LUẬN 92
KHUYẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phân loại mức độ vết thương và cách xử trí tương ứng 11
Phân bố tình trạng tiêm phòng của súc vật truyền bệnh dại cho những người bị tử vong do dại tại Hà Nội từ năm 2003-2013. 46 Phân bố tình trạng sức khỏe của con vật lúc cắn khiến người tử
vong do dại tại Hà Nội từ năm 2008-2013 47
Phân bố thời gian ủ bệnh của những người tử vong do dại tại Hà
Nội từ năm 2008-2013 47
Lý do của việc không đi điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị súc vật cắn của những người tử vong do dại tại Hà Nội từ năm
2003-2013 48
Phân bố người dân đi điều trị dự phòng bệnh dại theo giới qua
các năm từ 2003 – 2013 50
Phân bố tỷ lệ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm tại Hà Nội theo
khu vực (nội, ngoại thành) qua từng năm từ 2003-2013 52
Phân bố loại súc vật truyền bệnh dẫn tới người dân tại Hà Nội phải điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm theo từng năm
từ 2003-2013 53
Phân bố theo vị trí vết cắn của người dân đi điều trị dự phòng
bệnh dại sau phơi nhiễm qua các năm từ 2003 – 2013 55
Phân bố theo mức độ vết thương của người dân phải điều trị dự
phòng bệnh dại qua các năm từ 2003 – 2007 56
Tương quan giữa tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó và tỷ lệ tử vong do
dại ở người/100.000 dân tại Hà Nội theo từng năm 2008-2013 57
Tương quan giữa tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó và tỷ lệ tử vong do dại ở người/100.000 dân tại Hà Nội theo từng huyện có ca bệnh. . 58
Tương quan giữa tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó và số người điều trị dự phòng bệnh dại/100.000 dân tại Hà Nội theo từng năm
2008-2013 59
Sự tự tương quan giữa các ca tử vong do bệnh dại tại 12 khoảng
trễ thời gian từ năm 2003-2013 ở Hà Nội 63
Tương quan giữa nhiệt độ trung bình và số người tử vong do dại
tại Hà nội2003-2013 64
Tương quan chéo giữa số ca tử vong dại với lượng mưa và độ ẩm trung bình tháng tại Hà Nội từ 2003 tới 2013 65
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ tử vong do dại tại Hà Nội/100.000 dân từ 2003-2013 ..42 Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ tử vong do dại tại Hà Nội theo thángtừ 2003 –
2013 43
Phân bố các trường hợp tử vong do dại tại Hà Nội từ năm2003-
2013 theo nhóm tuổi 43
Phân bố các trường hợp tử vong do dại tại Hà Nội năm 2009
theo quận, huyện 44
Phân bố vị trí vết cắn theo vùng cơ thể những người tử vong do
dại tại Hà Nội từ năm 2003-2013 46
Tỷ lệ người dân điều trị dự phòng bệnh dại và số người tử vong
do dại tại Hà Nội/100.000 dân từ 2003 – 2013 49
Phân bố tỷ lệ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại tại Hà Nội theo giới qua 2 giai đoạn từ 2003-2007 và từ 2008-2013.50 Phân bố tỷ lệ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại tại Hà
Nội theo độ tuổi từ 2003 – 2013 51
Phân bố tỷ lệ điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm tại Hà
Nội theo khu vực (nội, ngoại thành) từ 2003 – 2010 51
Phân bố tỷ lệ điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm tại Hà
Nội theo khu vực (nội, ngoại thành) từ 2003 – 2010 53
Phân bố khoảng cách thời giantừ lúc phơi nhiễm tới lúc người
dân tại Hà Nội đi điều trị dự phòng bệnh dại 2003 – 2013 54
Tương quan giữa tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó và tỷ lệ người tử
vong do dại/100.000 dân tại Hà Nội từ năm 2008-2013 58
Tương quan giữa tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó và số người điều trị
dự phòng bệnh dại/100.000 dân tại Hà Nội từ năm 2008-2013 59
Diễn biến nhiệt độ trung bình tại Hà Nội từ 2003-2013 60
Biểu đồ 3.14: Tính chất chu kỳ của nhiệt độ trung bình từ 2003-2013 60
Biểu đồ 3.15: Mức ý nghĩa thống kê của chu kỳ nhiệt độ trung bình 61
Biểu đồ 3.16: Tương quan giữa nhiệt độ trung bình năm (2003-2007) và số
người phải điều trị dự phòng bệnh dại tại Hà Nội 62
Biểu đồ 3.17: Phân bố ca tử vong do dại và nhiệt độ trung bình theo tháng từ
2008 – 2013 62
Biểu đồ 3.18: Tương quan giữa nhiệt độ trung bình năm (2008-2013) và số
người bị súc vật cắn phải điều trị dự phòng dại tại Hà Nội 63
Biểu đồ 3.19: Phân bố số ca bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại và nhiệt độ
trung bình từ 2003 tới 2013 tại Hà Nội 64
Biểu đồ 3.20: Tương quan giữa nhiệt độ trung bình năm (2003-2013) và số
người dân phải điều trị dự phòng dại tại Hà Nội 65
Biểu đồ 3.21: Phân bố số người điều trị dự phòng bệnh dại và độ ẩm trung
bình năm từ 2003 tới 2013 tại Hà Nội 67
Biểu đồ 3.22: Phân bố số người phải điều trị dự phòng bệnh dại và lượng mưa
trung bình năm từ 2003-2013 tại Hà Nội 68
Biểu đồ 3.23: Tương quan giữa độ ẩm trung bình năm (2003-2013) và số ca bị
súc vật cắn đi tiêm phòng tại Hà Nội 68
Biểu đồ 3.24: Tương quan giữa lượng mưa trung bình năm (2003-2013) và số người phải đi điều trị dự phòng bệnh dại tại Hà Nội 69
Bản đồ 1.1: Bản đồ phân bố bệnh dại trên thế giới – TCYTTG 2008 14
Bản đồ 3.1: Phân bố các trường hợp tử vong do dại tại Hà Nội năm 2008
theo quận, huyện 44
Bản đồ 3.2. Phân bố các trường hợp tử vong do dại tại Hà Nội năm 2009
theo quận, huyện 44
Bản đồ 3.3: Phân bố các trường hợp tử vong do dại tại Hà Nội năm 2010
theo quận, huyện 45
Bản đồ 3.4: Phân bố các trường hợp tử vong do dại tại Hà Nội từ năm 2003¬2013 theo quận, huyện 45
Hình 1.1: Hình ảnh mô tả con chó dại cắn người bị tiêu diệt ở những thế kỷ
trước 3
Hình 1.2. Hình ảnh cắt dọc của vi rút dại (nguồn từ WHO) 4
Hình 1.3: Bác học Louis Pasteur và Bác sĩ Grancher tiêm VX điều trị dự
phòng bệnh dại cho bệnh nhân đầu tiên 5
Hình 1.4: Cáo có thể là động vật mang vi rút Dại ở vùng phương Bắc 31
DANH MỤC SƠ ĐỒ
•
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ lây truyền bệnh dại 8
Sơ đồ 1.2: Hệ thống giám sát, quản lý bệnh dại ở Việt Nam 20