Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống dịch tại tỉnh Thái Nguyên
Luận án tiến sĩ y học Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống dịch tại tỉnh Thái Nguyên.Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với sự diễn biến phức tạp của các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt ở các nước đang phát triển, bao gồm cả dịch bệnh mới xuất hiện cũng như dịch bệnh cũ quay trở lại và các bệnh gây dịch nguy hiểm như: cúm A(/H5N1); cúm A(/H1N1); HIV/AIDS; Ebola; sốt xuất huyết; tay chân miệng…[13], [59], [76], [101]. Tay chân miệng là một bệnh cấp tính do nhóm Enterovirus gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có khả năng phát triển thành dịch lớn và gây biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời [9], [51], [53], [86]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới:
Tay chân miệng đã xảy ra tại nhiều quốc gia, nhưng tập trung chủ yếu và đe dọa sức khỏe trẻ em tại các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [102], [112]. Vụ dịch tại Đài Loan năm 1998 được coi là đại dịch với 129.106 trường hợp mắc, 405 trường hợp nặng và 78 trường hợp tử vong [56], [58], [102]. Từ năm 2008 – 2012, ở Trung Quốc đã có 7.200.092 trường hợp mắc với tỷ lệ mắc mới hàng năm là 1,2/1.000 trẻ/năm, tập trung chủ yếu ở trẻ từ 12 – 36 tháng [69], [65]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì khu vực Tây Thái Bình Dương, đã xuất hiện những vụ dịch lan rộng ở một số nước Châu Á bao gồm: Úc, Brunei, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaisia, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam [47], [50], [77], [83], [85], [102]. Tại Việt Nam, tay chân miệng đã và đang là vấn đề y tế quan trọng [7]. Theo báo cáo của Bộ Y tế, bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Năm 2012 cả nước có trên 153.550 trường hợp mắc, 45 trường hợp tử vong và 3 tháng đầu năm 2013, cả nước ghi nhận hơn 14.260 trường hợp mắc bệnh tại 63/63 tỉnh/thành phố, có 4 trường hợp tử vong [4]. Đến năm 2018 trong tuần 33, tổng cộng 2.378 trường hợp mắc được báo cáo ở 63 tỉnh/ thành, trong đó 961 trường hợp phải nhập viện [103]. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, cửa ngõ giao lưu kinh tế – xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, điều kiện sống, điều kiện vệ sinh và trình độ nhận thức của người dân chưa cao [15]. Đặc biệt là kiến thức phòng bệnh của người chăm sóc trẻ về tay chân miệng còn nhiều2 hạn chế. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát dịch bệnh và khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, tay chân miệng bùng phát tại Thái Nguyên từ năm 2011 với 236 ca mắc được giám sát [41]. Trong những năm gần đây tại Thái Nguyên tay chân miệng có xu hướng tăng cao trên 9 huyện thành, thì Đại Từ là huyện có tỷ lệ mắc cao nhất trong cả 3 năm (2011, 2012, 2013) [42]. Dịch bệnh gia tăng đồng nghĩa với việc cần một lực lượng y tế dự phòng mạnh. Tuy nhiên công tác phòng chống dịch của Thái Nguyên còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tại tuyến huyện.
Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh tay chân miệng xuất hiện trên quy mô lớn, rất cần có những nghiên cứu khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh tay chân miệng ở tỉnh Thái Nguyên. Từ đó có thể tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch, và đưa ra những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn dịch xảy ra trên địa bàn? Đây thực sự là vấn đề có tính cấp thiết và giá trị thực tiễn giúp Ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên có cơ sở khoa học chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống tay chân miệng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống dịch tại tỉnh Thái Nguyên”
* Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011- 2015
2. Phân tích đáp ứng phòng chống dịch tay chân miệng của tuyến y tế cơ sở và sự tham gia của cộng đồng tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2016.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống dịch của tuyến y tế cơ sở và cải thiện hành vi của người chăm sóc trẻ trong phòng chống bệnh tay chân miệng tại 02 xã của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2016 – 2018
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………………. iii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………….v
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………………. ix
DANH MỤC HỘP ………………………………………………………………………………… xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………….1
Chương 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………………..3
1.1. Đặc điểm chung của bệnh tay chân miệng …………………………………………….3
1.1.1 Khái niệm bệnh tay chân miệng…………………………………………………………3
1.1.2 Tác nhân gây bệnh tay chân miệng ……………………………………………………3
1.1.3 Chẩn đoán bệnh tay chân miệng…………………………………………………………3
1.1.4 Điều trị bệnh tay chân miệng…………………………………………………………….7
1.1.5 Phòng bệnh và xử lý trường hợp bệnh/ổ dịch bệnh ……………………………..7
1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh tay chân miệng trên Thế giới và tại Việt Nam…….10
1.2.1 Tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên thế giới………………………………10
1.2.2 Tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại Việt Nam……………………………..14
1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lưu hành dịch bệnh tay chân miệng ….17
1.3. Đáp ứng phòng chống dịch của tuyến y tế cơ sở…………………………………..27
1.3.1 Khái niệm về đáp ứng phòng chống dịch bệnh ………………………………….27
1.3.2 Khả năng cảnh báo sớm dịch bệnh tay chân miệng……………………………28
1.3.3 Hệ thống giám sát, phòng chống dịch tại Việt Nam ……………………………29
1.3.4 Hệ thống giám sát dịch bệnh tại tỉnh Thái Nguyên…………………………….30
1.3.5 Sự tham gia của tuyến y tế cơ sở và cộng đồng trong phòng chống dịch
bệnh truyền nhiễm……………………………………………………………………………33
1.4. Một số giải pháp can thiệp phòng chống dịch tay chân miệng……………….34vi
1.4.1 Một số giải pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng ………………….34
1.4.2 Hiệu quả một số giải pháp can thiệp…………………………………………………37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………….41
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….41
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu…………………………………………………………..42
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu:……………………………………………………………………..42
2.2.2 Thời gian nghiên cứu: …………………………………………………………………….44
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………..44
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:……………………………………………………………………….44
2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả ………………………………………45
2.3.3 Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp …………………………………47
2.3.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu định tính………………………………….48
2.3.5 Nội dung can thiệp …………………………………………………………………………50
2.3.6 Chỉ tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………..53
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá…………………………………………………………………………..55
2.4.1 Phân độ lâm sàng bệnh tay chân miệng……………………………………………55
2.4.2 Phân loại ổ dịch tay chân miệng………………………………………………………57
2.4.3 Tiêu chuẩn chấm điểm và phân loại mức độ KAP ……………………………..57
2.4.4 Tiêu chuẩn chấm điểm và đánh giá bằng bảng kiểm cho nhân viên y tế ….58
2.4.5 Kỹ năng đáp ứng phòng chống dịch…………………………………………………58
2.4.6 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch…………….58
2.5. Phương pháp thu thập thông tin………………………………………………………….60
2.5.1 Hồi cứu số liệu sẵn có …………………………………………………………………….60
2.5.2 Phỏng vấn ……………………………………………………………………………………..60
2.5.3 Quan sát: ………………………………………………………………………………………60
2.5.4 Phỏng vấn sâu ………………………………………………………………………………..60
2.5.5 Thảo luận nhóm……………………………………………………………………………..60vii
2.6. Phương pháp xử lý số liệu:…………………………………………………………………61
2.7. Phương pháp khống chế sai số……………………………………………………………62
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………….62
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………64
3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên, giai
đoạn 2011- 2015………………………………………………………………………………64
3.2. Đáp ứng phòng chống dịch của tuyến y tế cơ sở và sự tham gia của cộng
đồng tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên…………………………………………..68
3.2.1 Đáp ứng phòng chống dịch của tuyến y tế cơ sở………………………………..68
3.2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.. 77
3.3. Hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống dịch của tuyến y tế
cơ sở và cải thiện hành vi người chăm sóc trẻ trong phòng chống bệnh
tay chân miệng ……………………………………………………………………………. 83
3.3.1 Nâng cao năng lực phòng chống dịch của tuyến y tế cơ sở………………….85
3.3.2 Cải thiện hành vi của người chăm sóc trẻ…………………………………………92
3.3.3 Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về hiệu quả của chương trình can thiệp….98
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 101
4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên, giai
đoạn 2011- 2015…………………………………………………………………………… 101
4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng tại tỉnh Thái Nguyên……………………… 101
4.1.2. Diễn biến bệnh tay chân miệng tỉnh Thái Nguyên, năm 2011-2015 …. 103
4.2. Đáp ứng phòng chống dịch của tuyến y tế cơ sở và sự tham gia của cộng
đồng tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên……………………………………….. 104
4.2.1 Đáp ứng phòng chống dịch của tuyến y tế cơ sở…………………………….. 104
4.2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống dịch tay chân miệng… 112
4.3. Hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống dịch của tuyến y tế cơ sở
và cải thiện hành vi người chăm sóc trẻ trong phòng chống tay chân miệng. 124viii
4.3.1 Nâng cao năng lực phòng chống dịch của tuyến y tế cơ sở………………. 125
4.3.2 Cải thiện hành vi của người chăm sóc trẻ …………………………………. 130
4.3.3 Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về chương trình can thiệp……….. 134
4.3.4 Khả năng duy trì và nhân rộng hoạt động can thiệp ………………………. 136
4.4. Một số hạn chế của đề tài……………………………………………………………….. 137
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………… 139
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………… 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………….. 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ. … 154
PHỤ LỤ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng giáo viên mầm non tại các xã nghiên cứu………………….. 46
Bảng 2.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính…………………………………………… 49
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh TCM từ năm 2011 – 2015 ………………………………. 64
Bảng 3.2. Phân bố ca bệnh trong 5 năm 2011 – 2015 theo tuổi………………… 65
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc TCM năm 2011 – 2015 theo địa dư ………………………… 66
Bảng 3.4. Phân loại ổ dịch, độ lâm sàng và nơi điều trị tay chân miệng…….. 67
Bảng 3.5. Trang thiết bị, hóa chất PCD hiện có tại tuyến YTCS ………………. 68
Bảng 3.6. Kinh phí chi cho hoạt động phòng chống dịch TCM ……………….. 69
Bảng 3.7. Đặc điểm nhân khẩu học của NVYT cơ sở …………………………….. 70
Bảng 3.8. Nhân lực và công tác tập huấn của NVYT xã về TCM ……………. 71
Bảng 3.9. Một số kỹ năng đáp ứng phòng chống dịch của NVYT xã………. 71
Bảng 3.10. KAP của NVYT về phòng chống TCM ………………………………. 72
Bảng 3.11. Đánh giá chung KAP của NVYT xã về phòng chống TCM….. 73
Bảng 3.12. Đánh giá kỹ năng TT- GDSK của NVYT xã về phòng chống TCM .. 74
Bảng 3.13. Đánh giá kỹ năng khám và xử trí của CBYT xã về TCM……….. 74
Bảng 3.14. Đánh giá của CBYT về phối hợp liên ngành trong PCD …………. 78
Bảng 3.15 KAP của GVMN về phòng chống TCM ……………………………….. 80
Bảng 3.16. KAP của bà mẹ về phòng chống TCM………………………………….. 81
Bảng 3.17. Nội dung các hoạt động can thiệp đã thực hiện trong 18 tháng … 83
Bảng 3.18. Hiệu quả hoạt động của BCĐ PCD ………………………………………. 85
Bảng 3.19. Đánh giá của CBYT về phối hợp liên ngành tốt sau can thiệp … 87
Bảng 3.20. Sự thay đổi về KAP của NVYT xã về phòng chống TCM ………. 87
Bảng 3.21. Hiệu quả cải thiện KAP của NVYT xã về phòng chống TCM…. 88
Bảng 3.22. Sự thay đổi một số kỹ năng đáp ứng PCD của CBYT xã ………… 89
Bảng 3.23. Sự thay đổi kỹ năng TT- GDSK của NVYT về phòng chống TCM .. 90
Bảng 3.24. Hiệu quả can thiệp cải thiện kỹ năng TT- GDSK của NVYT xã. 91x
Bảng 3.25. Hiệu quả can thiệp đối với kỹ năng khám, xử trí của CBYT……. 91
Bảng 3.26. Sự thay đổi kiến thức của NCST về phòng chống TCM…………. 92
Bảng 3.27. Sự thay đổi thái độ của NCST về phòng chống TCM……………… 93
Bảng 3.28. Sự thay đổi thực hành của NCST trẻ về phòng chống TCM …… 95
Bảng 3.29. So sánh KAP của NCST giữa xã can thiệp và đối chứng về TCM… 96
Bảng 3.30. Hiệu quả can thiệp cải thiện KAP của NCST về bệnh TCM …… 97
Bảng 3.31. Số ca mắc tại 4 xã nghiên cứu trước và sau can thiệp……………..
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 1.1 Số mắc TCM tại Singapore giai đoạn 2013 – 2018……………….. 11
Biểu đồ 1.2 Số mắc TCM tại Trung Quốc giai đoạn 2013 – 2018……………… 13
Biểu đồ 1.3. Số mắc TCM tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018………………… 16
Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu …………………………………………………. 40
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên……………….. 43
Sơ đồ 2.1. Thiết kế nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng……………… 45
Biểu đồ 3.1. Phân bố ca bệnh theo tháng trong 5 năm 2011 – 2015 ………….. 64
Biểu đồ 3.2. Phân bố ca bệnh theo giới trong 5 năm (2011 – 2015)…………… 65
Hình 3.1. Giản đồ Venn về vai trò của các tổ chức đối với chương trình
phòng chống TCM tại địa bàn 4 xã nghiên cứu………………………… 77
Biểu đồ 3.3 KAP chung của người chăm sóc trẻ về phòng chống TCM…….. 8