Đặc điểm dịch tễ học dịch covid-19 lần thứ 4 và một số biện pháp đáp ứng tại tỉnh Bắc Ninh năm 2021

Đặc điểm dịch tễ học dịch covid-19 lần thứ 4 và một số biện pháp đáp ứng tại tỉnh Bắc Ninh năm 2021

Đặc điểm dịch tễ học dịch covid-19 lần thứ 4 và một số biện pháp đáp ứng tại tỉnh Bắc Ninh năm 2021
Đỗ Thị Thanh Toàn, Nguyễn Khắc Từ, Phạm Quang Thái, Phạm Hải Thanh, Hà Đức Doanh, Phan Ngọc Hân, Trần Thị Thuý Thanh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những gánh nặng lên sức khỏe của người dân, hệ thống y tế của chính phủ của các nước trên toàn thế giới. Tính từ năm 2020 đến nay, Việt Nam đã có 4 đợt bùng phát dịch COVID-19. Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu với toàn bộ ca bệnh nhiễm COVID-19 tại Bắc Ninh trong đợt dịch 4 năm 2021 (5/5/2021 – 27/12/2021). Trong số 10.717 ca bệnh có độ tuổi trung bình là 28,95 tuổi, trong đó nhóm tuổi chủ yếu là từ 15 đến 39 tuổi chiếm 70,44%, bệnh nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất là công nhân chiếm 60,94% và mối quan hệ tiếp xúc là từ đồng nghiệp cùng cơ quan, công ty chiếm tỷ lệ cao nhất tới 61,88%, KCN Quế Võ 1 có số ca bệnh cao nhất cả tỉnh chiếm 68,15%. Kết quả từ tổng số ca bệnh cho thấy số ca khỏi bệnh cao đến 99,84% và số ca bệnh tử vong chiếm 0,16%. Việc phối hợp áp dụng các biện pháp kịp thời và hợp lý như đẩy mạnh xét nghiệm và tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đã giúp tỉnh Bắc Ninh kiểm soát số ca bệnh, dự phòng hiệu quả. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng quan trọng về đặc điểm dịch tễ học dịch COVID-19 lần thứ 4 đó là ghi nhận chủ yếu ở các khu công nghiệp và từ đó lây ra cộng đồng. Kết quả nghiên cứu giúp đề xuất một số biện pháp đáp ứng dịch phù hợp trong việc kiểm soát, phòng, chống dịch trong tương lai.

Thế giới đã ghi nhận loại coronavirus mới (SARS-CoV-2) lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12/2019 và đầu tháng 1/2020, là nguyên nhân gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng và được xác định là tác nhân gây bệnh COVID-19.1COVID-19 có tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao, do những thay đổi về bản chất của vi-rút mà các loại thuốc điều trị dứt điểm vẫn chưa có vắc-xin tối ưu để kiểm soát được căn bệnh này.2–4  Dịch  COVID-19  gây  ra  những  gánh nặng lên sức khỏe của người dân, hệ thống y tế của chính phủ của các nước trên toàn thế  giới,  đồng  thời  còn  gây  ra  những  tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Sự giãn cách, hạn chế đi lại đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người ở tất cả các ngành kinh tế và gây ra tình trạng mất việc làm ở nhiều nơi.5Để đối phó với tình hình dịch, các nước cần có một chiến lược quản lý và ứng biến với đại dịch kịp thời và hợp lý vì COVID-19 đã tạo ra những yêu cầu hoạch định chính sách cấp bách cho các chính phủ khi không được chuẩn bị trước về mặt dịch tễ học.6,7 Một số nghiên cứu đã phân tích và khuyến nghị áp dụng các chiến lược để ngăn chặn sự lây lan của  COVID-19  cần  xem  xét  thích  đáng  các yêu cầu liên ngành và hiệu quả của việc thực hiện chiến lược đó.8 Tại Việt Nam đã có 4 đợt bùng phát dịch COVID-19 tính từ năm 2020 đến nay. Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca mắc COVID-19 ghi nhận trong nước là 864.053 ca, trong đó có 791.844 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment