ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ ĐẾN ĐỘ NẶNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NATRI CLORID 3% TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ ĐẾN ĐỘ NẶNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NATRI CLORID 3% TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI.Viêm tiểu phế quản cấp là bệnh lý đường hô hấp thường gặp và là nguyên nhân nhập viện cao nhất ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi [1],[2],[3]. Nguyên nhân chính của bệnh là do virus hợp bào đường hô hấp RSV (RSV: Respiratory Syncytial Virus) Rhinovirus, Adenovirus, virus á cúm type 3 gây nên [2],[4],[5]. Khi bị viêm tiểu phế quản, tình trạng suy hô hấp của trẻ ngày càng gia tăng, đặc trưng bởi thở nhanh, co rút cơ hô hấp và thở khò khè. Nguyên nhân chính trong cơ chế bệnh sinh của viêm tiểu phế quản là phù nề đường thở và hình thành nút nhầy làm tắc các nhánh tiểu phế quản [1],[2],[6],[7]. Khi tắc nghẽn đường thở sẽ có nguy cơ giảm thông khí phế nang do cản trở một phần luồng khí đi ra. Khi tắc nghẽn hoàn toàn dẫn tới xẹp phổi, đặc biệt khi thở oxy nồng độ cao [2] [3] [8] [9].
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới mức độ nặng của bệnh. Một số yếu tố nguy cơ như: tuổi mắc bệnh, tuổi thai, cân nặng lúc sinh, các bất thường bẩm sinh, môi trường sống, mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai, hút thuốc lá thụ động trong gia đình, nhà có anh/chị/em đang ở độ tuổi đi nhà trẻ, điều kiện kinh tế gia đình kém [10] [11] [12].
Hiện nay, viêm tiểu phế quản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng: chăm sóc hỗ trợ, đảm bảo quá trình trao đổi khí, dịch vào và dinh dưỡng cho bệnh nhân. Việc tác động làm giảm tình trạng viêm và tăng khả năng giải phóng chất tiết khỏi đường thở giúp giảm nguy cơ xẹp phổi và tăng hiệu quả trao đổi khí. Khí dung natri clorid ưu trương có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành nút nhầy tại tiểu phế quản, tăng khả năng đẩy chất nhầy khỏi đường hô hấp của lông mao lớp niêm mạc đường hô hấp. Natri clorid ưu trương gần đây đã và đang được nghiên cứu như là một phần của phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ nhỏ [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19].2
Trên thế giới đã có những nghiên cứu về việc sử dụng khí dung nước muối ưu trương trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em. Nhiều nồng độ nước muối ưu trương được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng như nước muối 3%, 5%, 6%, 7% [15] [16] [20]. Khí dung nước muối có thể sử dụng một mình hoặc phối hợp với thuốc giãn phế quản khác như salbutamol, terbutaline hay Adrenalin [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27]. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy khí dung natri clorid 3% có thể giảm đáng kể thời gian nằm viện và cải thiện mức độ nặng của bệnh nhân viêm tiểu phế quản cấp. Khí dung natri clorid 3% có nồng độ ưu trương thấp nhất nhưng có khả năng giảm đáng kể thời gian nằm viện và cải thiện mức độ nặng của bệnh nhân viêm tiểu phế quản cấp, phương pháp được đánh giá là an toàn do tỉ lệ tác dụng phụ thấp [28] [29] [30] [19] [31].
Ở Việt Nam, khí dung natri clorid 3% trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp đã được một số tác giả nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng. Tuy nhiên đặc điểm dịch tễ học lâm sàng VTPQ cấp khác nhau tuỳ từng nước, từng địa phương. VTPQ cấp ở khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai có đặc điểm dịch tễ học lâm sàng như thế nào, các yếu tố nào liên quan đến mức độ nặng của VTPQ cấp và natri clorid 3% có hiệu quả trong điều trị VTPQ cấp ở trẻ em hay không là những câu hỏi rất cần lời giải đáp. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 3 mục tiêu sau:
1. Mô tả một số i h t họ s g ủa VTPQ cấp ở trẻ ưới 2 tuổi tại khoa nhi bệnh viện Bạch mai từ ă 2017 ế ă 2019.
2. Mô tả một số yếu tố nguy ơ ến mứ ộ n ng của viêm ti u phế quản cấp ở các bệnh nhi trên.
3. Đá h giá kết quả ủ kh u g natri ori 3% tro g iều tr viêm ti u phế quản cấp ở các bệnh nhi trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 3
1.1 Giải phẫu và sinh lý hô hấp trẻ em ………………………………………………. 3
1.2 Viêm tiểu phế quản cấp………………………………………………………………. 5
1.3 Yếu tố nguy cơ………………………………………………………………………… 20
1.4 Phương pháp khí dung natri clorid ưu trương ……………………………… 28
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 39
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………. 39
2.2 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 40
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 58
3.1 Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng ………………………………………………….. 58
3.2 Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới mức độ nặng của VTPQ cấp….. 67
3.3 Kết quả của khí dung natri clorid 3% …………………………………………. 74
3.4 Hiệu quả trên nhóm trẻ bị VTPQ nặng theo MCBS……………………… 86
Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 93
4.1 Về đặc điểm dịch tễ học lâm sàng ……………………………………………… 93
4.2 Yếu tố nguy cơ với mức độ viêm tiểu phế quản cấp …………………… 104
4.3 Về kết quả của phương pháp khí dung natri clorid 3% ……………….. 110
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 125
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 127
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN………………………………………………….. 128
HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN …………………………………………………………….. 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nồng độ natri clorid ưu trương được nghiên cứu …………………. 30
Bảng 1.2: Một số thuốc sử dụng phối hợp điều trị VTPQ …………………….. 33
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………… 48
Bảng 2.2: Phân loại trẻ đẻ non theo tuổi thai và cân nặng ……………………. 51
Bảng 2.3: Tần số thở bình thường theo tuổi ……………………………………….. 52
Bảng 2.4: Các chỉ số hồng cầu theo lứa tuổi ………………………………………. 52
Bảng 2.5: Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu …………………………… 52
Bảng 2.6: Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z-Score…………………………………. 53
Bảng 2.7: Bảng điểm đánh giá theo MCBS ……………………………………….. 53
Bảng 2.8: Đánh giá suy hô hấp bằng bảng điểm Silverman…………………… 54
Bảng 3.1: Phân bố độ tuổi của các bệnh nhân nghiên cứu…………………….. 58
Bảng 3.2: Phân bố cân nặng của bệnh nhân lúc vào viện (kg)……………….. 59
Bảng 3.3: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lúc vào viện……………….. 59
Bảng 3.4: Phân bố về thân nhiệt của bệnh nhân lúc nhập viện ………………. 61
Bảng 3.5: Mức độ rút lõm lồng ngực của bệnh nhân khi vào viện …………. 61
Bảng 3.6: Đặc điểm triệu chứng khò khè của bệnh nhân lúc vào viện ……. 62
Bảng 3.7: Nghe thông khí phổi của bệnh nhân lúc vào viện………………….. 62
Bảng 3.8: Số lượng bạch cầu và CRP huyết thanh lúc nhập viện …………… 63
Bảng 3.9: Đặc điểm phim chụp X quang ngực thẳng lúc nhập viện……….. 63
Bảng 3.10: Đặc điểm xét nghiệm virus dịch tỵ hầu của bệnh nhân ………….. 64
Bảng 3.11: Đặc điểm lúc sinh của bệnh nhân ……………………………………….. 64
Bảng 3.12: Đặc điểm hoàn cảnh sống của bệnh nhân …………………………….. 65
Bảng 3.13: Phân bố điểm MCBS của bệnh nhân lúc vào viện…………………. 65
Bảng 3.14: Đặc điểm sử dụng thuốc điều trị của hai nhóm …………………….. 66
Bảng 3.15: Nguy cơ trẻ ở cùng người hút thuốc lá với mức độ VTPQ……… 67
Bảng 3.16: Nguy cơ sống cùng nhà có anh chị dưới 5 tuổi đến trường với
mức độ VTPQ ………………………………………………………………….. 68Bảng 3.17: Nguy cơ của cách sinh của trẻ theo mức độ VTPQ cấp …………. 69
Bảng 3.18: Nguy cơ của tuổi thai với mức độ VTPQ …………………………….. 70
Bảng 3.19: Nguy cơ cân nặng lúc sinh với mức độ VTPQ ……………………… 71
Bảng 3.20: Mối liên quan của nhiễm RSV đến mức độ VTPQ cấp…………… 72
Bảng 3.21: Mối liên quan nhiễm Adenovirus với mức độ của VTPQ………. 72
Bảng 3.22: Mối liên quan của nhiễm Rhinovirus với mức độ VTPQ cấp …. 73
Bảng 3.23: Đặc điểm tuổi, giới và cân nặng của hai nhóm……………………… 74
Bảng 3.24: Phân bố điểm MCBS lúc vào của 2 nhóm bệnh nhân ……………. 75
Bảng 3.25: Yếu tố liên quan của 2 nhóm bệnh nhân………………………………. 76
Bảng 3.26: Thay đổi triệu chứng khò khè của 2 nhóm bệnh nhân……………. 77
Bảng 3.27: Thay đổi triệu chứng rút lõm lồng ngực ………………………………. 78
Bảng 3.28: Thay đổi triệu chứng ran rít ở phổi của 2 nhóm bệnh nhân…….. 79
Bảng 3.29: Thay đổi điểm MCBS trong điều trị của 2 nhóm bệnh nhân…… 80
Bảng 3.30: Thay đổi về nhịp thở của 2 nhóm bệnh nhân (lần/phút)…………. 81
Bảng 3.31: Thay đổi về SpO2 của 2 nhóm bệnh nhân (%)………………………. 82
Bảng 3.32: Thay đổi tần số tim của 2 nhóm bệnh nhân (lần/phút) …………… 83
Bảng 3.33: Triệu chứng khò khè ở trẻ VTPQ nặng………………………………… 86
Bảng 3.34: Triệu chứng rút lõm lồng ngực ở trẻ VTPQ nặng………………….. 86
Bảng 3.35: Triệu chứng ran rít trên nhóm bệnh nhân nặng……………………… 87
Bảng 3.36: Thay đổi MCBS trên nhóm bệnh nhân nặng ………………………… 87
Bảng 3.37: Nhịp thở trên nhóm bệnh nhân nặng (lần/phút)……………………. 89
Bảng 3.38: Thay đổi về SpO2 ở trẻ VTPQ nặng (%) ……………………………… 90
Bảng 3.39: Tần số tim ở trẻ VTPQ nặng (lần/phút) ……………………………….. 91DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phân chia cây phế quản ………………………………………………………. 3
Hình 1.2 Diễn biến sinh bệnh học của viêm tiểu phế quản ………………….. 12
Hình 3.1: Phân bố độ tuổi của các bệnh nhân nghiên cứu…………………….. 58
Hình 3.2: Phân bố số bệnh nhân nhập viện theo tháng trong năm………….. 60
Hình 3.3: Phân bố về giới của các bệnh nhân……………………………………… 60
Hình 3.4: Tương quan ở cùng người hút thuốc lá với VTPQ ………………… 67
Hình 3.5: Tương quan ở cùng anh/chị ≤ 5 tuổi tới trường với mức độ VTPQ. 68
Hình 3.6: Tương quan cách sinh của trẻ với mức độ VTPQ …………………. 69
Hình 3.7: Tương quan tuổi thai với mức độ VTPQ ……………………………… 70
Hình 3.8: Tương quan cân nặng sơ sinh với mức độ VTPQ………………….. 71
Hình 3.9: Liên quan của nhiễm Rhinovirus với mức độ nặng của VTPQ cấp . 73
Hình 3.10: Thay đổi điểm MCBS trong điều trị ……………………………………. 80
Hình 3.11: Thay đổi tần số thở trong quá trình điều trị ………………………….. 81
Hình 3.12: Thay đổi SpO2 của 2 nhóm bệnh nhân…………………………………. 82
Hình 3.13: Thay đổi tần số tim của 2 nhóm bệnh nhân ………………………….. 84
Hình 3.14: Phân tích số ngày nằm viện của 2 nhóm bệnh nhân bằng Kaplan
– Meier ……………………………………………………………………………. 85
Hình 3.15: Thay đổi MCBS ở bệnh nhân nặng của hai nhóm…………………. 88
Hình 3.16: Thay đổi tần số thở ở trẻ VTPQ nặng………………………………….. 89
Hình 3.17: Thay đổi SpO2 trên trẻ VTPQ nặng ……………………………………. 90
Hình 3.18: Thay đổi tần số tim ở trẻ VTPQ nặng………………………………….. 91
Hình 3.19: Số ngày nằm viện của trẻ VTPQ nặng………………………………….
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thúy Giang, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Hiếu (2019). Đặc điểm lâm sàng viêm tiểu phế quản cấp của bệnh nhân dưới 2 tuổi. Tạp chí y học lâm sàng. Số 112 (11- 2019), trang 85-91.
2. Nguyễn Thúy Giang, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Hữu Hiếu, Trần Văn Bàn, (2023). Hiệu quả của khí dung natri clorid 3% trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ dưới 2 tuổi tại bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y Học Việt Nam. Tập 524 (số 2), trang 63-68.
2. Nguyễn Thúy Giang, Nguyễn Ngọc Sáng, Kiều Phương Thủy, Trần Văn Bàn, (2023). Các yếu tố ảnh hưởng tới độ nặng của viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em. Tạp chí Y Học Việt Nam. Tập 524 (số 2) trang 188–192
Nguồn: https://luanvanyhoc.com