Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và thương tổn giải phẫu bệnh chấn thương động mạch chi dưới tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017 – 2019
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và thương tổn giải phẫu bệnh chấn thương động mạch chi dưới tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017 – 2019.Thương tổn mạch máu ngoại vi chiếm trên 85% tổng số các chấn thương – vết thương mạch máu nói chung. Theo nghiên cứu gần đây tại bênh viện Hữu nghị Việt Đức, cấp cứu mạch máu ngoại vi chiếm 2% cấp cứu ngoại khoa chung, và 3,1% cấp cứu ngoại chấn thương; trong đó thương tổn mạch chi dưới chiếm 42,3%, với nguyên nhân chủ yếu là chấn thương mạch (74,4%) do tai nạn giao thông; phần lớn bệnh nhân là người trẻ đang ở độ tuổi lao động[1]. Theo tác giả nước ngoài khácthì tổn thương này chiếm 2,2% tổng số các cấp cứu do chấn thương, trong đó 1,6% ở người trường thành và 0,6% ở người dưới 18 tuổi [2]. Tỷ lệ chấn thương mạch máu chi dưới chiếm 80,8% chấn thương động mạch ngoại vi [3].
Hệ động mạch chi dưới liên quan đến chấn thương mạch máu thường bao gồm: động mạch chậu ngoài, đùi chung, đùi nông, đùi sâu, động mạch khoeo, thân chày mác,động mạch chày trước và chày sau [1],[2].
Cơ chế gây tổn thương mạch máu khá phức tạp và đa dạng, từ chấn thương gây đụng dập, giằng xé, xoắn vặn do gãy xương hay trật khớp chi [4].
Nguyên nhân hay gặp nhất là các tai nạn giao thông, tai nạn lao động,tai nạn sinh hoạt Các loại chấn thương này ngày càng gia tăng theo đà phát triển của xã hội [1],[5],[6]. Bệnh nhân bị tai nạn phần lớn đang trong độ tuổi lao động, nam giới chiếm ưu thế, nơi xảy ra tai nạn thường xa các trung tâm phẫu thuật mạch máu [6],[7]. Nhìn chung đối với các chấn thương động mạch chi, cần được chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời tổn thương mạch – tốt nhất là trong 6 giờ đầu sau khi bị thương, nhằm hạn chế các biến chứng, di chứng của thiếu máu chi không hồi phục như: mất chức năng chi, hoại tử – cắt cụt chi, thậm chí gây tử vong [2],[6].
Tuy nhiên ở Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau như: chẩn đoán chậm, sót thương tổn mạch trong xử trí ban đầu, người bệnh ở xa các trung tâm phẫu thuật tim mạch…; nên nghiên cứu gần đây vẫn cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch máu muộn sau bị thương 6 giờ chiếm 92,7-98,9%, và sau 24 giờ chiếm tới 21,3-29,5% [7],[8]. Khi thương tổn động mạch chi được chẩn đoán và xử trí muộn, đa số sẽ tiến triển dần dần thành thiếu máu chi không hồi phục một phần, rồi không hồi phục hoàn toàn – phải cắt cụt chi, thậm chí hoại tử chi gây nhiễm độc, suy thận và tử vong [1],[9].
Trên thực tế hiện nay tại tuyến cơ sở chúng tôi việc chẩn đoán và điều trị chấn thương động mạchnói chung và động mạchchi dưới nói riêng còn rất nhiều hạn chế, để sảy ra tình trạng chẩn đoán muộn, bỏ sót tổn thương dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Ý thức và hiểu rõ được việc chẩn đoán – xử trí ban đầu là vấn đề quan trọng và cần thiết ngay từ các tuyến cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và xác định các thương tổn giải phẫu bệnh động mạch chi dưới từ giai đoạn sớm, sẽ giúp cho người thầy thuốc có một thái độ xử trí phù hợp. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và thương tổn giải phẫu bệnh chấn thương động mạch chi dưới tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017 – 2019”,với 2 mục tiêu như sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng chấn thương động mạch chi dướitại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017 – 2019.
2. Nhận xét đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh trong mổ chấn thương động mạch chi dưới được phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017 – 2019.
MỤC LỤC Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và thương tổn giải phẫu bệnh chấn thương động mạch chi dưới tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017 – 2019
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử phẫu thuật chấn thương mạch máu trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Ở Việt Nam 4
1.2. Đặc điểm dịch tễ học chấn thương động mạch chi dưới. 5
1.2.1. Tần suất gặp thương tổn mạch máu chi 5
1.2.2. Đặc điểm tuổi – giới – nghề ngiệp 6
1.2.3. Đặc điểm nguyên nhân – cơ chế chấn thương mạch máu ngoại vi 6
1.2.4. Tình hình sơ cứu và điều trị thực thụ cho bệnh nhân chấn thương động mạch chi dưới. 7
1.3. Giải phẫu bệnh chấn thương động mạch chi dưới. 7
1.3.1. Đại thể 7
1.3.2. Vi thể 9
1.4. Giải phẫu ứng dụng hệ mạch chi dưới 10
1.4.1. Hệ động mạch chi dưới 10
1.4.2. Hệ tĩnh mạch chi dưới 14
1.5. Sinh lý bệnh chấn thương động mạch chi dưới 16
1.5.1. Cấu trúc của động mạch 16
1.5.2. Sinh lý bệnh chấn thương động mạch chi dưới 16
1.6. Các tổn thương phối hợp 18
1.6.1. Các tổn thương tại chỗ ngoài động mạch 18
1.6.2. Tổn thương phối hợp toàn thân 20
1.7. Đặc điểm chẩn đoán chấn thương động mạch chi dưới 20
1.7.1. Đặc điểm lâm sàng 20
1.7.2. Đặc điểm cận lâm sàng 21
1.8. Điều trị chấn thương động mạch chi dưới 24
1.8.1. Sơ cứu ban đầu 24
1.8.2. Điều trị phẫu thuật 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
2.4. Thiết kế nghiên cứu 29
2.4.1. Chọn mẫu 29
2.4.2. Biến số nghiên cứu 29
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 34
2.5. Xử lý số liệu 34
2.6. Đạo đức nghiên cứu 34
2.7. Sơ đồ nghiên cứu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng 36
3.1.1. Đặc điểm tuổi bệnh nhân 36
3.1.2. Đặc điểm giới 37
3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp 37
3.1.4. Đặc điểm địa dư 38
3.1.5. Nguyên nhân gây tai nạn 38
3.1.6. Cơ chế chấn thương động mạch 39
3.1.7. Tình trạng xử trí trước khi vào viện 39
3.1.8. Thời gian từ lúc tai nạn đến khi vào viện 40
3.1.9. Thời gian từ khi vào viện đến khi được mổ 40
3.1.10. Thời gian từ khi tai nạn đến khi được phầu thuật 41
3.1.11. Dấu hiệu lâm sàng khi vào viện 41
3.1.12. Tổn thương phối hợp tại chỗ 42
3.1.13. Thương tổn toàn thân phối hợp 42
3.1.14. Các thăm dò cận lâm sàng 43
3.2. Thương tổn trong mổ và phương pháp phẫu thuật 44
3.2.1. Thương tổn rách da trong mổ 44
3.2.2. Thương tổn dập nát phần mềm trong mổ 44
3.2.3. Vị trí động mạch tổn thương 45
3.2.4. Hình thái tổn thương động mạch trong mổ 45
3.2.5. Phương pháp phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch máu 46
3.2.6. Phẫu thuật mở cân kết hợp 46
Chương 4: BÀN LUẬN 47
4.1. Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng trước mổ 47
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học 47
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước mổ 53
4.2. Đặc điểm thương tổn trong mổ và phương pháp phẫu thuật 58
4.2.1. Mức độ thương tổn rách da, dập nát phần mềm trong mổ 58
4.2.2. Vị trí động mạch tổn thương 59
4.2.3. Hình thái tổn thương động mạch trong mổ 61
4.2.4. Phương pháp phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch 62
4.2.5. Phẫu thuật mở cân phối hợp trong mổ 64
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố theo độ tuổi bệnh nhân 36
Bảng 3.2 Đặc điểm địa dư 38
Bảng 3.3 Thời gian từ lúc tai nạn đến khi vào viện 40
Bảng 3.4 Thời gian từ khi bệnh nhân vào viện đến khi được mổ 40
Bảng 3.5 Thời gian từ khi bệnh nhân tai nạn đến khi được mổ 41
Bảng 3.6 Dấu hiệu lâm sàng khi vào viện 41
Bảng 3.7 Tổn thương phối hợp tại chỗ 42
Bảng 3.8 Tổn thương toàn thân phối hợp 42
Bảng 3.9 Thương rổn rách da trong mổ 44
Bảng 3.10 Thương tổn dập nát phần mềm trong mổ 44
Bảng 3.11 Vị trí động mạch tổn thương 45
Bảng 3.12 Hình thái tổn thương động mạch trong mổ 45
Bảng 3.13 Phương pháp phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch máu 46
Bảng 3.14 Phẫu thuật mở cân kết hợp 46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Giới tính 37
Biểu đồ 3.2 Nghề nghiệp 37
Biểu đồ 3.3 Nguyên nhân tai nạn 38
Biểu đồ 3.4 Cơ chế chấn thương động mạch 39
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ thể hiện tình trạng xử trí trước khi vào viện 39
Biểu đồ 3.6 Một số thăm dò cận lâm sàng 43
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các dạng thương tổn chấn thương động mạch 9
Hình 1.2 Sơ đồ các động mạch chi dưới 14
Hình 1.3 Hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới 15
Hình 1.4 Hình ảnh tắc động mạch chày sau kèm gãy 1/3 trên 2 xương cẳng chân trên phim chụp cắt lớp vi tính. 23
Hình 1.5 Một số đường vào động mạch chi dưới 25
Hình 4.1 Hình ảnh gãy đầu trên 2 xương cẳng chân trái 50
Hình 4.2 Một số thương tổn phối hợp 58
Hình 4.3 Hình ảnh tổn thương động mạch trên phim chụp cắt lớp vi tính 60
Hình 4.4 Hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương động mạch 62
Hình 4.5 Phẫu thuật điều trị chấn thương động mạch chi dưới 63
Hình 4.6 Phẫu thuật mở cân cẳng chân 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Ước, Chế Đình Nghĩa, Dương Đức Hùng và cộng sự (2007). Đánh giá tình hình cấp cứu vết thương – chấn thương mạch máu ngoại vi tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2004-2006. Tạp chí ngoại khoa, 4, 12-18.
2. Mavrogenis A.F, Panagopoulos G.N, Kokkalis Z.T và cộng sự (2016). Vascular Injury in Orthopedic Trauma. Orthopedics, 39(4), 249-259.
3. Tanga C, Franz R, Hill J và cộng sự (2018). Evaluation of Experience with Lower Extremity Arterial Injuries at an Urban Trauma Center. Int J Angiol, 27(1), 29-34.
4. Nguyễn Sinh Hiền và Lê Ngọc Thành (1999). Tổn thương mạch khoeo do chấn thương kín: những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, Báo cáo khoa học đại hội ngoại khoa Việt Nam lần thứ X, Hà Nội, 12-20.
5. Bùi Đức Phú và Bùi Minh Thành (2006). Kết quả điều trị ngoại khoa vết thương động mạch chi dưới, Hội Nghị ngoại khoa toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội, 78-96.
6. Nguyễn Sinh Hiền (1999). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị tổn thương mạch máu ngoại vi do gãy xương, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội
7. Nguyễn Văn Đại (2015). Đánh giá tình trạng phẫu thuật chấn thương vết thương mạch máu ngoại vi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 2010-2014, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Hải Thụy (2010). Đánh giá chẩn đoán và điều trị tổn thương động mạch ngoại vi trong chấn thương xương khớp tại Bệnh viện Việt Đức 2007-2010, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
9. Phạm Văn Chung (2015). Nghiên cứu đặc điểm chẩn đoán, kết quả phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch kết hợp mở cân trong chấn thương, vết thương động mạch chi dưới, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
10. Jame C.S (2004). The evolution of vascular surgery. Vascular surgery principle and practice, Third edition, 1-14.
11. DeBakey M.C và Simeone F.A (1946). Battle injuries of the arteries in World War II; an analysis of 2,471 cases. Ann Surg, 123, 534-579.
12. Hughes C.W (1958). Arterial repair during the Korean war. Ann Surg, 147(4), 555-561.
13. Schlickewei W, Kuner E.H, Mullaji A.B và cộng sự (1992). Upper and lower limb fractures with concomitant arterial injury. J Bone Joint Surg Br, 74(2), 181-188.
14. Katsamouris A.N, Steriopoulos N, Katonis P và cộng sự (1995). Limb arterial injuries associated with limb fractures: clinical presentation, assessment and management. Eur J Vasc Endovasc Surg, 9(1), 64-70.
15. Lương Tử Hải Thanh (1986). Một số nhận xét qua việc điều trị vết thương mạch máu thời bình tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
16. Hoàng Kỷ (1993). Góp phần chẩn đoán, theo dõi các bệnh mạch máu ngoại vi bằng siêu âm Doppler. Tóm tắt tập hợp nhiều công trình dùng cho bảo vệ tương đương học vị phó tiến sĩ khoa học, Trường Đại Học Y Hà Nội,
17. Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Hữu Ước, Nguyễn Văn Mão và cộng sự (2000). Sử dụng tĩnh mạch tự thân trong điều trị ngoại khoa thiếu máu nặng chi dưới mạn tính. Tạp chí ngoại khoa, 13(5), 19-25.
18. Phạm Quang Phúc và Nguyễn Hữu Ước (2002). Tìm hiểu sự khác biệt của hội chứng thiếu máu cấp tính giữa chi trên và chi dưới trong tổn thương mạch máu. Ngoại khoa, XLVIII (2), 41-50
19. Lê Ngọc Thành (2009). Mở cân và cắt cụt chi. Phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực những vấn đề thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 86-93.
20. Dương Đức Hùng (2010). Tổn thương mạch máu trong gãy xương. Cấp cứu ngoại khoa, Tập I, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 261-275.
21. Lê Minh Hoàng (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tổn thương động mạch lớn trong gãy xương, sai khớp chi dưới, Luận án tiến sỹ y học, Học Viện Quân Y.
22. Rich N.M, Baugh J.H và Hughes C.W (1970). Acute arterial injuries in Vietnam: 1,000 cases. Journal of Trauma-Injury, Infection, and Critical Care, 10(5), 359-369.
23. Snyder W.H, Lopez-Viego M.A, Valentine R.J và cộng sự (1992). Penetrating abdominal aortic trauma: a report of 129 cases. J Vasc Surg, 16(3), 332-335; discussion 335-336.
24. Nguyễn Thái Hoàng (2013). Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép đoạn mạch chi bằng tĩnh mạch hiển trong cấp cứu chấn thương, vết thương mạch máu, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
25. Nguyễn Hữu Ước và Phạm Hữu Lư (2013). Vết thương và chấn thương động mạch chi. Bài giảng Bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 269-279.
26. Nguyễn Hữu Ước (2002). Vết thương và chấn thương động mạch chi, . Bài giảng sau đại học Bệnh học và Điều trị học, Nhà xuất bản Y học, Trường đại học Y Hà Nội, 34 – 39.
27. Plissonnier D, Leschi J.P, Lestart J và cộng sự (1995). Traumatismes artériels: lésions anatomiques et conséquences physiopathologiques. Traumatismes artériels, AERCV, 29-34.
28. Trịnh Bình (2004). Hệ tuần hoàn. Mô học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 276-308.
29. Atteberry L.R, Dennis J.W, Russo-Alesi F và cộng sự (1996). Changing patterns of arterial injuries associated with fractures and dislocations. J Am Coll Surg, 183(4), 377-383.
30. Nguyễn Trần Quýnh (2006). Mạch máu của các chi. Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 113-132.
31. Đỗ Xuân Hợp (1976). Giải phẫu và thực dụng ngoại khoa chi trên-chi dưới. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 134-136.
32. Sin Sokomoth (2001). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng trong tổn thương động mạch khoeo do chấn thương, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
33. Netter Frank H (2001). Atlat giải phẫu người, Nguyễn Quang Quyền dịch. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
34. Lê Đình Hòe và Lê Trung Thọ (2005). Rối loạn tuần hoàn. Bài giảng giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 35-49.
35. Hafez H. M, Woolgar J và Robbs J.V (2001). Lower extremity arterial injury: Results of 550 cases and review of risk factors associated with limb loss. J Vasc Surg, 33(6), 1212-1219.
36. Đặng Hanh Đệ (2011). Bệnh lý mạch máu cơ bản, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam,
37. Ariyoshi H, Miyaso S, Aono Y và cộng sự (2001). Delayed presentation of superficial femoral artery injury: report of a case. Surgery today, 31(5), 471-473.
38. Blaisdell F.W (2002). The pathophysiology of skeletal muscle ischemia and the reperfusion syndrome a review. Cardiovascular surgery, 10(6), 620-630.
39. Dhage S, Burke C và Willett K. (2007). The effects of delay to reperfusion surgery on limb salvage and limb amputation rates following combined vascular and skeletal injury around the knee: A meta-analysis of 1574 cases. J.injury, 38, 106-107.
40. Salazar G.M và Walker T.G (2009). Evaluation and management of acute vascular trauma. Tech Vasc Interv Radiol, 12(2), 102-116.
41. Mubarak S.J và Alan R.H (1991). Acute lower leg compartment syndrome. Surgical clinics of North Auerica, 25(4), 218-220.
42. Oprel P.P, Eversdijk M.G, Vlot J và cộng sự (2010). The acute compartment syndrome of the lower leg: a difficult diagnosis? The open orthopaedics journal, 4, 115.
43. Mubarak S.J (1993). Compartment syndrome. Oprative orthopaedics, Vol.1, 378-396.
44. Hobson R.W và Rich N.M (1995). Traumatismes veineux des membres inférieurs. Traumatismes artériels, AERCV, 243-253.
45. Menetrey J và Peter R (1998). Syndrome de loge aigu de jambe post – traumatique, Revue de Chirurgie orthopédique, Masson, 272-280.
46. Steele H.L và Singh A (2012). Vascular injury after occult knee dislocation presenting as compartment syndrome. J Emerg Med, 42(3), 271-274.
47. Nguyễn Quang Long (2008). Hội chứng chèn ép khoang. Bách khoa thư bệnh học, 3, Nhà xuất bản giáo dục, 193-197.
48. Dương Đức Hùng (2005). Thương tổn mạch máu trong gãy xương. Phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 104-114.
49. Godfrey A.D, Hindi F, Ettles C và cộng sự (2017). Acute Thrombotic Occlusion of the Popliteal Artery following Knee Dislocation: A Case Report of Management, Local Unit Practice, and a Review of the Literature. Case Rep Surg, 2017, 5346457.
50. Zermatten P, Haller C và Chevalley F (2008). Late Recognized Vascular Injury after High-energy Fracture of the Proximal Tibia: a Pitfall to Know in Current Practice. Eur J Trauma Emerg Surg, 34(1), 91-94.
51. Lê Thế Trung (2008). Hội chứng khoang ngăn. Bách khoa thư bệnh học, 3, Nhà xuất bản giáo dục, 200-202.
52. Kelly S.P, Rambau G, Tennent D.J và cộng sự (2019). The Role of CT Angiography in Evaluating Lower Extremity Trauma: 157 Patient Case Series at a Military Treatment Facility. Military medicine, 1-4.
53. Bynoe R.P, Miles W.S, Bell R.M và cộng sự (1991). Noninvasive diagnosis of vascular trauma by duplex ultrasonography. J Vasc Surg, 14(3), 346-352.
54. Modrall J.G, Weaver F.A và Yellin A.E (1995). Diagnosic of vascular traumar. Ann Vasc Surg, 9(4), 415-421.
55. Chevalier J.M, Beck F, Duchemin J.F và cộng sự (1995). Traumatismes de l’artère poplitée. Traumatismes artériels, AERCV, 209-224.
56. Feugier P (2005). Traumatismes graves des membres inférieurs : Le point de vue du chirurgien vasculaire. Journée de Traumatologie, 1-20.
57. Foster B.R, Anderson S.W và Soto J.A (2011). Integration of 64-detector lower extremity CT angiography into whole-body trauma imaging: feasibility and early experience. Radiology, 261(3), 787-795.
58. Gilbert F, Schneemann C, Scholz C.J và cộng sự (2018). Clinical implications of fracture-associated vascular damage in extremity and pelvic trauma. BMC Musculoskelet Disord, 19(1), 404.
59. Aurshina A, Kibrik P, Eisenberg J và cộng sự (2018). Clinical outcomes of direct oral anticoagulants after lower extremity arterial procedures. Vascular, 26(2), 189-193.
60. Đặng Hanh Đệ (2005). Những điều cần biết khi phẫu thuật mạch máu. Cấp cứu ngoại khoa lồng ngực tim mạch, Nhà xuất bản y học, 51-55.
61. Đặng Hanh Đệ (2011). Phẫu thuật mạch máu nguyên tắc và kỹ thuật, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
62. Alessio G.V, Francesco O, Marco S và cộng sự (2015). Acute compartment syndrome. Ligaments and Tendons Journal, 5(1), 18-22.
63. Winkes M.B, Hoogeveen A.R và Scheltinga M.R (2014). Is surgery effective for deep posterior compartment syndrome of the leg? A systematic review. Br J Sports Med, 48(22), 1592-1598.
64. Lê Ngọc Thành (2004). Đại cương phẫu thuật mạch máu cấp cứu. Tạp chí ngoại khoa, 3, 38-48.
65. Helfet D. L, Howey T, Sanders R và cộng sự (1990). Limb salvage versus amputation. Preliminary results of the Mangled Extremity Severity Score. Clin Orthop Relat Res, (256), 80-86.
66. Alarhayem A.Q, Cohn S.M, Cantu N.O và cộng sự (2019). Impact of time to repair on outcomes in patients with lower extremity arterial injuries. J Vasc Surg, 69(5), 1519-1523.
67. Liang N.L, Alarcon L.H, Jeyabalan G và cộng sự (2016). Contemporary outcomes of civilian lower extremity arterial trauma. J Vasc Surg, 64(3), 731-736.
68. Bongard F.S, White G.H và Klein S.R (1989). Management strategy of complex extremity injuries. Am J Surg, 158(2), 151-155.
69. Gopinathan N.R, Santhanam S.S, Saibaba B và cộng sự (2017). Epidemiology of lower limb musculoskeletal trauma with associated vascular injuries in a tertiary care institute in India. Indian J Orthop, 51(2), 199-204.
70. Applebaum R, Yellin A.E, Weaver F.A và cộng sự (1990). Role of routine arteriography in blunt lower-extremity trauma. Am J Surg, 160(2), 221-224; discussion 224-225.
71. Chế Đình Nghĩa (2007). Nghiên cứu đặc điểm chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương động mạch chi dưới bằng ghép tĩnh mạch tự thân, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
72. Sriussadaporn S (1997). Arterial injuries of the lower extremity from blunt trauma. J Med Assoc Thai, 80(2), 121-129.
73. Woodward E.B, Clouse W.D, Eliason J.L và cộng sự (2008). Penetrating femoropopliteal injury during modern warfare: experience of the Balad Vascular Registry. J Vasc Surg, 47(6), 1259-1265.
74. Đoàn Quốc Hưng (2005). Vết thương mạch máu ngoại vi. Cấp cứu ngoại khoa Lồng ngực Tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 74-86.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com