Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

Luận án Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội.Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2000 toàn thế giới có 580 triệu người trên 60 tuổi và dự đoán đến năm 2020 thế giới sẽ có 1,21 tỷ người cao tuổi. Đó là sự bùng nổ chưa từng có về số người cao tuổi trên thếgiới [22], [23]. Sự gia tăng dân số già hiện nay có ở tất cả các nước phát triểnvà đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nổ dân số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các mặt xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế. Về phương diện dịch vụ y tế, sự thay đổi cơcấu dân số từ trẻ đến già làm thay đổi mô hình bệnh tật và sức khỏe đòi hỏi nhiều chuyển biến thích nghi trong tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như quản lý y tế. Các bệnh mạn tính không lây truyền và thoái triển sẽ nổi trội hàng đầu gây ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng làm việc, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của con người nói chung và tuổi già nói riêng [22], [48], [53].

Trong các bệnh mạn tính không lây truyền, sa sút trí tuệ là một rối loạn khá phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một chứng bệnh nặng đe dọa cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi; đồng thời cũng làgánh nặng với gia đình người bệnh, cộng đồng và xã hội. Tỷ lệ mắc ở người từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5 đến 10%; trên 80 tuổi là 20% và trên 90 tuổi có thể đến 47% [22], [23], [35], [43]. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều.Trung bình cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gấp đôi. Theo số liệu của châu Âu, nếu ở nhóm tuổi 60-64 tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ là 1%, thì ở nhóm 65-69 tuổi tỷ lệ này là 2%, nhóm 70-74 tuổi là 4%, nhóm 75-79 tuổi là 8%, nhóm 80-84 tuổi là 16%. Từ 85 tuổi trở lên, trung bình cứ ba người có một người mắc bệnh Alzheimer và ở độ tuổi từ 95 trở lên thì cứ hai người có một người mắc sa sút trí tuệ [75], [115]. Dưới góc độ kinh tế, đây cũng là một trong những bệnh chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng sau các13 bệnh tim mạch và ung thư. Chi phí hàng năm dành cho sa sút trí tuệ rất lớn[228]. Theo ước tính, tổng chi phí cho công tác chăm sóc sa sút trí tuệ tại
nước Anh là khoảng 6 tỷ bảng Anh mỗi năm bao gồm cả các dịch vụ sức khỏe và xã hội [35].
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ. Theo kết quả dự báo của nghiên cứu Delphi [101], toàn thế giới có 24,3 triệu người mắc sa sút trí tuệ; mỗi năm có thêm 4,6 triệu trường hợp mắc mới. Tại châu Á, các nghiên cứu dịch tễ học về sa sút trí tuệ của các nước trong khu vực cho thấy ở Hàn Quốc (1999) là 10,6%; ở Đài Loan (1994) là 3,7%; ở Malaixia (2005) là 14,4%; ở Inđônêxia (2006) là 70,9%; ở Philippin (2003) là 11,5%; ở Thái Lan (2003) là 11,4% [35].
Ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, nhờ những thành tựu phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và y tế nhiều chỉ số phát triển đã được cảithiện, đặc biệt tuổi thọ trung bình trong nửa thế kỷ qua đã tăng lên hai lần (năm 1945 là 32, đến năm 1999 là 67,8). Năm 1950 nước ta chỉ có 1,95 triệu người già (chiếm 6,5% dân số); năm 1979 có 3,7 triệu người trên 60 tuổi chiếm 7,06% tổng dân số. Trong 25 năm qua, không những số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng (4,6 triệu năm 1989, 6,2 triệu năm 1999 và 9,1 triệu năm 2004) mà tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên tương ứng là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo dự báo, trong 25 năm tới, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi lên tới 16% [41]. Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đang thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh thoái hoá, trong đó không còn nghi ngờ gì nữa, sa sút trí tuệ thật sự là thảm hoạ đối với người cao tuổi, không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bản thân người cao tuổi cũng như người nhà bệnh nhân.
Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng, đến nay mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu trên lâm sàng,14 chưa có các số liệu về dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Trong khi đó, các nhà chuyên môn hàng đầu về lão khoa nhận định rằng: Dưới góc độ kinh tế, sa sút trí tuệ cũng là một trong những bệnh chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng sau các bệnh tim – mạch và ung thư. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chỉ rõ để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, một trong các xu
hướng hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ với hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh [177]. Câu hỏi đặt ra là: (1) Tình hình mắc sa sút trí tuệ của người cao tuổi ở Hà Nội ra sao? (2) Các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ chủ yếu của người cao tuổi là những yếu tố nguy cơ nào? và (3) Trong số các yếu tố nguy cơ này có những yếu tố nào có thể cải biến và can thiệp dự phòng? Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại haiquận, huyện Hà Nội” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người
cao tuổi tại cộng đồng trên địa bàn Hà Nội

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của sa sút trí tuệ 4
1.2. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ trên thế giới 9
1.3. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ tại Việt Nam 11
1.4. Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ 13
1.5. Một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên
thế giới và ở Việt Nam
21
1.6. Một số mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên thế giới
và ở Việt Nam
25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Địa điểm nghiên cứu 34
2.3. Thời gian nghiên cứu 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 48
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1. Tỷ lệ người cao tuổi và đặc điểm của người cao tuổi tại hai 507
quận, huyện Hà Nội
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 54
3.3. Kết quả nghiên cứu bệnh – chứng xác định một số yếu tố nguy
cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
63
3.4. Mô hình hồi quy xác định các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ
ở người cao tuổi tại Hà Nội 72
Chương 4. BÀN LUẬN 74
4.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 74
4.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại
hai quận, huyện Hà Nội
78
4.3. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
tại hai quận, huyện Hà Nội
86
4.4. Đề xuất một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao
tuổi tại cộng đồng Hà Nội 100
4.5. Một số hạn chế của đề tài 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 –
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ

Leave a Comment