Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) trên người tại 3 tỉnh của Việt Nam

Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) trên người tại 3 tỉnh của Việt Nam

Luận án tiến sĩ y tế công cộng Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) trên người tại 3 tỉnh của Việt Nam.Bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh của động vật truyền sang người với các thể lâm sàng đa dạng từ nhiễm khuẩn thể ẩn, thể nhẹ không có vàng da hoặc không có biểu hiện viêm màng não đến thể lâm sàng cấp tính điển hình, vàng da nặng gọi là hội chứng Weil có thể tử vong[5]. Tác nhân gây bệnh là Leptospira thuộc bộ Spirochaetales và họ Leptospiraceae [5].
Bệnh xoắn khuẩn vàng da là một vấn đề y tế công cộng toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da trên toàn thế giới hàng năm là 14,77 trên 100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 0,84 trên 100.000 dân, tương đương với 1,03 triệu người bệnh (95%CI: 434.000 – 1.750.000) và 58.900 ca tử vong (95%CI: 23.800 – 95.900) do bệnh xoắn khuẩn vàng da trên toàn thế giới hàng năm [37]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu huyết thanh học tại cộng đồng cho thấy từ 7,8% đến 82,3% đối tượng nghiên cứu có kháng thể kháng xoắn khuẩn vàng da [116]. Nghiên cứu ở bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân cho thấy tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn vàng da lên tới hơn 20% [7].


Theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT, bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh trong danh mục 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội [3]. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm được Quốc hội thông qua năm 2007 quy định bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh thuộc nhóm B (ICD-10 A27 – Leptospirosis). Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong [5]. Mặc dù là bệnh nằm trong hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm quốc gia, tuy nhiên số liệu của bệnh xoắn khuẩn vàng da trong các báo cáo còn rất hạn chế. Số liệu từ niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm cho thấy, trong giai đoạn 2002-2011, nước ta ghi nhận có 369 người bệnh và không có trường hợp nào tử vong do xoắn khuẩn vàng da. Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm trong những năm gần đây cũng cho thấy hàng năm có rất ít ca nhiễm xoắn khuẩn vàng da được báo cáo [4].
Một số nghiên cứu ở nước ta đã được tiến hành trong những năm gần đây với nhằm đánh giá tỷ lệ lưu hành huyết thanh hoặc tỷ lệ kháng thể xoắn khuẩn vàng da. Các nghiên cứu này chỉ được tiến hành với cỡ mẫu nhỏ trên một địa bàn cụ thể [12, 117]. Bên cạnh đó các nghiên cứu thường tập trung khảo sát huyết thanh học, phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn vàng da trong cộng đồng mà ít đề cập đến xác định tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn vàng da, các biến thể xoắn khuẩn vàng da lưu hành và các yếu tố nguy cơ tới bệnh này trên người bệnh, đặc biệt ở bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [48]. Giải quyết được vấn đề xác định yếu tố nguy cơ sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp hiệu quả trong dự phòng bệnh. Dựa trên quá trình lây truyền bệnh xoắn khuẩn vàng da, các yếu tố nguy cơ của bệnh có thể được phân thành ba nhóm gồm các yếu tố thuộc về con người, yếu tố động vật và các yếu tố môi trường.
Câu hỏi đặt ra là tỷ lệ hiện nhiễm, các biến thể xoắn khuẩn lưu hành và các yếu tố nguy cơ của bệnh xoắn khuẩn vàng da ở một số khu vực khác nhau ở nước ta như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) trên người tại 3 tỉnh của Việt Nam” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh xoắn khuẩn vàng da, ở người đến khám, điều trị tại một số bệnh viện tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ,
2018-2019.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người tại tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 3
1.1. Khái quát chung về bệnh xoắn khuẩn vàng da……………………………….. 3
1.2. Dịch tễ học bệnh xoắn khuẩn vàng da ……………………………………………. 9
1.3. Các phương pháp xét nghiệm xoắn khuẩn……………………………………. 21
1.4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh xoắn khuẩn vàng da………………………… 26
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu…………………………………………………………. 32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 33
2.1 Mục tiêu 1: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh xoắn khuẩn vàng da,
ở người đến khám, điều trị tại một số bệnh viện tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh
Cần Thơ, 2018-2019. ………………………………………………………………………….. 33
2.1.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………….. 33
Nghiên cứu mô tả cắt ngang………………………………………………………………. 33
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………. 33
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………. 36
2.1.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………….. 37
2.1.5 Phương pháp và công cụ thu thập thông tin…………………………………. 37
2.1.6. Xét nghiệm chẩn đoán tình trạng hiện nhiễm xoắn khuẩn vàng da … 39
2.2 Mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố nguy cơ đến bệnh xoắn khuẩn vàng
da tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ…………………………………………………. 40
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………….. 40
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………. 40
2.2.3 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………….. 41
2.2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ………………………………………………………… 41
2.2.5 Phương pháp và công cụ thu thập thông tin…………………………………. 42
2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu ………………………………………………………. 44
2.3.1 Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………….. 44
2.3.2 Các chỉ số nghiên cứu ………………………………………………………………. 46
2.4 Sai số và các biện pháp hạn chế sai số……………………………………………. 47
2.4.1 Tập huấn thu thập thông tin……………………………………………………….. 47
2.4.2 Giám sát thu thập số liệu …………………………………………………………… 48
2.5 Quản lý và phân tích số liệu………………………………………………………….. 48
2.5.1 Quản lý số liệu…………………………………………………………………………. 48iv
2.5.2 Phân tích số liệu ………………………………………………………………………. 48
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………. 49
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ……………………………………………………………………….. 51
3.1 Một số đặc điểm dịch tễ bệnh xoắn khuẩn vàng da ở người đến khám,
điều trị tại một số bệnh viện tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ, 2018-2019.
………………………………………………………………………………………………………….. 51
3.1.1 Thông tin của đối tượng nghiên cứu …………………………………………… 51
3.1.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh xoắn khuẩn vàng da ở người tại tỉnh Thái
Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ, 2018-2019. …………………………………………………. 54
3.3 Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người tại tỉnh
Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ…………………………………………………………….. 66
3.3.1 Các yếu tố liên quan tới nghề nghiệp, hành vi cá nhân của đối tượng
nghiên cứu ………………………………………………………………………………………. 66
3.3.3 Các yếu tố liên quan tới nguồn nước, cống rãnh và môi trường sống 72
3.3.4 Các yếu tố liên quan tới động vật……………………………………………….. 76
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………….. 79
4.1 Một số đặc điểm dịch tễ bệnh xoắn khuẩn vàng da ở người đến khám,
điều trị tại một số bệnh viện tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ, 2018-2019.
………………………………………………………………………………………………………….. 79
4.2 Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người tại tỉnh
Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ…………………………………………………………….. 89
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 104
5.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh xoắn khuẩn vàng da ở người đến khám,
điều trị tại một số bệnh viện tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ, 2018-2019.
………………………………………………………………………………………………………… 104
5.2. Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người tại
tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ……………………………………………………. 105
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ước tính số mắc và số tử vong hàng năm do bệnh xoắn khuẩn vàng da
trên toàn thế giới…………………………………………………………………………………….. 10
Bảng 1.2: Ước tính tỷ lệ mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da theo nhóm tuổi và giới
(/100.000 dân) ……………………………………………………………………………………….. 11
Bảng 1.3: Tình hình mắc xoắn khuẩn vàng da tại Châu Á Thái Bình Dương năm
2009……………………………………………………………………………………………………… 15
Bảng 1.4: Các nghiên cứu về xoắn khuẩn vàng da tại cộng đồng ở Việt Nam .. 19
Bảng 2.1. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………… 35
Bảng 2 2: Một số biến số nghiên cứu chính……………………………………………….. 44
Bảng 3. 1: Số ca bệnh được tuyển chọn tại các bệnh viện……………………………. 52
Bảng 3. 2: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu được tuyển chọn
theo tỉnh (n=3815)………………………………………………………………………………….. 53
Bảng 3. 3 Tỷ lệ và các biến thể huyết thanh xoắn khuẩn vàng da lưu hành ở
người tại 3 tỉnh (n = 222) ………………………………………………………………………. 62
Bảng 3. 4: Tỷ lệ các biến thể huyết thanh theo hiệu giá kháng thể (n=222) 64
Bảng 3. 5: Đặc điểm chung của đối tượng trong nghiên cứu bệnh – chứng……. 66
Bảng 3. 6: Mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và mắc bệnh xoắn khuẩn vàng
da ở người (n=504)…………………………………………………………………………………. 67
Bảng 3. 7: Mối liên quan giữa một số yếu tố hành vi vệ sinh tới bệnh xoắn
khuẩn vàng da………………………………………………………………………………………… 68
Bảng 3. 8: Mối liên quan giữa một số yếu tố hoạt động thể lực và ăn uống tới
bệnh xoắn khuẩn vàng da………………………………………………………………………… 70
Bảng 3. 9: Mô hình hồi quy logistic có điều kiện đa biến các yếu tố liên quan tới
nghề nghiệp, hành vi cá nhân với bệnh xoắn khuẩn vàng da………………………… 71
Bảng 3. 10: Mối liên quan giữa nguồn nước tới bệnh xoắn khuẩn vàng da ……. 72vii
Bảng 3. 11: Mối liên quan giữa loại nhà vệ sinh đang sử dụng tới bệnh xoắn
khuẩn vàng da ………………………………………………………………………………………. 73
Bảng 3. 12: Mối liên quan giữa tình trạng hệ thống cống rãnh và hành vi xử lý
rác thải của gia đình tới bệnh xoắn khuẩn vàng da…………………………………… 74
Bảng 3. 13: Mô hình hồi quy logistic có điều kiện đa biến các yếu tố liên quan
tới nguồn nước, cống rãnh và môi trường sống với tình bệnh xoắn khuẩn vàng
da …………………………………………………………………………………………………………. 75
Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa tình trạng chăn nuôi của gia đình tới …………… 76
Bảng 3. 15: Mối liên quan giữa các tình trạng xuất hiện chuột tại nhà hoặc gần
khu vực sinh sống tới bệnh xoắn khuẩn vàng da ………………………………………… 77
Bảng 3. 16: Mô hình phân tích hồi quy logistic có điều kiện đa biến các yếu tố
liên quan tới động vật và tình bệnh xoắn khuẩn vàng da……………………………… 78viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các nguồn lây của bệnh xoắn khuẩn vàng da……………………………….. 6
Sơ đồ 1. 2. Đặc điểm hai pha của nhiễm Leptospira và các xét nghiệm liên
quan theo từng giai đoạn bệnh………………………………………………………………… 8
Sơ đồ 1. 3: Khung lý thuyết nghiên cứu ……………………………………………………. 32
Sơ đồ 2. 1: Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………… 35
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ các xét nghiệm chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm…………. 37
Sơ đồ 2.3: Quy trình xác định ca bệnh và ca chứng ……………………………………. 43
Sơ đồ 3. 1: Kết quả xét nghiệm xác định nhiễm xoắn khuẩn vàng da tại 3 tỉnh 51
Sơ đồ 3. 2: Kết quả các xét nghiệm xoắn khuẩn vàng da trong nghiên cứu
(n=3815) ……………………………………………………………………………………………….. 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn vàng da ở các ca bệnh nghi ngờ tại 3 tỉnh
(n=3815) ……………………………………………………………………………………………….. 54
Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ nhiễm xoắn khuẩn vàng da ở bệnh nhân nghi nhiễm theo giới
tính (n=3815)…………………………………………………………………………………………. 55
Biểu đồ 3. 3: Phân bố triệu chứng lâm sàng ở ca bệnh xoắn khuẩn vàng da tại 3
tỉnh (n=316)…………………………………………………………………………………………… 56
Biểu đồ 3. 4: Phân bố ca bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da theo nhóm tuổi
(n=316) …………………………………………………………………………………………………. 57
Biểu đồ 3. 5: Phân bố ca bệnh hiện nhiễm xoắn khuẩn vàng da theo trình độ học
vấn (n=316) …………………………………………………………………………………………… 57
Biểu đồ 3. 6: Phân bố ca bệnh hiện nhiễm xoắn khuẩn vàng da theo nghề nghiệp
(n=316) …………………………………………………………………………………………………. 58
Biểu đồ 3. 7: Phân bố người bệnh xoắn khuẩn vàng da theo tháng (n=316)…… 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Tuấn Anh (2008), Bệnh học truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Học viện quân Y.
2. Bộ Y tế (2015), Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm năm 2014, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2016), “Thông tư số 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội”.
4. Bộ Y tế (2018), Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm năm 2017, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Cục Y tế dự phòng (2016), Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirosis), Hà Nội, truy cập 15 tháng 5-2019, https://vncdc.gov.vn/benh-xoankhuan-vang-da-nd14522.html.
6. Hoàng Thị Thu Hà và Đặng Đức Anh (2004), “Tình hình nhiễm Leptospira tại Thanh Hóa và một số yếu tố nguy cơ”, Tạp chí Y học dự phòng, 2+3(66), tr. 32-36.
7. Hoàng Thị Thu Hà và Nguyễn Thái Sơn (2016), “Tỷ lệ Leptopsira trên
bệnh nhân sốt chưa rõ nguyên nhân tại bệnh viện quân đội 103, Hà Nội,
Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, 5(178), tr. 51-57.
8. Lý Thị Liên Khai (2012), “Điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn Leptospira
trên đàn bò sữa, chó và chuột tại Công ty cổ phần Thủy sản sông Hậu”,
Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ, 2012(21b), tr. 87-96.
9. Hoàng Mạnh Lâm, Đậu Ngọc Hảo và Đào Xuân Vinh (2001), “Tình hình
nhiễm Leptospira nghề nghiệp của người ở Đắk Lắk”, Tạp chí Y học thực
hành, 12, tr. 19-21.10. Nguyễn Hồng Linh (2017), “Về vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia
đình”, Thông tin khoa học xã hội, 4, tr. 31-38.
11. Hoàng Kim Loan, Đậu Thị Việt Liên, Vũ Thị Quê Hương và cs. (2013),
“Leptospira: 10 năm (2004 – 2013) khảo sát tình hình nhiễm trên người
và động vật gặm nhấm ở miền nam Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng,
10(146), tr. 41-46.
12. Công Ngọc Long (2014), Tỷ lệ lưu hành leptospira ở người và các yếu
tố liên quan trên địa bàn hai huyện Yên Định và Như Thanh, Thanh Hóa
năm 2013, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
13. Lê Thị Phương Mai (2021), Xoắn khuẩn vàng da: Dịch tễ, Lâm sàng và
Chẩn đoán, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. Hoàng Văn Minh và Lưu Ngọc Hoạt (2020), Phương pháp chọn mẫu và
tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu sức khỏe, Trường Đại học Y tế công
cộng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Bé Mười (2011), “Tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại
thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ, 2011(17a),
tr. 141-145.
16. Nguyễn Thị Bé Mười và Hồ Thị Việt Thu (2016), “Khảo sát tỷ lệ nhiễm
Leptospira trên chuột (Rattus novergicus và Rattus rattus) tại tỉnh Kiên
Giang”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2016(2), tr. 95-98.
17. Nguyễn Thị Bé Mười, Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Châu Nguyệt Anh
(2016), “Sự lưu hành của Leptospira trên chó tại tỉnh An Giang”, Tạp chí
Khoa học – Đại học Cần Thơ, 2016(2), pp. 91-94.
18. Ngũ Duy Nghĩa, Ngô Huy Tú, Phạm Thị Cẩm Hà, et al. (2017), “Tỷ lệ
lưu hành bệnh Leptospira và một số yếu tố liên quan tại huyện Thanh Trì
thành phố Hà Nội năm 2015″, Tạp chí Y học dự phòng, 27(8), tr. 565-
571.19. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hoàng Thị Thu Hà, Lê Thị Tài và cs. (2015),
“Đặc điểm một số yếu tố khí hậu tại Việt Nam giai đoạn 2002-2011 và
mối liên quan với bệnh xoắn khuẩn Leptospira”, Tạp chí Y học dự phòng,
6(166), tr. 387-394.
20. Võ Thành Thìn, Đào Duy Hưng, Đặng Văn Tuấn và cs. (2012), “Tình
hình nhiễm Leptospira trên lợn nái tại Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Thú y, 19(5), tr. 55-59.
21. Cao Thị Bảo Vân, Đặng Trịnh Minh Anh, Nguyễn Thị Hạnh Lan và cs.
(2017), “Xác định tỉ lệ nhiễm Leptospira và các nhóm huyết thanh lưu
hành trên người và heo tại khu vực phía nam”, Tạp chí Y học dự phòng,
27(1), tr. 167-173.
22. Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hoàng Thị Thu Hà và cs.
(2015), “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh xoắn trùng Leptospira tại Việt
Nam giai đoạn 2002-2011″, Tạp chí Y học dự phòng, 6(166), tr. 358-365

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment