Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em tại BV bệnh nhiệt đới TW
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em tại BV bệnh nhiệt đới TW trong năm 2014/ Nguyễn Hữu Hồng Quân.Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên [1], [2], [3]. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt, phát ban, viêm kết mạc mắt và viêm long đường hô hấp. Bệnh sởi lây truyền nhanh qua đường hô hấp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các quốc gia đang phát triển.
Bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông – xuân, hay gặp ở trẻ em từ 1 đến 5 tuổi. Sau khi mắc sởi, khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể thường giảm sút dẫn đến các biến chứng và có thể tử vong [2]. Biến chứng thường gặp của bệnh sởi bao gồm viêm phổi (6%), tiêu chảy (8%), viêm tai giữa (6%) và viêm não rất hiếm gặp với tỷ lệ 0.1% [4]. Mặc dù vắc xin sởi an toàn và hiệu quả đã được sử dụng trên thế giới từ năm 1963 nhưng tỷ lệ trẻ tử vong do sởi vẫn còn ở mức cao [5]. Theo WHO, năm 2012 ước tính trên thế giới có 122.000 ca tử vong do sởi tương đương 330 ca tử vong mỗi ngày, 14 ca tử vong mỗi giờ, chủ yếu là trẻ em [6].
Ở Việt Nam, kể từ năm 1985, sau khi vắc xin sởi được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho trẻ 9 tháng tuổi thì tình hình mắc sởi và tử vong do các biến chứng của sởi đã giảm đi rõ rệt. Theo thống kê của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương nếu so sánh tỷ lệ mắc trên 100.000 dân thì năm 1996 tỷ lệ mắc sởi giảm 22 lần so với năm 1984 (trước khi có chương trình tiêm chủng) [2]. Sau một thời gian, bệnh sởi vẫn xuất hiện tản phát, chủ yếu ở trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc chưa có miễn dịch đầy đủ với sởi. Nếu như số ca mắc sởi tăng lên đột biến vào năm 2008, 2009 thì trong 2 tháng đầu năm 2014 có trên 2500 ca nghi mắc, trong đó có trên 890 ca được chẩn đoán xác định là bệnh sởi [7], [8]. Riêng đầu năm 2014, tại Khoa Nhi – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương có khoảng trên 200 bệnh nhân đến khám và nhập viện với nhiều biến chứng nặng và biểu hiện lâm sàng đa dạng.
Để góp phần tìm hiểu về bệnh sởi trong đợt dịch 2014 này, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em được điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương trong năm 2014.
– Tỷ lệ biến chứng là 46,3%, trong đó viêm phổi (chiếm tỷ lệ 45,8%), tiêu chảy (chiếm tỷ lệ 32,3%), viêm não (chiếm tỷ lệ 0,4%).
– Nhóm dưới 5 tuổi hay có viêm phổi nặng gây suy hô hấp.
– Thời gian nằm viện điều trị trung bình là 6,8 ± 3,6 ngày.
2.2 Các dấu hiệu cận lâm sàng:
– Biến đổi Hemoglobin:
+ Đa số trẻ có nồng độ hemoglobin bình thường (72,1%)
+ Có 25,4 % trẻ thiếu máu nhẹ
+ Ở nhóm có biến chứng thì lượng Hemoglobin ở nhóm có biến chứng thấp hơn(114,5±13,9 g/l ) so với lượng Hemoglobin ở nhóm không biến chứng (123,9±14,7 g/l ).
– Số lượng bạch cầu trung bình khi nhập viện là 7,8±3,3 G/l. Số tế bào bạch cầu trung bình ở nhóm có biến chứng là 8,7±3,3 g/l cao hơn hẳn so với số lượng bạch cầu ở nhóm không có biến chứng là 7,1±3,1 g/l.
– Hình ảnh tổn thương nhu mô trên Xquang chiếm tỷ lệ là 45,8%.
– Biến đổi CRP:
+ 45,3% số trẻ mắc sởi có CRP nằm trong khoảng 6-30mg/l.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em tại BV bệnh nhiệt đới TW trong năm 2014
1. Hungerford D, Cleary P. Ghebrehewet S, et al. (2014). Risk factors for transmission of measles during an outbreak: matched case – control.Journal of hospital infection, 138-143.
2. Bộ Y Tế, Bài giảng bệnh truyền nhiễm. (2011). Bệnh sởi.Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Nguyễn Mạnh Hồng. (2008). Bệnh học Sởi. Nhà Xuất Bản Y Học. Hà Nội.
4. Atkinson WA, Orentein WA, Krugman S, et al. (1992). The resurgence of Measles in the United States, 1989-1990. Annual review of Medicine, 43.
5. Martin O Ota, William J M, Dianne E G, et al. (2005). Emerging disease: Measles. Journal of neurology, 11.
6. Bernadette O R, Michael J C, William W H, et al. (2014). Seroepidemiology and phylogenetic characterisation of measles virus in Ireland, 2004-2013. Journal of clinical virology.
7. Trần Như Dương, Phạm Quang Thái, Nguyễn Thu Yến. (2009). Xu hướng các vụ dịch sởi tại miền Bắc 2008- 2009. Báo cáo khoa học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương.
8. Vũ Đình Thiểm và cộng sự. (2013-2014). Bệnh sởi 2013-2014 và những vấn đề quan tâm. Tạp chí y học dự phòng, 2.
9. Francis L. (1996). Mealsles Endemicity in Insular Populations: Critical Community Size and Its Evolutionary Implication. Jounral of theoretical biology, 11, 207-211.
10. Phạm Thị Hằng (2009), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sởi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương từ 12/2008 đến 3/2009, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
11. Lê Thị Tiệp. (1989). Góp phần tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi và đánh giá kết quả giảm tỷ lệ bệnh của vắc xin sởi sống đông khô tại quận Ba Đình- Hà Nội. Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
12. Hummel KB, E. D. (1992). Expression of the protein gene of measles virus and utility of the reambinant protein in diagnostic enzyme immunoassays. Journal Clin Microbiol, 30.
13. Rey M. (1984). Measles – present Aspects of a disease under suspended sentence. Concours Médecine, 22.
14. Sudfeld CR, Navar AM, Halsey NA. (2010).Effectiveness of measles vaccination and vitamin A treatment. Int JEpidemiol. 39(1):48-55.
15. Waku-Kouomou D, Freymuth F, du Châtelet IP, et al (2010).Co- circulation of multiple measles virus genotypes during an epidemic in France in 2008. JMed Virol. 82(6):1033-43.
16. Feachem RG, Koblinski MA. (1983). Interventions for the control of diarhoeal diseases among young children: measles immunization. Bull World Health Organization, 61.
17. Phạm Khuê. (1997). Bệnh sởi. Tạp chí y học Việt Nam , 1.
18. Jennifer R S. (2002). A review of measles virus. Dermatologic clinics, 20.
19. Bộ Y Tế. (2005). Báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị số 17/2001/CT-TTg ngày 20/07/2001 về việc triển khai chiến dịch quốc gia tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ em từ 9 tháng đến 10 tuổi và đánh giá việc thực hiện mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2010. Hà Nội.
20. David Elliman, Nitu Sengupta. (2005). Measles. Current Opinion in Infectious Diseases, 18.
21. Robert T P, Neal A H. (2004). The clinical significane of measles: A review. The Journal of Infectious Diseases, 189.
22. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn . (2005). Bệnh sởi. Bệnh học truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Alexis G, Rémi W B . (2003). Fulminating Adult-Onset Subacute Sclerosing Panencephalitis in a 49-Year-Old Man. Archives of neurology, 60.
24. Jean S C, Cyril H, Rene R, et al. (2011). “Measles in pregnancy in Lyon France 2011”. International Journal of Gynecology and Obstetrics.
25. Lê Huy Chính(2007), Vi Sinh Y Học, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
26. Bộ Y Tế. (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Quyết định số 1327/QĐ-BYT.
27. Loukides S. (1999). Bacterial pneumonia as a suprainfection in young adults with measles. European Respiratory Journal, 13.
28. Dao B, Koalaga AP, Ki Zerbo G, et al. (1997). Rougeole et grossesse. Journal de Gynécologie Obstérique et Biologie de la Reproduction, 26.
29. Helfand RF, Heath JL, Anderson LJ, et al. (1997). diagnosis of measles with an IgM capture EIA: the optimal timing of specimen collection after rash onset. Journal of infectious diseases, 9.
30. Nguyễn Văn Hiếu và cộng sự. (2000). Kết quả triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi mũi 2 cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi tại Hải Phòng năm 1999. Tạp chíy học Việt Nam, 3.
31. Nguyễn Trần Hiển. (2009). Measles Epidemic in Vietnam, 2008- 2009. Báo cáo khoa học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương.
32. Nguyễn Văn Kính, Tạ Thị Diệu Ngân, Nguyễn Thị Liên Hà và cộng sự. (2009). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số ca sởi người lớn đầu vụ dịch tại Viện Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia. Tạp chí y học thực hành, 3,11-14.
33. Nguyễn Công Khanh(2015), Hướng dẫn, Chẩn đoán, Điều trị Bệnh Trẻ em, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 374.
34. Monfort L, Muñoz D, Trenchs V, et al. (2010). Measles outbreak in Barcelona. Clinical and epidemiological characteristics. Enferm Infecc Microbiol Clin.
35. Trịnh Công Điển, Đỗ Tuấn Anh, Trịnh Hữu Nghĩa và cộng sự. (2014). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sởi người lớn điều trị tại Bệnh viện Quân Y 103 năm 2014. Tạp
chíy-dược học quân sự, 8.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử về bệnh sởi 3
1.2. Căn nguyên gây bệnh 4
1.2.1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo hóa học 4
1.2.2. Sức đề kháng đối với các tác nhân vật lý – hóa học 5
1.2.3. Sự nhân lên của vi rút 5
1.3. Sinh bệnh học 6
1.4. Dịch tễ học bệnh sởi 7
1.4.1. Trước khi có vắc xin sởi 7
1.4.2. Sau khi có vắc xin sởi 8
1.5. Triệu chứng lâm sàng 8
1.5.1. Lâm sàng thể điển hình 8
1.5.2. Các thể lâm sàng 10
1.6. Cận lâm sàng 11
1.6.1. Các xét nghiệm xác định căn nguyên 11
1.7. Biến chứng 12
1.8. Chẩn đoán xác định 12
1.8.1. Chẩn đoán xác định 12
1.8.2. Chẩn đoán phân biệt 13
1.9. Điều trị 13
1.9.1. Nguyên tắc điều trị 14
1.9.2. Điều trị hỗ trợ 14
1.9.3. Điều trị các biến chứng: nếu có 14
1.10. Phòng bệnh 14
1.10.1. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin 14
1.10.2. Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân 14
1.10.3. Phòng lây nhiễm trong bệnh viện 14
1.11. Các nghiên cứu về bệnh sởi trên thế giới và tại Việt Nam 14
1.11.1. Trên thế giới 15
1.11.2. Tại Việt Nam 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 17
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 17
2.2.3. Các biến số nghiên cứu 17
2.2.4. Các tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu 18
2.2.5. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 19
2.3. Thu thập và xử lý số liệu 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đặc điểm dịch tễ học của nhóm nghiên cứu 21
3.1.1. Tuổi mắc bệnh 21
3.1.2. Giới mắc bệnh 22
3.1.3. Nơi sinh sống 22
3.1.4. Tiền sử tiêm chủng phòng sởi 22
3.1.5. Liên quan giữa tình trạng tiêm phòng và nhóm tuổi 23
3.1.6. Dịch tễ tiếp xúc với người bị sốt phát ban 23
3.1.7. Tiền sử bệnh tật mắc phải 24
3.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em 25
3.2.1. Thời gian bị bệnh trung bình khi nhập viện 25
3.2.2. Các triệu chứng lâm sàng 25
3.2.3. Đặc điểm của triệu chứng sốt 26
3.2.4. Biểu hiện phát ban 27
3.3. Các biến chứng của bệnh sởi 29
3.3.1. Các biến chứng hay gặp 29
3.3.2. Tình trạng viêm đường hô hấp dưới 29
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em 30
3.4.1. Những biến đổi về công thức máu 30
3.4.2. Kết quả xét nghiệm CRP 31
3.4.3. Tổn thương trên phim chụp phổi thẳng 31
3.5. Mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ và biến chứng của bệnh … 32
3.5.1. Một số yếu tố nguy cơ về dịch tễ liên quan với biến chứng sau sởi 32
3.5.2. Liên quan giữa thời gian sốt và biến chứng sau sởi 33
3.5.3. Liên quan giữa đặc điểm của ban sởi, thứ tự mọc ban và biến chứng.. 33
3.5.4. Mối liên quan giữa cận lâm sàng và biến chứng của bệnh 34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 35
4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh sởi trẻ em 35
4.1.1. Về lứa tuổi mắc sởi 35
4.1.2. Về đặc điểm giới tính 35
4.1.3. Về mặt địa dư 36
4.1.4. Về tiêm chủng phòng sởi và liên quan giữa tình trạng tiêm phòng và
nhóm tuổi 36
4.1.5. Về dịch tễ tiếp xúc với người phát ban 37
4.1.6. Về tiền sử bệnh tật 37
4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh sởi trẻ em 38
4.3. Các biến chứng của bệnh sởi 39
4.4. Về xét nghiệm cận lâm sàng 41
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC