Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 5/2018 đến tháng 10/2019
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 5/2018 đến tháng 10/2019
Hoàng Thị Hậu, Nguyễn Vũ Trung, Lê Thị Hội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Rickettsia là căn nguyên gây bệnh Rickettsioses – một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây dịch, lây truyền qua động vật chân đốt (ve, mò, bọ chét, chấy, rận). Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng không đặc hiệu phụ thuộc vào từng loài Rickettsia nên dễ bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn trong chẩn đoán. Rickettsia là các thành viên thuộc hai chi Rickettsia và Orientia của họ Rickettsiaceae. Chẩn đoán xác định Rickettsia hiện nay chủ yếu dựa vào kỹ thuật huyết thanh học và PCR. Các nghiên cứu về bệnh do Rickettsia đã được tiến hành tại Việt Nam tuy nhiên còn tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Do vậy, chúngtôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm Rickettsia tại một số bệnh viện khu vực đồng bằng sông Cửu Long và mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Realtime PCR với cặp mồi đặc hiệu và thu được kết quả như sau: trong 131 bệnh nhân sốt cấp tính có 38 trường hợp nhiễm Rickettsia (29,01%). Trong đó 35/131 (26,72%) bệnh nhân nhiễm sốt mò, 1/131 (0,76%) bệnh nhân nhiễm sốt phát ban do bọ chét chuột truyền, và số bệnh nhân nhiễm sốt dịch tễ là 2/131 (1,52%). Nhiễm Rickettsia gặp ở nữ nhiều hơn nam (55,3% và 44,7%), đa số bệnh nhân sống ở vùng nông thôn (73,7%), nghề nghiệp hay gặp là nông dân (47,4%), bệnh thường gặp vào tháng 7, 8 trong năm. Triệu chứng cơ năng thường gặp sốt (100%), đau đầu (97,4%), vết loét – eschar (84,2%), đau cơ (63,2%)…
Rickettsia là trực khuẩn Gr (-), kích thước nhỏ, ký sinh nội bào bắt buộc, thuộc họ Rickettsiaceae. Đây là căn nguyên gây bệnh Rickettsioses – một bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây dịch, lây truyền qua động vật chân đốt (ve, mò, bọ chét, chấy, rận). Họ Rickettsiaceae gồm hai chi: Rickettsia và Orientia và được chia thành 3 nhóm chính: nhóm gây bệnh sốt phát ban dịch tễ (Typhus Group – TG) gồm R. prowazeki (gây bệnh sốt phát ban do chấy, rận) và R. typhi (gây bệnh sốt phát ban do bọ chét chuột truyền); nhóm gây bệnh sốt phát ban (Spotted Fever Group – SFG) gồm hơn 20 loài Rickettsia khác nhau; nhóm gây bệnh sốt mò (Scrub Typhus Group – STG) gồm O. tsutsugamushi và O.chuto.2Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng nhưng không điển hình, phụ thuộc vào loài Rickettsia, tổn thương có thể gặp ở nhiều cơ quan từ nhẹ đến nặng. Nếu không được chẩn đoánđúng vàđiều trị kịp thời, bệnh do Rickettsia có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm màng não, suy thận cấp, suy đa tạng và có thể tử vong. Hiện nay, chẩn đoán xácđịnh bệnh do Rickettsia chủ yếu dựa vào kỹ thuật huyết thanh học và kỹ thuật PCR.1 Khángsinh đặc hiệu được khuyến cáo trong điều trị làChloramphenicol, Doxycyclin và Azithromycin trong đó Doxycyclin là lựa chọn hàng đầu
Nguồn: https://luanvanyhoc.com