Đặc điểm dịch tễ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

Đặc điểm dịch tễ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

Luận án Đặc điểm dịch tễ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp.Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu trong bệnh tim mạch [70]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới tỷ lệ mắc tăng huyết áp khoảng 10 – 15% dân số và ước tính đến 2025 vào khoảng 29% [117], [118]. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho phòng chống tăng huyết áp mất trên 259 tỷ đô la Mỹ [68]. Tỷ lệ tăng huyết áp rất cao và có xu hướng gia tăng nhanh chóng không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển [119]. Tăng huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận… phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền. Chính vì thế, tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ thù số một” vì những hậu quả nặng nề mà nó gây ra. Tăng huyết áp cũng được nói đến như là “kẻ giết người thầm lặng” vì phần lớn những người bị tăng huyết áp không biết mình đã bị tăng huyết áp [66]. Người bị tăng huyết áp không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá, tỷ lệ bệnh lý tăng huyết áp cũng ngày một tăng cao [4], [10]. Nghiên cứu tại cộng đồng của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy sự gia tăng của bệnh lý tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên trong cộng đồng tăng từ 11,7% năm 1992, lên 16,3% năm 2002 (ở 4 tỉnh phía Bắc) [3], [5] và 27,2% năm 2008 (cả nước), cao ngang hàng với các nước trên thế giới [6]. Năm 2010, Lại Đức Trường nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành là 17,8% [56]. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế ở thị xã Hưng Yên năm 2013, tỷ lệ THA ở người cao tuổi là 28,2% [27]. Một nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi dân tộc thiểu số đã lên đến 33,3% [23].
Tỷ lệ tăng huyết áp trong các nghiên cứu về dịch tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 30% [6], [9], [78], [90], [111]. Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ còn tăng. Có nhiều nguyên nhân, nguy cơ dẫn đến sự gia tăng của bệnh tăng huyết áp như tuổi, hút thuốc, tập thể dục, béo phì và yếu tố kinh tế – xã hội… Lối sống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tăng huyết áp [39], [42], [94], [102]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ có thể làm giảm được 80% tăng huyết áp [116]. Tập trung vào quản lý huyết áp tại cộng đồng bằng cách theo dõi đều, điều trị đúng và đủ là những giải pháp phòng chống tăng huyết áp phù hợp ở cộng đồng [66]. Vì vậy, song song với ban hành và thực hiện các chính sách về kiểm soát yếu tố nguy cơ như tăng thuế thuốc lá, rượu bia, cấm hút thuốc nơi công cộng, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm…thì các sáng kiến xây dựng các giải pháp phòng chống tăng huyết áp tại cộng đồng là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Người Nùng là một trong 53 dân tộc ít người ở Việt Nam. Với số lượng khoảng 980.000 người, chủ yếu sinh sống ở miền núi phía Bắc [58]. Thái Nguyên cũng là nơi có nhiều người Nùng sinh sống [59]. Người Nùng có những nét văn hóa riêng, có nhiều phong tục tập quán, trong đó còn có những tập quán không tốt cho sức khỏe ảnh hưởng đến tăng huyết áp [21], [22], [58]. Theo Hoàng Minh Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc Nùng Thái Nguyên khá cao (25,5% người cao tuổi bị tăng huyết áp) [38]. Vấn đề tăng huyết áp của người dân tộc Nùng có thể khác với người Kinh hay các dân tộc thiểu số khác hay không? Yếu tố nguy cơ nào hay liệu các yếu tố văn hóa của người Nùng như phong tục tập quán có ảnh hưởng đến vấn đề tăng huyết áp của người Nùng hay không?…Và giải pháp nào để dự phòng có hiệu quả bệnh tăng huyết áp cho người Nùng ở Thái Nguyên. Chính vì thế nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp” với các mục tiêu sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1-    Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên năm 2012.
2-    Xác định một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên.
3-    Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại một xã của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm dịch tễ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp
TIẾNG VIỆT

1.    Đào Duy An (2003), “Điều tra ban đầu chỉ số huyết áp và tỷ lệ tăng huyết
áp ở người dân tộc thiểu số thị xã Kon Tum”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (35), tr. 47-50.
2.    Đào Duy An (2005), “Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát
tăng huyết áp: Thách thức và vai trò của Truyền thông – giáo dục sức khỏe”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số đặc biệt tháng 12 (36-47).
3.    Bộ Y tế (2003), Điều tra y tế quốc gia 2001-2002, Bộ Y tế, Hà Nội.
4.    Bộ Y tế (2005), Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam trong tình hìnhmới, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5.    Bộ Y tế (2005), Thực trạng huyết áp cao ở Việt Nam, Điều tra y tế quốcgia 2001-2002, Hà Nội.
6.    Bộ Y tế (2010), Chương trình quốc gia phòng chống tăng tăng huyết áp,Bộ Y tế, Hà Nội.
7.    Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Banhành kèm theo Quyết định số 3192 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Bộ Y tế, Hà Nội.
8.    Bộ Y tế (2011), Niên giám thống kê y tế 2010, Bộ Y tế,, Hà Nội.
9.    Bộ Y tế (2011), Tổng kết dự án phòng chống tăng tăng huyết áp năm2011, Bộ Y tế, Hà Nội.
10.    Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2012, Bộ Y tế, Hà Nội.
11.    Lý Văn Cảnh (2005), Huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sứckhỏe một số nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân xã Tân Long, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Yhọc dự phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
12.    Trần Thị Trung Chiến (2003), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và pháttriển, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
13.    Viên Văn Đoan, Đồng Văn Thành (2005), “Bước đầu nghiên cứu mô hìnhquản lý, theo dõi, và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội tim mạch quốc giaViệt Nam lần thứX, pp. 68-79.
14.    Đào Thu Giang, Nguyễn Kim Thủy (2006), “Tìm hiểu mối liên quan giữa
thừa cân béo phì với tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học thực hành, 667 (5), tr. 12-14.
15.    Trần Minh Giao, Châu Ngọc Hoa (2009), “Khảo sát đặc điểm tăng huyếtáp ở người có tuổi tại bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13 (Phụ bản của số 6), tr. 120-126.
16.    Nguyễn Thu Hiền (2007), Bước đầu tìm hiểu thực trạng tăng huyết áp ở
xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
17.    Trịnh Thị Thu Hoài (2012), Đánh giá kết quả sau 1 năm triển khai hoạtđộng chương trình phòng chống tăng huyết áp tại tỉnh Yên Bái, Luận án chuyên khoa cấp II Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
18.    Đàm Khải Hoàn (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng thamgia vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân một số vùng núi phía Bắc, Luận án Tiến sĩ Y học, Học việnQuân Y, Hà Nội.
19.    Đàm Khải Hoàn (2010), Huy động cộng đồng Truyền thông – giáo dục sứckhỏe ở miền núi., Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
20.    Đàm Khải Hoàn (2010), Khoa học hành vi và truyền thông giáo dục nângcao sức khỏe, Tài liệu đào tạo sau đại học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
21.    Đàm Khải Hoàn, Lê Thị Nguyệt và cs (2001), “Thực trạng chăm sóc sứckhỏe ban đầu cho người dân tộc Nùng và Dao ở hai xã vùng cao, vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, Nội san khoa học công nghệ Y Dược học miền núi của trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, 3/2001, tr. 214-223.
22.    Đàm Khải Hoàn, Lê Thị Quyên (2001), “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người Nùng và HMông ở xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Nội san khoa học công nghệ YDược học miền núi của trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, 3/2001, tr. 199-207.
23.    Nguyễn Thị Hoàn (2015), Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi dân tộc Tày ở xã Năng Khả huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang và các yếu tố liên quan, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
24.    Nguyễn Đức Hoàng (2004), “Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi xã Hương Xuân, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế”, Các công trình nghiên cứu đại hội tim mạch học quốc gia lần thứ X. Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam.
25.    Nguyễn Văn Hoàng, Đặng Vạn Phước, Nguyễn Đỗ Nguyên (2010), “Tần
suất, nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi tại tỉnh Long An”, Chuyên đề Tim mạch học, Hà Nội.
26.    Hội Tim mạch học Việt Nam (2010), Khuyến cáo về các bệnh tim mạch & các bệnh chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, Hội Tim mạch học Việt Nam, Hà Nội.
27.    Nguyễn Kim Kế (2013), Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
28.    Phạm Gia Khải (2009), “Điều tra dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu nguy cơ tại Việt Nam 2008”, Bài trình bày tại Hội nghị Hội Tim mạch Đông Nam châu Á.
29.    Phạm Gia Khải và cs (2002), “Báo cáo kết quả điều tra dịch tễ học tăng huyết áp tại 12 phường nội thành Hà Nội”, Đại hội tim mạch học toàn quốc 4/2002.
30.    Phạm Gia Khải và cs (2002), “Tần số tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 33.
31.    Trần Thị Thúy Liễu và cs (2010), “Nghiên cứu thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi xã Thanh Xuân huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, 637 (12), tr. 17-21.
32.    Dương Vĩnh Linh và cs (2007), Nghiên cứu tỉ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở, Trường đại học Y Dược Huế.
33.    Hoàng Văn Linh (2012), Thực trạng quản lý, điều trị tăng huyết áp ở tuyến y tế cơ sở tại thị xã Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp, Luận án Bác sỹ chuyên khoa cấp II Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
34.    Hoàng Thanh Lực (2005), Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi và chăm sóc bệnh nhân tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
35.    Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (2002), “Các yếu tố liên quan đến tăng
huyết áp ở tuổi 15-75 trong cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Y học dự phòng, 3 (2), tr. 24-28.
36.    Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (1997), “Kết quả bước đầu nghiên cứu rối loạn chuyển hoá Lipid ở 3 nhóm bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp và đái tháo đường có tăng huyết áp”, Tạp chí Y học thực hành, (3), tr. 51-53.
37.    Lê Bạch Mai, Nguyễn Công Khẩn và cs (2004), “Thực trạng thừa cân-béo phì ở người 30-59 tuổi tại nội thành Hà Nội năm 2003”, Tạp chí Y học thực hành, 496 (7), tr. 48-53.
38.    Hoàng Minh Nam (2012), Thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi dân tộc Nùng xã Văn Hán, Đồng Hỷ, Thái Nguyên và ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
39.    Hoàng Văn Ngoạn (2009), “Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 52, tr. 89-96.
40.    Nguyễn Thanh Ngọc, Tạ Mạnh Cường (2007), “Cập nhật về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội”, Tạp chí Yhọc thực hành., Hà Nội.
41.    Nguyễn Văn Phát (2012), Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi ở xã Du Tiến huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang và các yếu tố liên quan, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
42.    Nguyễn Duy Phong, Hồ Văn Hải (2009), “Hành vi nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm y tế huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009”, Tạp chí Y tế công cộng, 6 (2), tr. 11-15, Hà Nội.
43.    Dương Hồng Thái (2008), “Tăng huyết áp”, Các chuyên đề về nguy cơ sức khỏe và một số bệnh đặc thù ở khu vực miền núi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
44.    Nguyễn Quý Thắng (2005), Một số nhận xét bước đầu về bệnh cao huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh này ở cán bộ diện tỉnh quản lý năm 2004, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
45.    Đinh Văn Thành (2015), Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
46.    Đinh Văn Thành và cs (2010), Nghiên cứu xây dựng mô hình điều trị ngoại trú và quản lý bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện tuyến huyện ở tỉnh Bắc Giang, Đề tài cấp cơ sở, Sở Y tế Bắc Giang.
47.    Hà Đình Thành (2010), Văn hóa dân gian Tày Nùng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
48.    Nguyễn Kim Thành (2013), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả của chương trình phòng chống tăng huyết áp ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Luận án bác sỹ chuyên khoa II Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
49.    Dương Đình Thiện, Phạm Ngọc Khái và cs (1999), “Dịch tễ và thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
50.    Dương Minh Thu và cs (2005), Nghiên cứu xây dựng mô hình huy động các câu lạc bộ người cao tuổi ở thành phố Thái Nguyên vào truyền thông phòng bệnh tai biến mạch máu não, Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
51.    Thủ tướng chính phủ (2008), “Quyết định số 172/2008/QĐ-TTg, ngày
19/12/2008 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AISD giai đoạn 2006-2010″, Hà Nội.
52.    Trần Thanh Thủy (2005), Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng chống bệnh tăng huyết áp cho cộng đồng dân cư thành phố Hải Phòng, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Sở Y tế Hải Phòng.
53.    Trần Đình Toán và CS (1997), “Tìm hiểu sự liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với cholesterol huyết thanh ở người trưởng thành và cao tuổi”, Tạp chí Y học thực hành, (7), tr. 13-18.
54.    Tổng cục dân số (2010), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục Thống kê, Hà Nội.
55.    Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước (1992), ” Điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam”, Báo cáo khoa học tại Hội nghị Tim mạch học toàn quốc, tr. 47-52.
56.    Lại Đức Trường (2010), Nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Thái Nguyên và hiệu quả của nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
57.    Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng các quốc gia dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
58.    Viện dân tộc học (2001), Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
59.    Viện dân tộc học (2004), Dân cư – Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, Địa chí Thái Nguyên, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
60.    Viện dinh dưỡng (2001), Thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành Việt Nam 25 – 64 tuổi, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng – giai đoạn 2001 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
61.    Viện dinh dưỡng (2002), Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
62.    Viện Khoa học xã hội và Viện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày Nùng Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
63.    Nguyễn Lân Việt (2007), Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
64.    Nguyễn Lân Việt và cs (2006), “Nghiên cứu xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp của nhân dân xã Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 1, tr. 83-89.
65.    Hạc Văn Vinh (2010), Nghiên cứu các giải pháp phù hợp với chăm sóc sức khoẻ bà mẹ – trẻ em và vệ sinh môi trường cho các bản vùng sâu, vùng xa huyện Võ Nhai – Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
66.    Nguyễn Thị Bạch Yến (2013), Hướng dẫn về dự phòng và quản lý tăng huyết áp (dành cho cộng tác viên), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
TIẾNG ANH
67.    Babatsikou F and Assimina Z (2010), “Epidemiology of hypertension in
the elderly”, Health Sci J, 4 (1), pp. 24-30.
68.    Cheung B.M. et al. (2006), “Prevalence, awareness, treatment, and control
of hypertension: United States National Health and Nutrition Examination Survey 2001-2002″, J Clin Hypertens (Greenwich), 8.
69.    Chobanian Aram V. and Martha Hill (2000), “National Heart, Lung, and
Blood Institute Workshop on Sodium and Blood Pressure: A Critical Review of Current Scientific Evidence”, Hypertension, 35 (4), pp. 858¬863.
 MỤC LỤC Đặc điểm dịch tễ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

STT    Nội dung    Trang
LỜI CAM ĐOAN    i
LỜI CẢM ƠN     ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT     iii
MỤC LỤC    v
DANH MỤC BẢNG    viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ    x
DANH MỤC HỘP    xi
ĐẶT VẤN ĐỀ     1
Chương 1. TỔNG QUAN    4
1.1.    Tình hình tăng huyết áp hiện nay    4
1.1.1.    Tình hình bệnh tăng huyết áp ở một số nước trên thế giới    4
1.1.2.    Tình hình bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam    6
1.2.    Các yếu tố nguy cơ của THA    9
1.2.1.    Một số yếu tố nguy cơ về hành vi lối sống    9
1.2.2.    Yếu tố thuộc về môi trường sống    15
1.2.3.    Hệ thống y tế    17
1.2.4.    Yếu tố sinh học    17
1.2.5.    Một vài nét về người dân tộc Nùng    19
1.3.    Các giải pháp phòng chống tăng huyết áp    21
1.3.1.    Xu hướng chủ động dự phòng THA hiện nay    21
1.3.2.    Huy động cộng đồng truyền thông phòng chống tăng huyết áp    22
1.3.3.     Một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống THA    27
1.4.     Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu    31
1.4.1.    Huyện Võ Nhai    31
1.4.2.    Huyện Đồng Hỷ    31
1.4.3.    Xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ    32
1.4.4.    Xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ    33
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    34
2.1.     Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    34
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    34
2.1.2.     Địa điểm nghiên cứu    34
2.1.3.    Thời gian nghiên cứu    37
2.2.     Phương pháp nghiên cứu    37
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    37
2.2.2.     Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng    38
2.2.3.     Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định tính    42
2.2.4.    Một số giải pháp can thiệp    42
2.2.5.    Các chỉ số nghiên cứu    47
2.2.6.    Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu    49
2.2.7.    Phương pháp thu thập số liệu    51
2.2.8.    Phương pháp xử lý số liệu    53
2.2.9.    Phương pháp khống chế sai số    54
2.3.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    55
3.1.    Đặc điểm dịch tễ THA ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại các
điểm nghiên cứu ở tỉnh Thái Nguyên năm 2012    55
3.1.1.     Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    55
3.1.2.    Đặc điểm THA ở người Nùng trưởng thành    58
3.2.    Một số yếu tố nguy cơ THA ở người Nùng trưởng thành tại
Thái Nguyên    63
3.3.    Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng    72
3.3.1 Kết quả thực hiện hoạt động can thiệp    72
3.3.2.    Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng THA    77
3.3.3.    Hiệu quả thay đổi về phát hiện, quản lý điều trị THA ở TYT xã    83
Chương 4. BÀN LUẬN    89
4.1.    Đặc điểm dịch tễ THA ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh
Thái Nguyên năm 2012    89
4.2.    Một số yếu tố nguy cơ THA ở người Nùng trưởng thành (25- 64 tuổi)
tại tỉnh Thái Nguyên    96
4.2.1.    Một số yếu tố nguy cơ thuộc về đặc điểm cá nhân    96
4.2.2.    Một số yếu tố nguy cơ THA thuộc về đặc điểm gia đình    97
4.2.3.    Yếu tố nguy cơ THA liên quan đến tiền sử gia đình    98
4.2.4.    Một số yếu tố nguy cơ THA thuộc về hành vi sức khỏe    99
4.2.5.    Yếu tố văn ảnh hóa hưởng đến THA của người Nùng trưởng thành (25 – 64 tuổi)
tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên    105
4.3.    Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống THA ở
người Nùng trưởng thành (25- 64 tuổi) tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên    107
4.3.1.    Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng THA    107
4.3.2.    Hiệu quả thay đổi về phát hiện, quản lý điều trị THA ở TYT xã    115
4.4.    Hạn chế của nghiên cứu    119
KẾT LUẬN    121
KHUYÊN NGHỊ    122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu hệ thống cho từng xã nghiên cứu    39
Bảng 2.2. Phân loại THA theo WHO (2003) và Bộ Y tế (2010)    50
Bảng 3.1. Thông tin chung về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu    55
Bảng 3.2. Thông tin chung về đặc điểm hộ gia đình của đối tượng nghiên cứu    57
Bảng 3.3. Tỷ lệ và phân loại THA ở người Nùng trưởng thành    58
Bảng 3.4. Tỷ lệ THA của người Nùng trưởng thành theo một số đặc
điểm cá nhân    59
Bảng 3.5. Tỷ lệ THA của người Nùng trưởng thành theo một số đặc
điểm hộ gia đình    60
Bảng 3.6. Tỷ lệ THA theo BMI của người Nùng trưởng thành    61
Bảng 3.7. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống THA của người
Nùng trưởng thành    61
Bảng 3.8. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu bệnh chứng    63
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp với THA 63
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với THA    64
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với THA    65
Bảng 3.12. Nguy cơ thuộc về tiền sử gia đình người THA    66
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống, sinh hoạt với THA    67
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa sở thích ăn uống của người THA    68
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa sử dụng một số loại đồ uống với THA    69
Bảng 3.16. Nguy cơ thuộc về thói quen luyện tập của người THA    69
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (BMI ) và THA    70
Bảng 3.18. Kết quả tập huấn cho các thành viên tham gia can thiệp    74
Bảng 3.19. Kết quả hoạt động truyền thông phòng chống THA của các
thành viên tham gia can thiệp cộng đồng    75
Bảng 3.20. Kết quả theo dõi, giám sát các hoạt động can thiệp cộng đồng    76
Bảng 3.21. Sự thay đổi kiến thức của người Nùng ở xã can thiệp (xã Văn Hán)    77
Bảng 3.22. Sự thay đổi kiến thức của người Nùng ở xã đối chứng (xã
Tân Long)    77
Bảng 3.23. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức phòng chống THA của
người Nùng ở hai xã nghiên cứu    78
Bảng 3.24. Sự thay đổi tỷ lệ thái độ tốt của người Nùng ở xã can thiệp
(xã Văn Hán)    78
Bảng 3.25. Sự thay đổi tỷ lệ thái độ tốt của người Nùng ở xã đối chứng
(xã Tân Long)    79
Bảng 3.26. Hiệu quả can thiệp đối với thái độ phòng chống THA của
người Nùng ở hai xã nghiên cứu    79
Bảng 3.27. Sự thay đổi thực hành về phòng chống THA ở xã can thiệp
(xã Văn Hán)    80
Bảng 3.28. Sự thay đổi thực hành về phòng chống THA ở xã đối chứng
(xã Tân Long)    81
Bảng 3.29. Hiệu quả can thiệp đối với thực hành dự phòng THA của
người Nùng ở hai xã nghiên cứu    82
Bảng 3.30. Đánh giá chung hiệu quả can thiệp đối với thực hành dự
phòng THA của người Nùng ở hai xã nghiên cứu    82
Bảng 3.31. Thay đổi các chỉ số phát hiện, quản lý điều trị THA ở xã can
thiệp (xã Văn Hán)    83
Bảng 3.32. Thay đổi các chỉ số phát hiện, quản lý điều trị THA ở xã đối chứng    84
Bảng 3.33. Hiệu quả can thiệp đối với các chỉ số phát hiện, quản lý điều
trị THA của người Nùng ở hai xã nghiên cứu    85
Bảng 3.34. Sự thay đổi mức độ THA trước và sau can thiệp tại xã Văn Hán    86
Bảng 3.35. Sự thay đổi mức độ THA tại xã đối chứng (xã Tân Long)    86
Bảng 3.36. Hiệu quả can thiệp đối với mức độ THA ở hai xã nghiên cứu    87
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên    35
Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên    36
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau và có đối chứng    37
Hình 2.4. Chọn nhóm bệnh bằng phần mềm Epi info 6.04    40
Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức phòng chống tăng huyết áp tại cộng đồng    43
Biểu đồ 3.1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của người Nùng trưởng
thành theo BMI    56
Biểu đồ 3.2. So sánh thực hành về phòng chống THA của người Nùng ở
hai xã nghiên cứu sau can thiệp    81 

 
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Thực trạng THA ở các cộng đồng người Nùng    62
Hộp 3.2. Một số phong tục tập quán của người Nùng có liên quan đến
phòng chống THA    71
Hộp 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phòng chống tăng huyết áp cho
người Nùng    72
Hộp 3.4. Tính khả thi và bền vững của giải pháp can thiệp phòng chống
THA cho người Nùng ở xã Văn Hán    88 

Leave a Comment