Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh
Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phân tử và khí độc hại [6], [24], [38]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng hàng thứ năm trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu [100]. Tại Mỹ, theo kết quả điều tra về sức khỏe Quốc gia lần thứ ba có 23,6 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đó có 2,6 triệu người mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Ước tính mức độ lưu hành của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào khoảng 10% dân số Hoa Kỳ [63]. Tại Vương quốc Anh (2000), có khoảng 3,4 triệu người được chẩn đoán là mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (6,4% dân số của Anh và xứ Wales) [58], [64]. Ở Việt Nam, theo thống kê của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính quốc gia (2013) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng dân cư trên toàn quốc từ 40 tuổi trở lên là 4,2%, trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%. Phân chia bệnh theo khu vực thì nông thôn là 4,7%, thành thị là 3,3% và miền núi là 3,6% [3]. Theo Đinh Ngọc Sỹ năm 2009 trong cộng đồng dân cư có khoảng 1,4 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tỷ lệ mắc ở nam: 3,5%; nữ: 1,1%. Bệnh có xu hướng tăng theo tuổi, liên quan đến hút thuốc lá và sử dụng nhiên liệu đốt hữu cơ [30], còn Phan Thu Phương nghiên cứu ở Lạng Giang, Bắc Giang năm 2009 cho thấy tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 3,85% và các yếu tố hút thuốc lá, tuổi cao, bệnh hen liên quan đến bệnh [28].
Ngày nay, với tình trạng hút thuốc ngày càng gia tăng, với sự phát triển của nền công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là điều kiện thuận lợi làm cho tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngày càng gia tăng [2], [5], [23]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ của nhiều quốc gia trên thế giới [54],[55], [57], [58]. Bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ, quản lý bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở cộng đồng, chúng ta cần tăng cường xây dựng và thực hiện tốt các chính sách liên quan như tăng thuế thuốc lá, cấm hút thuốc nơi công cộng, thực hiện vệ sinh môi trường…Giải pháp tích cực truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại cộng đồng là vô cùng quan trọng và cần thiết [7], [10], [82].
Bắc Ninh là tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đất chật người đông. Trong những năm gần đây công nghiệp phát triển nóng gây ô nhiễm môi trường nhất là không khí. Người dân Bắc Ninh có thói quen lâu đời là hút thuốc lào thuốc lá và đun nấu bằng rơm rạ, than tổ ong… đây là những nguyên nhân làm cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gia tăng. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện đa khoa hạng II có khoảng 200 giường bệnh. Từ trước đến nay đã và đang điều trị một số bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên kết quả còn khiêm tốn. Để có cơ sở khoa học trong công tác phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bắc Ninh, việc tiến hành nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết, kết quả nghiên cứu có ứng dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề này. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay như thế nào? Yếu tố nào liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? Và giải pháp nào phù hợp để dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay? Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh” với ba mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khu vực nghiên cứu.
3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HỘP x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi
DANH MỤC HÌNH xii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 3
1.1.1. Một vài khái niệm 3
1.1.2. Dịch tễ học COPD trên thế giới 4
1.1.3. Dịch tễ học COPD ở Việt Nam 9
1.2. Yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 12
1.2.1. Hành vi hút thuốc 12
1.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí 17
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 22
1.2.4. Các yếu tố nội sinh 23
1.3. Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 30
1.3.1. Một số giải pháp 30
1.3.2. Mô hình quản lý COPD 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.1.1. Đối tượng cho nghiên cứu mô tả cắt ngang 41
2.1.2. Đối tượng cho nghiên cứu can thiệp 41
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 42
2.1.4. Thời gian nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 44
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 45
2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định tính 48
2.2.4 . Các chỉ số nghiên cứu 49
2.2.5. Các khái niệm và chỉ số đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 53
2.2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu 57
2.3. Xây dựng mô hình can thiệp 58
2.3.1. Căn cứ 58
2.3.2 Mục tiêu can thiệp 58
2.3.3 Giải pháp can thiệp tại bệnh viện đa khoa Quế Võ 59
2.3.4. Cách thức tiến hành 60
2.4. Phương pháp khống chế sai số 63
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 64
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 64
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 65
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 65
3.1.2. Đặc điểm dịch tễ của COPD 68
3.2. Một số yếu tố liên quan đến COPD 73
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến COPD qua điều tra cộng đồng 73
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến COPD qua điều tra tại bệnh viện 78
3.3. Kết quả của các hoạt động can thiệp tại cộng đồng 92
3.3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp can thiệp 92
3.3.2. Mô hình can thiệp 93
3.3.3. Hiệu quả can thiệp của mô hình can thiệp tại bệnh viện đa khoa Quế Võ 100
Chương 4: BÀN LUẬN 108
4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015 108
4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khu vực nghiên cứu. 115
4.2.1. Kết quả điều tra tại cộng đồng 115
4.2.2. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện 119
4.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 129
4.3.1. Hiệu quả một số giải pháp truyền thông phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 129
4.3.2. Hiệu quả một số giải pháp nâng cao sức khỏe người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 135
4.4. Hạn chế của đề tài 139
KẾT LUẬN 140
KHUYẾN NGHỊ 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 65
Bảng 3.2. Đặc điểm của đối tượng theo nghề nghiệp và huyện 65
Bảng 3.3. Tiền sử mắc bệnh mạn tính của các đối tượng nghiên cứu 66
Bảng 3.4. Thói quen sinh hoạt và làm việc của các đối tượng nghiên cứu 66
Bảng 3.5. Tình hình luyện tập hàng ngày của các đối tượng nghiên cứu 67
Bảng 3.6. Nguồn truyền thông tác động dự phòng bệnh của các đối tượng nghiên cứu 67
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố bản thân với COPD 73
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh với COPD 73
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số thói quen sinh hoạt với COPD 74
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa việc rèn luyện hằng ngày với COPD 75
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa yếu tố truyền thông với COPD 76
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa yếu tố CBYT khám và tư vấn dự phòng với COPD 76
Bảng 3.13. Phân tích hồi quy logistic một số yếu tố liên quan với COPD 77
Bảng 3.14. Tỷ lệ người bệnh biết được các triệu chứng của COPD 78
Bảng 3.15. Tỷ lệ người bệnh biết các yếu tố nguy cơ của COPD 79
Bảng 3.16. Thái độ của người bệnh về COPD 82
Bảng 3.17. Tỷ lệ BN thực hành tốt các biện pháp dự phòng COPD 83
Bảng 3.18. Tỷ lệ người bệnh hàng năm đi khám, tư vấn về COPD 84
Bảng 3.19. Đánh giá thực hành chung của người bệnh về tập luyện thể lực và phục hồi chức năng hô hấp đúng cách. 84
Bảng 3.20. Mức độ khó thở của người bệnh 85
Bảng 3.21. Đặc điểm rối loạn thông khí 85
Bảng 3.22. Phân bố mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 86
Bảng 3.23. Số đợt cấp trong năm 87
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tuổi và giới với số đợt cấp trong năm 87
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc và tiếp xúc trực tiếp khói bếp với số đợt cấp trong năm 88
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa bệnh đồng mắc với số đợt cấp trong năm 88
Bảng 3.27. Kết quả nâng cao năng lực cho CBYT xã phòng chống COPD tại công đồng trước và sau tập huấn 97
Bảng 3.28. Kết quả nâng cao năng lực truyền thông phòng chống COPD cho lãnh đạo cộng đồng trước và sau tập huấn 98
Bảng 3.29. Kết quả nâng cao năng lực cho cán bộ Đơn vị quản lí BN COPD tại bệnh viện đa khoa Quế Võ trước và sau tập huấn 99
Bảng 3.30. Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về các biểu hiện của COPD 100
Bảng 3.31. Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về các yếu tố nguy cơ mắc COPD 100
Bảng 3.32. Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về xử lý đúng khi bị đợt cấp COPD 101
Bảng 3.33. Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về dự phòng COPD 101
Bảng 3.34. Thay đổi kiến thức tốt nói chung của người bệnh về phòng chống COPD 102
Bảng 3.35. Hiệu quả cải thiện thái độ chung về phòng chống COPD 102
Bảng 3.36. Hiệu quả cải thiện tỷ lệ người bệnh thực hiện các biện pháp phòng chống COPD 103
Bảng 3.37. Hiệu quả thay đổi tỷ lệ thực hành chung của đối tượng nghiên cứu 103
Bảng 3.38. Hiệu quả cải thiện các biểu hiện của COPD 104
Bảng 3.39. Hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp của người bệnh 105
Bảng 3.40. Số đợt cấp trong năm 105
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Thực trạng COPD ở các xã của hai huyện điều tra 71
Hộp 3.2. Ý kiến CB và người bệnh ở bệnh viện về tình hình COPD 72
Hộp 3.3. Một số yếu tố liên quan đến COPD 90
Hộp 3.4. Ý kiến của CBYT và bệnh nhân tại bệnh viện về một số yếu tố liên quan đến bệnh COPD 91
Hộp 3.5. Ý kiến của CBYT, lãnh đạo cộng đồng, người bệnh COPD về giải pháp dự phòng COPD 92
Hộp 3.6. Ý kiến của CBYT về hiệu quả các giải pháp quản lý và điều trị bệnh nhân COPD 106
Hộp 3.7. Ý kiến người bệnh về hiệu quả các giải pháp quản lý và điều trị bệnh nhân COPD 107
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình hình khám, tư vấn dự phòng COPD của các đối tượng nghiên cứu 68
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc COPD 69
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh COPD theo tuổi, giới và nghề nghiệp 69
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ mắc COPD theo huyện 70
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ COPD phân theo mức độ tắc nghẽn đường thở 70
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ BN biết các triệu chứng khi bị đợt cấp COPD 80
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về dự phòng COPD 81
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về COPD nói chung 81
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ BN thực hành xử lý đúng COPD đợt cấp 83
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ người bệnh có bệnh đồng mắc 86
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hoài Bắc, Trịnh Xuân Tráng, Hạc Văn Vinh, Nguyễn Mạnh Thế, Nguyễn Kim Cương (2018), “Kiến thức thực hành về phòng chống bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính của bệnh nhân COPD tại hai huyện Quế Võ và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 469 tháng 8, số 1&2, tr. 91 – 95.
2. Nguyễn Hoài Bắc, Trịnh Xuân Tráng, Hạc Văn Vinh (2018), “Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính và một số yếu tố liên quan tại huyện Quế Võ và huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 472 số đặc biệt, năm 2018, tr. 174 – 180.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bùi Phương Anh, Hoàng Đình Sang (2014), “Nghiên cứu tỷ lệ mắc và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Quy Nhơn”, Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII, Bình Định.
2. Lê Vân Anh, Ngô Quý Châu, Nguyễn Thanh Hồi và cộng sự (2007), “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư thành phố Bắc Giang”, Nghiên cứu y học,. 53(5): p. 7. Hà Nội.
3. Bệnh viện Bạch Mai (2016), Báo cáo triển khai dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
4. Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận (2015), Kế hoạch số 1387/KH-BVT, Kế hoạch về việc thành lập đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính năm 2015, Ninh Thuận.
5. Bệnh viện quân y 103 (2015), Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hà Nội.
7. Ngô Quý Châu (2006), Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở một số tỉnh thành phố khu vực phía Bắc Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
8. Ngô Quý Châu (2012, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
9. Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh, Nguyễn Hải Anh (2005), “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở thành phố Hải Phòng”, Tài liệu Hội thảo khoa học toàn cầu, Hà Nội.
10. Ngô Quý Châu, Nguyễn Quỳnh Loan (2005), “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng BPTNMT tại phường Khương Mai- Quận Thanh Xuân – Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu y học, 34(2): p. 98-104, Hà Nội.
11. Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Đình Hợi, “Ngô Đức Kỳ (2012), “Khảo sát đặc điểm và tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Vinh – Nghệ An”, Tạp chí Y học thực hành, 879: p. 3, Hà Nội.
12. Khổng Thục Chinh (2015), “Kết quả phối hợp vật lý trị liệu hô hấp trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp tại Bệnh viện Đa khoa Yên Phong Bắc Ninh”, Tạp chí Y Dược học trường đại học y khoa Thái Nguyên. Thái Nguyên.
13. Dương Thị Thu Cúc, Dương Quốc Hiền, Lê Phi Thanh Quyên (2014), “Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Kỷ yếu hội nghị khoa học, Bệnh viện An Giang, An Giang.
14. Vũ Văn Giáp, (2013), Tính đa hình thái của gen serpinai và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án Tiến sỹ y học Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
15. Hoàng Hà (2018), “Mối liên quan giữa bệnh đồng mắc và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Hội nghị khoa học thường niên Hội hô hấp Việt Nam p. 147, Hà Nội.
16. Trần Thị Hằng, Hoàng Hà (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ – ĐHTN, 89(01/2): p. 95-99, Thái Nguyên.
17. Chu Thị Hạnh (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân của một số nhà máy công nghiệp ở Hà Nội. 2007, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
18. Chu Thị Hạnh (2018), “Quản lý bệnh đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Hội nghị khoa học thường niên Hội hô hấp Việt Nam: p. 98, Hà Nội.
19. Phan Thị Hạnh (2012), Nghiên cứu mức độ nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai. 2012, Luận văn bác sỹ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
20. Nguyễn Mai Hương (2015), Kiến thức về điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại nhà trong giai đoạn ổn định của bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bệnh viện Thanh Nhàn, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.
21. Mai Xuân Khẩn, Đỗ Quyết,Trần Thị Hồng Hạnh (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thực trạng chẩn đoán điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Y học thực hành, 882(5/2012): p. 31-35, Hà Nội.
22. Hoàng Thị Lâm, Nguyễn Văn Tường (2014), “Thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010”, Tạp chí Y học dự phòng, XXIV(10/159): p. 77, Hà Nội.
23. Lê Thị Tuyết Lan (2012), “Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại Việt Nam”, Hội nghị Bệnh phổi và phẫu thuật lồng ngực Pháp-Việt, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
24. Lê Thị Tuyết Lan (2018), “Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COPD Việt Nam 2018: Điều trị giai đoạn ổn định”, Hội nghị khoa học thường niên Hội hô hấp Việt Nam, p. 84, Hà Nội.
25. Nguyễn Viết Nhung, Đào Bích Vân, Phạm Tiến Thịnh (2009), “Mô hình quản lý Hen/COPD tại đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính bệnh viện lao và bệnh phổi trung ương năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành,. 705(2/2010): p. 46-48, Hà Nội.
26. Thủ tướng Chính phủ (2015), Số 376/QĐ-TTg, Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 – 2025, Hà Nội.
27. Phan Thu Phương (2010), Nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
28. Phan Thu Phương, Ngô Quý Châu, Dương Đình Thiện (2009), “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong dân cư huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Y học thực hành, 694(12/2009): p. 12-16, Hà Nội.
29. Sở Y tế Thái Nguyên (2017), Quản lý Bệnh phổi mạn tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, [cited 2017 12]; Available from: http://soytethainguyen.gov.vn/detail/news/vi/164/164/5476/index.htm.
30. Đinh Ngọc Sỹ (2009), Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam và các biện pháp dự phòng, điều trị, Đề tài khoa học công nghệ, Hà Nội.
31. Đinh Ngọc Sỹ (2011), “Dịch tễ học COPD ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống”, Hội nghị khoa học chuyên đề Hen và COPD, Cần Thơ.
32. Nguyễn Mậu Thanh (2015), Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Quế Võ, Bắc Ninh, Luận văn chuyên khoa II, Trường đại học Y Dược Thái Nguyên.
33. Nguyễn Văn Thành (2016), “Tăng cường tuân thủ quản lý và điều trị Hen và COPD ở cộng đồng”, Hội Lao và bệnh phổi Việt Nam, Biên bản đồng thuận số 1, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Thành (2018), “Tình hình và quản lý hen, COPD ở đồng bằng sông Cửu Long”, Hội nghị hô hấp Pháp Việt: p. 37, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Thành, Cao Thị Mỹ Thúy, Võ Phạm Minh Thư (2012), “Xây dựng mô hình hệ thống quản lý và điều trị hiệu quả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản trong bệnh viện và ở cộng đồng”, Tạp chí Y học, p. 115-125, Hà Nội.
36. Trần Thị Thanh (2013), Kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Điều dưỡng hộ sinh, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
37. Nguyễn Đức Thọ, Mạc Huy Tuấn, Nguyễn Khắc Minh (2015), “Thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người dân trên 40 tuổi tại xã Kiến Thiết, Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2014”, Tạp chí Y học dự phòng,. XXV(11): p. 171, Hà Nội.
38. Lê Thượng Vũ (2016), Bài giảng Điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung (2010), “Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, 704 (2/2010): p. 8-11, Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com