ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÍ THẦN KINH CƠ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BỆNH THẦN KINH CƠ DO MẮC BỆNH TRẦM TRỌNG

ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÍ THẦN KINH CƠ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BỆNH THẦN KINH CƠ DO MẮC BỆNH TRẦM TRỌNG

ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÍ THẦN KINH CƠ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI BỆNH THẦN KINH CƠ DO MẮC BỆNH TRẦM TRỌNG

NGUYỄN THẾ LUÂN, NGUYỄN HỮU CÔNG
TÓM TẮT
Cơ sở nghiên cứu: ứng dụng chẩn đoán điện hữu ích cho xác định từng thể bệnh thần kinh cơ do mắc bệnh trầm trọng (CINM). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về điện sinh lí thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức còn tương đối ít.
Mục tiêu: Mô tả những thay đổi điện sinh lý thần kinh cơ và xác định các yếu tố liên quan với CINM trên bệnh nhân hồi sức ≥ 10 ngày.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, có phân tích 133 trường hợp từ 10/2010 đến 7/2012 tại khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
Kết quả: Bệnh nhân hồi sức 10-15 ngày giảm biên độ điện thế hoạt động cơ toàn phần, giảm biên độ điện thế hoạt động thần kinh cảm giác đáng kể. Tỉ lệ tổn thương sợi trục vận động cảm giác là 48,87%, trong đó 20% có kết hợp với hủy myelin. Gần 2/3 có biểu hiện bệnh thần kinh cơ mới xảy ra qua chẩn đoán điện (63,16%). Các yếu tố liên quan độc lập với CINM gồm hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (OR = 3,75), tình trạng sốc (OR = 2,58), rối loạn điện giải (OR = 2,48), nằm viện hơn 20 ngày (OR = 2,95) và tử vong trong viện (OR = 3,14).
Kết luận: Khảo sát dẫn truyền thần kinh và ghi điện cơ kim trong chẩn đoán bệnh thần kinh cơ trên bệnh nhân hồi sức rất hữu hiệu. Cần chú trọng các yếu tố liên quan với CINM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bednarik, J., et al (2005). “Risk factors for critical illness polyneuromyopathy”, J Neurol, 252(3):p p.343-351.
2. De Letter, M.A., et al. (2001). “Risk factors for the development of polyneuropathy and myopathy in critically ill patients”, Crit Care Med, 29(12), pp.2281-2286.
3. Khan, J., et al. (2006). “Early development of critical illness myopathy and neuropathy in patients with severe sepsis”, Neurology, 67(8), pp.1421-1425.
4. Lacomis David, J.M.S., John F Dashe (2012). “Neuromuscular weakness related to critical illness”, Uptodate.
5. Latronico, N. and B. Guarneri (2008). “Critical illness myopathy and neuropathy”, Minerva Anestesiol, 74(6), pp.319-323.
6. Latronico, N. and C.F. Bolton (2011). “Critical illness polyneuropathy and myopathy: a major cause of muscle weakness and paralysis”. Lancet Neurol, 10(10), pp. 931-941.
7. Nguyễn Hữu Công (2013). Chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM, xuất bản lần 1, tr.1-80.
8. Pease, W.S., H.L. Lew, and E.W. Johnson (2007). Johnson’s practical electromyography, Lippincott Williams
& Wilkins, Philadelphia, 4th ed, pp.144-258.
9. Stevens, R.D., et al. (2009). “A framework for diagnosing and classifying intensive care unit-acquired weakness”, Crit Care Med, 37(10 Suppl), pp.S299-S308.
10. Zink, W., R. Kollmar, and S. Schwab (2009). “Critical illness polyneuropathy and myopathy in the intensive care unit”, Nat Rev Neurol, 5(7), pp.372-379

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment