Đặc điểm điều kiện lao động và nồng độ mangan trong máu của công nhân luyện phôi thép tại Công ty liên doanh thép Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang, năm 2013
Luận văn Đặc điểm điều kiện lao động và nồng độ mangan trong máu của công nhân luyện phôi thép tại Công ty liên doanh thép Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang, năm 2013.Theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, ngành công nghiệp luyện kim cũng phát triển không ngừng lớn mạnh. Trong đó ngành thép là một ngành công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác. Thép được đánh giá là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệ hóa hiện đại hóa đất nước [28]
Trong quá trình sản xuất, có rất nhiều chất và hợp chất được sử dụng ngày càng phổ biến rộng rãi, kéo theo là các bệnh nghề nghiệp. Cho đến nay, Việt Nam đã công bố có 30 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, trong đó có bệnh nhiễm độc mangan [15], [17].
Hiện nay mangan được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp, nhưng nhiễm độc mangan nghề nghiệp thực tế là một bệnh ít gặp hoặc ít được biết đến, đồng thời người lao động cũng chưa biết. Nhất là một số triệu chứng thần kinh không được gắn với nguyên nhân của bệnh nên dễ nhầm với những bệnh khác.
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mangan và những hợp chất của nó đến sức khỏe người lao động, đặc biệt đối với người lao động làm tại những cơ sở luyện kim. Các nghiên cứu này cho thấy những ảnh hưởng rõ rệt và nghiêm trọng, phổ biến nhất là bệnh về thần kinh mà giai đoạn đầu rất khó chẩn đoán vì những dấu hiệu có thể mất đi khi ngừng tiếp xúc, giai đoạn trung gian nếu phát hiện kịp thời vẫn có thể khắc phục được, còn khi đa phát bệnh (giai đoạn toàn phát) thì không thể hồi phục như ban đầu… ngoài ra còn gặp các rối loạn nội tiết, huyết học, tiêu hóa, các tổn thương gan, thận, mũi, phế quản, phổi [4], [9].
Ở Việt Nam cũng có nghiên cứu về vấn đề này, nhưng hiện tại chưa có trường hợp nhiễm độc mangan nào được xác định. Do đó, mặc dù được xác định là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm nhưng chưa được đưa vào danh mục khám sức khỏe định kỳ của công nhân có tiếp xúc với mangan [15]. Vì vậy, để góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động trong lĩnh vực này trước hết phải đánh giá mức độ thâm nhiễm của người công nhân với mangan. Thực tế, với xu hướng phát triển không ngừng của ngành luyện kim thì việc đánh giá lượng mangan trong máu của công nhân làm việc trong ngành này là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm điều kiện lao động và nồng độ mangan trong máu của công nhân luyện phôi thép tại Công ty liên doanh thép Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang, năm 2013” với mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm điều kiện lao động của công nhân luyện phôi thép tại Công ty liên doanh thép Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang, năm 2013.
2. Xác định nồng độ mangan trong máu của công nhân luyện phôi thép tại Công ty liên doanh thép Việt – Hàn bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bader M, Dietz MC, Ihrig A, Triebig G. Biomonitoring of manganese in blood, urine and axillary hair following low-dose exposure during the manufacture of dry cell batteries.
2. Báo cáo của cục quản lý môi trường y tế ngày 10 – 2 – 2012.
3. Bộ Y Tế, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (1997), 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
4. Bộ Y Tế (2002), Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, số: 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002.
5. Bộ Y Tế (2014), Bổ sung bệnh bụi phổi-than nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Thông tư số 36/2014/TT-BYT ngày 14/11/2014.
6. Đại học Y Hà Nội (2012), sức khỏe nghề nghiệp, NXB Y học, Hà Nội, 275¬292.
7. Đặng Thị Minh Ngọc (2003), Nghiên cứu phương pháp định lượng Mangan, Cadimi trong nước tiểu bằng cực phổ xung vi phân để theo dõi sinh học cho các công nhân tiếp xúc với nhưng nguyên tố này, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường.
8. Đỗ văn Hàm (2007), Bệnh nghề nghiệp, NXB Y học Hà Nội.
9. Health Based Guidance for Groundwater Health Risk Assessment Unit, Environmental Health Division Web Publication Date: May 2012.
10. Hoàng Nhâm (2003), Hóa vô cơ, tập 3, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
11. Hoàng văn Bính (2007), Vệ sinh lao động, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
12. Institute and Policlinic of Occupational and Social Medicine of the University Hospital, Hospitalstrasse , Heidelberg, Germany, 2004.
13. Intellectual Impairment in School-Age Children Exposed to Manganese from Drinking Water. Environ Health Perspect. Bouchard, M. F., Sauve, S., Barbeau, B., Legrand, M., Brodeur, M. E., Bouffard, T., et al. 2010.
14. Lê Trung (2000), Bệnh nghề nghiệp tập III, NXB Y học.
15. Lê Trung (2002) Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, NXB Y học. 162 – 187.
16. Lê Vân Trình (2002), Bảo vệ môi trường.
17. Phạm Luật (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
18. SL Gan, K T Tan, S F Kwork. Biological threshold limit values for manganese dust exposure 1985.
19. SL Gan, K T Tan, S F Kwork 1993, Biological threshold limit values for manganese dust exposure .
20. Smith D, Gwiazda R, Bowler R, Roels H, Park R, Taicher C, Lucchini R,
Biomarkers of Mn exposure in humans. Environmental Toxicology, University of California-Santa Cruz, 1156 High Street, Santa Cruz, CA, USA 2007.
21. Trần Quang Toàn (1998), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cực phổ xác định Mangan trong mẫu nước, Thử điều tra hàm lượng Mangan trong một số mẫu nước sinh hoạt ở Hà Nội , Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường.
22. Young T, Myers JE, Thompson ML (2005), The nervous system effects of occupational exposure to manganese – measured as respirable dust – in a South African manganese smelter, 993-1000.
23. Zheng W, Fu SX, Dydak U, Cowan DM, Biomarkers of manganese intoxication. Chool of Health Sciences, Purdue University, West Lafayette, USA 2012.
24. www.ilo.org/…/404-metals-and-organometallic-compoun.
25. www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10693971.
26. Acta Neuropathol. 1986;70(3-4):273-8.
27. Neurology describing a potential relationship between welding and Parkinson’s, 2001, Racette.
28. http://nhathepvietnam.com/vi/tin-tuc-chuyen-nganh/53-tong-quan-ve nganh-thep-viet-nam-phan-1.html
MỤC LỤC Đặc điểm điều kiện lao động và nồng độ mangan trong máu của công nhân luyện phôi thép tại Công ty liên doanh thép Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang, năm 2013
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Những đặc tính của mangan và ứng dụng của mangan trong sản xuất 3
1.1.1. Tính chất của Mangan và hợp chất của Mangan 3
1.1.2. Ứng dụng của mangan trong sản xuất 3
1.1.3. Tổng quan về ngành thép Việt Nam 5
1.1.4: Nguồn tiếp xúc 7
1.1.5 .Quá trình xâm nhập của mangan vào cơ thể 8
1.1.6. Quá trình đào thải của mangan 10
1.1.7. Độc tính của mangan 10
1.1.8. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm độc mangan 12
1.2. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới 15
1.2.1. Nghiên cứu trong nước 15
1.2.2. Một số nghiên cứu trên thế giới 16
1.2.3. Một số phương pháp định lượng mangan 18
1.3. Vài nét về công ty liên doanh thép Việt-Hàn 20
1.3.1. Giới thiệu sơ lược về công ty liên doanh thép Việt-hàn 20
1.3.2. Quy trình sản xuất phôi thép và điều kiện lao động 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Địa điểm nghiên cứu 24
2.2. Thời gian nghiên cứu 24
2.3. Đối tượng nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu 24
2.4.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu 25
2.4.4. Công cụ thu thập thông tin
2.4.5. Phương pháp thu thập thông tin 27
2.5. Phân tích và xử lý số liệu 27
2.6. Sai số và khống chế sai số 28
2.7. Một số khái niệm trong nghiên cứu 28
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 28
Chương 3: KẾT QUẢ 30
3.1. Đặc điểm điều kiện lao động 30
3.1.1. Nồng độ mangan và một số hợp chất của mangan trong không khí nơi
làm việc 30
3.1.2. Kết quả phiếu phỏng vấn 31
3.2. Nồng độ mangan trong máu người lao động 35
Chương 4: BÀN LUẬN 37
4.1. Đặc điểm điều kiện lao động của công nhân 37
4.2. Nồng độ mangan trong máu của công nhân luyện phôi thép tai công ty liên
doanh thép Việt-Hàn 40
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ