ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH Ở TRẺ NHŨ NHI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH Ở TRẺ NHŨ NHI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
Nguyễn Đình Huấn*, Lâm Thị Mỹ**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm dịch tể học, lâmsàng, cận lâm sàng và điều trị của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ nhũnhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ ngày 01/ 07/ 2004 đến ngày 30/ 06/ 2005.
Phương pháp nghiên cứu:tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Khảo sát 127 trẻ nhũ nhi XHGTC miễn dịch tại BV Nhi Đồng 1 ghi nhận. Tỉ số nam/ nữ 1,5/1 với tuổi trung bình 3,7±2,6 tháng, bệnh tăng 6 tháng cuối năm.Tiền căn bệnh nhân trong vòng 6 tuần trước khởi phát bệnh gồm có nhiễm siêu vi 48,8% với thời gian trung bình 13,9 ± 10,7 ngày, chủng ngừa 67,7% với thời gian trung bình 20 ± 11,8 ngày, dùng thuốc 23,6%.Xuất huyết tự nhiên 99,2% với da 100%, niêm 97,6% và nội tạng 22,8%.XH nhẹ: 2,4%, TB: 27,6%, nặng:69%, rất nặng: 0,8%.TC nhập viện 20,5±12,4 K/mm3 và 59,8%=20 K/ mm3. XHGTC tự phát 96,9%, sau nhiễm HIV: 2,4% và do ung thư xâm lấn tủy 0,8%.Tỉ lệ đáp ứng corticoid cao, 96,1% có tiểu cầu về bình thường sau thời gian 10,6± 8,9 ngày. Tỉ lệ truyền gamma globulin (IVIG) thấp 1,6%, truyền tiểu cầu 5,5% và máu tươi 5,5%.Thể cấp 89,7%, mạn 1,3%, tái phát 2,6%, kháng corticoid 2,6%, lệ thuộc corticoid5,2% và tử do XHGTC miễn dịch 1,3%.
Kết luận: Diễn tiến XHGTC miễn dịch ở nhũ nhi thường tốt hơn trẻ lớn. Chẩn đoán và phân loại độ nặng của bệnh ở trẻ nhũ nhi có thể dựa vào đặc điểm lâm sàng, đếm tiểu cầu, phết máu ngoại biên. Các xét nghiệm chuyên sâu tìm nguyên nhân, biến chứng và chẩn đoán loại trừ chỉ với một số ít trường hợp không điển hình. Corticoid là thuốc ưu tiên chọn lựa hàng đầu vì an toàn, hiệu quả, kinh tế và sẵn có
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất