ĐẶC ĐIỂM ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

ĐẶC ĐIỂM ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

ĐẶC ĐIỂM ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Phạm Văn Thịnh1, Trương Đình Tiến1, Đặng Thái Trà1
Nguyễn Thùy Linh1, Trần Ngọc Dũng1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các loại đột biến và một số biến thể phân tử của đột biến exon 19 gen EGFR trên bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) tại Bệnh viện Quân y 103 bằng phương pháp lai hoá đầu dò phân tử Strip Assay. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang mẫu mô vùi nến của 137 BN UTPKTBN được chỉ định xét nghiệm xác định đột biến gen bằng phương pháp Strip Assay. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, phân tích các dữ liệu đột biến thu được. Kết quả: Tỷ lệ đột biến gen EGFR là 39,42%, hầu hết là 1 đột biến (98,15%), chỉ 1,85% BN đột biến kép, không ghi nhận loại đột biến khác. Trong đó, đột biến xoá đoạn exon 19 chiếm nhiều nhất (53,57%), với biến thể phân tử LREA chiếm chủ yếu (83,34%). Đột biến điểm L858R (exon 21) chiếm 39,29%. Duy nhất 1 BN ung thư biểu mô vảy có đột biến. Kết luận: Tỷ lệ đột biến gen EGFR ở BN UTPKTBN là 39,42%, hầu hết là 1 đột biến. Tỷ lệ đột biến xoá đoạn trên exon 19 và đột biến điểm trên exon 21 thường gặp nhất.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Trong hai thập kỷ 1980, 1990, hoá trị là phương pháp trị liệu chính duy nhất giúp điều trị giảm nhẹ cho BN ung thư giai đoạn muộn. Tuy nhiên, những năm gần đây, với việc đẩy mạnh nghiên cứu chuyên sâu về các đột biến gen có vai trò quan trọng đối với sự tăng sinh và tồn tại của tế bào u, các liệu pháp nhắm trúng đích phân tử đã mang lại triển vọng mới trong việc điều trị UTPKTBN (chiếm 85% tổng số ung thư phổi) [4, 5, 6]. Một trong những đích phân tử quan trọng là EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor), mã hoá cho protein thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy BN UTPKTBN tiến triển chứa đột biến gen EGFR bao gồm đột biến xoá đoạn ở exon 19 (del 19) hoặc đột biến điểm L858R ở exon 21 có tỷ lệ đáp ứng cao và thời gian sống không tiến triển kéo dài sau khi điều trị bằng các thuốc đích nhóm TKIs (Tyrosine kinase inhibitors) như gefitinib hoặc erlotinib. Chính vì vậy, việc xác định đột biến gen EGFR, cũng như các biến thể về mặt phân tử của một số vị trí đột biến phổ biến, có ý nghĩa quan trọng giúp các bác sĩ lâm sàng tiên lượng và lựa chọn phác đồ điều trị đích thích hợp cho từng BN ung thư [7]. Từ năm 2019 đến nay, tại Labo Sinh học phân tử, Khoa Giải phẫu bệnh lý, Pháp y, Bệnh viện Quân y 103 đã triển khai xét nghiệm đột biến gen EGFR bằng kỹ thuật Strip Assay của Viennalab. Đây là kỹ thuật khuếch đại gen PCR kết hợp với phương pháp lai hoá ngược đầu dò đặc hiệu nhằm phát hiện 30 điểm đột biến khác nhau của gen EGFR với ngưỡng phát hiện 1% tế bào u. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Xác định tỷ lệ đột biến và phân tích một số biến thể về mặt phân tử của đột biến exon 19 gen EGFR

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment