Đặc điểm giải phẫu Sinh lý thể thủy tinh – Dịch kính – khe thể mi

Đặc điểm giải phẫu Sinh lý thể thủy tinh – Dịch kính – khe thể mi

Thể thủy tinh (TTT) và dịch kính (DK) là hai thành tố quan trọng trong hê thống quang học của mắt. Về giải phẫu: mät sau TTT tiếp giáp với màng hyaloide của DK, hai bô phân này bình thường trong suốt không có mạch máu và thần kinh, được dinh dưỡng bằng thẩm thấu qua màng lọc. Chức năng của TTT và DK là cho ánh sáng truyền qua và tham gia hôi tụ ảnh trên võng mạc [2].

Khe thể mi là khoảng không gian mà giới hạn trước là chân mống mắt, giới hạn sau là dây chằng Zinn và giải thể mi, là vùng trung gian rìa ngoài giữa TTT và DK. Đây là môt bô phân không thể quan sát trực tiếp trên lâm sàng trừ phi có trợ giúp của nôi soi và đây cũng là vùng mà trong phẫu thuât khó tiếp cân vì ở xa, sâu và bị che khuất do đó rất khó thực hiên các thao tác kỹ thuât môt cách chính xác và hoàn hảo.

Ba thành tố trên nằm sát kề nhau trong cùng môt nhãn cầu kín tuy có những đâc điểm khác nhau về giải phẫu, sinh lý, cũng như bênh lý nói chung, nhưng xét về môt khía cạnh riêng biêt nào đó chúng đều có những mối liên quan khá chät chẽ đâc biêt là trong các phẫu thuât can thiêp vào nôi nhãn. Đây là môt vùng phẫu thuât mang tính thời sự đã được nhiều công trình nghiên cứu đề câp, nhưng cho đến nay vẫn còn ẩn náu nhiều vấn đề chưa được khai thác đầy đủ.

Chính vì vây mà mục tiêu của chuyên đề này là Tìm hiểu và cập nhật những hiểu biết về đặc điểm giải phẫu, sinh lý TTT – DK, khe thể mi và những biến đổi mô bệnh học của bao TTT – khe thể mi sau phẫu thuật nhằm phục vụ cho phẫu thuât cắt TTT – DK phối hợp đât thể thuỷ tinh nhân tạo (IOL) hâu phòng, cũng như để đề phòng, hạn chế’ và xử lý những biến chứng có thể xảy ra khi có tổn thương bênh lý của các thành tố này tại các thời điểm trước, trong và sau phẫu thuât.

1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU- SINH LÝ THE THỦY TINH 1.1. Giải phẫu – mô phôi thể thủy tinh

1.1.1. Giải phẫu thể thủy tinh

Thể thủy tinh bình thường là một thấu kính trong suốt, hai mặt lồi có chỉ số khúc xạ 1,36 – 1,4 và công suất khoảng +19, +20 dioptrie, chiêm 1/3 lực khúc xạ trong tổng công suất khúc xạ hội tụ của mắt. Cực trước và sau được nối nhau bởi một đường thẳng gọi là trục và xích đạo là chu vi lớn nhất của TTT. Các đường trên bề mặt nối cực trước với cực sau gọi là các kinh tuyên. Thể thủy tinh bình thường không có mạch máu và mạch bạch huyết, nó được treo bên trong mắt nhờ một vòng phức tạp gồm các sợi dây treo xuất phát từ thể mi tới bám vào bao trước và bao sau của TTT.

Thể thủy tinh phát triển liên tục suốt cuộc đời, khi mới sinh đường kính đo đến xích đạo là 6,4 mm, độ dài từ cực trước đến cực sau 3,5 mm, nặng 90 mg. Thể thủy tinh của người lớn đường kính 9 mm, độ dài trục trước sau là 5 mm, nặng 255mg. Độ dày của lớp vỏ tăng theo tuổi, đồng thời TTT có độ cong tăng dần, tuổi càng cao thì công suất khúc xạ càng tăng. Chiết suất TTT giảm khi tuổi tăng lên, có thể do tăng hạt protein không tan, do đó mắt của người lớn tuổi trở thành viễn hoặc cân thị tùy theo sự cân bằng những biến đổi này [1], [3], [8].

Thể thủy tinh nằm ngay sau đồng tử, phía trước áp sát với biểu mô mông mắt, phía sau tiếp giáp với màng hyaloid và trên những người trẻ giữa bao sau và dịch kính trước còn có dây chằng Wieger khá chắc nên khi có tổn thương bao sau hay là trong phẫu thuật lấy TTT thường gây thoát dịch kính. Xích đạo TTT chỉ cách thể mi một khoảng rộng chừng 0,5 mm [7].

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

1. Đặc điểm giải phẫu- sinh lý thể thủy tinh 2

1.1. Giải phẫu – mô phôi thể thủy tinh 2

1.1.1. Giải phẫu thể thủy tinh 2

1.1.2. Mô phôi học thể thủy tinh 4

1.2. Sinh lý học thể thuỷ tinh 7

1.2.1. Duy trì cân bằng nước và điên giải 7

1.2.2. Sự điều tiết (Accommodation) 9

1.2.3. Lão thị (Presbyopy) 10

1.3. Đặc điểm giải phẫu – sinh lý bao thể thủy tinh 10

1.3.1. Siêu cấu trúc bao thể thủy tinh 10

1.3.2. Đặc điểm lớp tế’’ bào dưới bao trước thể thủy tinh 12

1.3.3. Đặc điểm sinh lý học bao thể thủy tinh 14

2. Biến đổi mô bệnh học bao thể thủy tinh sau phẫu thuật 15

2.1. Biến đổi mô bênh học bao sau thể thuỷ tinh 15

2.1.1. Đặc điểm lâm sàng đục bao sau thể thủy tinh 15

2.1.2. Các hình thái đục bao sau 15

2.1.3. Thời gian xuất hiên đục bao sau 17

2.1.4. Tiến triển của đục bao sau 17

2.1.5. Tỷ lê đục bao sau 19

2.2. Đục xơ hoá và co kéo bao trước thể thủy tinh 19

3. Đặc điểm giải phẫu khe thể mi 21

3.1. Giải phẫu khe thể mi (ciliary sulcus) 21

3.2. Mô bênh học khe thể mi sau phẫu thuật 33

4. Đặc điểm giải phẫu- sinh lý dịch kính 35

4.1. Đặc điểm giải phẫu 35

4.2. Chức năng của dịch kính 38

4.2.1. Chức năng phát triển 38

4.2.2. Chức năng quang học 38

4.2.3. Chức năng cơ học 39

4.2.3. Chức năng sinh lý và chuyển hoá 39

Kết luận 40

Tài liệu tham khảo 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment