Đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ ở trẻ em trên siêu âm và cộng hưởng từ 1.5T
Luận văn Đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ ở trẻ em trên siêu âm và cộng hưởng từ 1.5T.Nang ống mật chủ là một hình thái bất thường giải phẫu bẩm sinh của đường mật, trong đó OMC giãn thành nang hình túi hoặc hình thoi mà không có tắc ở phần cuối của OMC.
Đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ ở trẻ em trên siêu âm và cộng hưởng từ 1.5T Bệnh được Vater mô tả lần đầu tiên năm (1723) và được Douglas mô tả chi tiết hơn vào năm (1852) bằng giải phẫu tử thi [1]. Bệnh gặp với tỉ lệ 3-4 nữ/1 nam. Ở Mỹ tỉ lệ mắc bệnh là 1/100.000 trẻ đẻ ra sống và 1/13.000 số bệnh nhân vào viện. Ở Nhật Bản bệnh phổ biến hơn (chiếm 2/3 số trường hợp được báo cáo trên thế giới) với tỷ lệ 1/1.000 trẻ đẻ ra sống [2]. Ở Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể nhưng số bệnh nhân tăng lên do được khám và phát hiện sớm bằng siêu âm. Bệnh cảnh điển hình của nang ống mật chủ là tam chứng kinh điển: đau hạ sườn phải, vàng da và u hạ sườn phải.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh áp dụng để chẩn đoán bao gồm: siêu âm, CLVT, CHT, chụp mật tuỵ ngược dòng, chụp xạ hình và chụp mật trong mổ, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.
Siêu âm là phương pháp đầu tiên để các nhà lâm sàng chỉ định trong việc sàng lọc và phát hiện bệnh lý về gan mật nói chung. Sự ưu việt của siêu âm là phương pháp dễ thăm khám, không xâm nhập, rẻ tiền và dễ thực hiện. Phương pháp có tỷ lệ chẩn đoán đúng rất cao đối với nang ống mật chủ. Tuy nhiên phương pháp còn hạn chế trong việc bộc lộ, đánh giá đoạn thấp ống mật chủ cũng như kênh chung mật tuỵ. Phương pháp chụp CLVT có thể cung cấp khá đầy đủ, chi tiết về vị trí, kích thước và đặc điểm của nang ống chủ, nhưng còn nhiều mặt hạn chế vì giá thành thăm khám còn cao, có nguy cơ phơi nhiễm với tia X và đặc biệt phương pháp chưa cung cấp được đầy đủ hình ảnh toàn bộ cây đường mật- tuỵ.
Kể từ năm 1991 CHT mật tuỵ được áp dụng để nghiên cứu và chẩn đoán các bệnh lý đường mật tụy. Phương pháp đã chứng tỏ có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: không xâm nhập cơ thể, không dùng tia X, cho hình ảnh cây đường mật 2 chiều hay 3 chiều, tái tạo trên các mặt phẳng khác nhau, từ đó bộc lộ rõ nét hình ảnh giải phẫu của toàn bộ cây đường mật, ống tụy cũng như đoạn chung mật tụy và các tổn thương đi kèm. Việc đánh giá có bất thường kênh chung mật tụy trước mổ là rất quan trọng trong bệnh lý nang ống mật chủ vì nó liên quan đến cơ chế bệnh sinh, chỉ định và cách thức phẫu thuật. Vì vậy thăm khám và phát hiện các bất thường này bằng CHT sẽ mang lại nhiều lợi ích và giá trị chẩn đoán.
Những thành công của CHT mật tụy áp dụng cho người lớn đã mang lại giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh lý và dị tật của đường mật – tụy ở nhiều trung tâm trên thế giới. Tại Việt Nam đã có nhiều trung tâm chẩn đoán hình ảnh áp dụng phương pháp thăm khám CHT mật tụy trong chẩn đoán bệnh lý gan mật nói chung và bệnh lý nang ống mật chủ nói riêng. Tuy vậy cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng cả hai phương pháp siêu âm kết hợp với CHT trong bệnh lý nang ống mật chủ ở trẻ em.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ ở trẻ em trên siêu âm và cộng hưởng từ 1.5T” với mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh nang ống chủ ở trẻ em trên siêu âm và cộng hưởng từ 1.5T.
MỤC LỤC
Lời cam đoan Mục lục
Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. GIẢI PHẪU ĐƯỜNG MẬT 3
1.2. GIẢI PHẪU ĐIỆN QUANG ĐƯỜNG MẬT 6
1.3. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG CỦA HỆ THỐNG ĐƯỜNG MẬT 7
1.4. CÁC BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU ĐƯỜNG MẬT VÙNG RỐN GAN 8
1.5. NANG ỐNG MẬT CHỦ 9
1.6. CHẨN ĐOÁN NANG ỐNG MẬT CHỦ 16
1.7. ĐIỀU TRỊ 28
1.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NOMC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ TRONG NGHIÊN CỨU 42
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 42
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SINH HÓA MÁU 43
3.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH NANG ỐNG MẬT CHỦ TRÊN SIÊU ÂM 43
3.4. ĐẶC ĐIỂM NANG ỐNG MẬT CHỦ TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ 46
3.5. KẾT QUẢ CHỤP MẬT TRONG MỔ VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG PHẪU
THUẬT 49
3.6. MỨC ĐỘ PHÙ HỢP GIỮA SIÊU ÂM VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ 49
3.7. GIÁ TRỊ CỦA CHT TRONG CHẨN ĐOÁN BẤT THƯỜNG KÊNH
CHUNG MẬT TỤY 50
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 52
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 52
4.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TRÊN SIÊU ÂM 53
4.3. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH NANG ỐNG MẬT CHỦ
TRÊN CHT 59
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. F. Alonso-Lej, W. B. Rever, Jr. D. J. Pessagno (1959), “Congenital choledochal cyst, with a report of 2, and an analysis of 94, cases”, Int Abstr Surg, 108(1), p.1-30.
2. T. Miyano, A. Yamataka, Y. Kato, O. Segawa, G. Lane, S. Takamizawa, S. Kohno T. Fujiwara (1996), “Hepaticoenterostomy after excision of choledochal cyst in children: a 30-year experience with 180 cases”, JPediatr Surg, 31(10), p. 1417-21.
3. Trịnh Văn Minh (2005), “Giải phẫu người”, Nhà xuất bản y học, tập 2, p.trang 367-373.
4. Tôn Thất Tùng (1984), “Các khái niệm cơ bản về giải phẫu và sự phân chia gan”, NXB Y học, p.tr.15-48.
5. Trịnh Hồng Sơn (2004), “Những biến đổi giải phẫu đường mật, ứng dụng phẫu thuật”, Nhà xuất bản Y học, Hà nội., p.14-88.
6. Nguyễn Duy Huề (2006), “Chẩn đoán cắt lớp vi tính gan và đường mật”, chương trình đào tạo lâm sàng tập trung, chụp cắt lớp điện toán, Bệnh viện Bạch mai, chương V, p.tr.187.
7. Nguyễn Phước Bảo Quân (2002), “Siêu âm bụng tổng quát”, nhà xuất bản y học.
8. Chuen-Bin Jiang Hung-Chang Lee, Wai-Tao Chan, Chun-Yan Yeung (2012), “Sonogram of Biliary Dilatation in Children”, book edited by Kerry Thoirs, ISBN 978-953-307-947-9, 11, p.188-198.
9. Tôn Thất Tùng (1971), “Các khái niện cơ bản về giải phẫu và phân chia gan”, một số cong trình nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản y học, p.250-264.
10. Seok Joo Han Myung-Joon Kim, Choon Sik Yoon, Joo Hee Kim,
Jung-Tak Oh, Ki Sup Chung and Hyung Sik Yoo (2002), “Using MR Cholangiopancreatography to Reveal Anomalous Pancreaticobiliary Ductal Union in Infants and Children with Choledochal Cysts”, American Journal of Roentgenology, 179(1), p.209-214.
11. A. Mishra, N. Pant, R. Chadha S. R. Choudhury (2007), “Choledochal cysts in infancy and childhood”, Indian JPediatr, 74(10), p.937-43.
12. T. Miyazaki, Y. Yamashita, T. Tsuchigame, H. Yamamoto, J. Urata M. Takahashi (1996), “MR cholangiopancreatography using HASTE (half-Fourier acquisition single-shot turbo spin-echo) sequences”, AJR Am JRoentgenol, 166(6), p.1297-303.
13. T. Miyazaki, Y. Yamashita, Y. Tang, T. Tsuchigame, M. Takahashi Y. Sera (1998), “Single-shot MR cholangiopancreatography of neonates, infants, and young children”, AJR Am J Roentgenol, 170(1), p.33-7.
14. O H Kim, H J Chung B G Choi (1995), “Imaging of the choledochal
cyst”, Radiographics, 15(1), p.69-88.
15. S. H. Kim, J. H. Lim, H. K. Yoon, B. K. Han, S. K. Lee Y. I. Kim
(2000), “Choledochal cyst: comparison of MR and conventional cholangiography”, Clin Radiol, 55(5), p.378-83.
16. Phạm Duy Hiền (2012), “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi nang ống mật chủ ở trẻ em”, luận án tiến sĩ khoa học Y học. Học viện quân Y.
17. D. P. Babbitt, R. J. Starshak A. R. Clemett (1973), “Choledochal
cyst: a concept of etiology”, Am J Roentgenol Radium Ther Nucl Med, 119(1), p.57-62.
D. P. Babbitt (1969), “Congenital choledochal cysts: new etiological concept based on anomalous relationships of the common bile duct and pancreatic bulb”, Ann Radiol, 12(3), p.231-40.
19. O’Neill J.A (1998), Pediatric Surgery, Mosby, 5th edition, p.1483¬1492.
20. M. Guelrud, C. Morera, M. Rodriguez, J. G. Prados D. Jaen
(1999), “Normal and anomalous pancreaticobiliary union in children and adolescents”, Gastrointest Endosc, 50(2), p.189-93.
21. T. Todani, Y. Watanabe, M. Narusue, K. Tabuchi K. Okajima
(1977), “Congenital bile duct cysts: Classification, operative
procedures, and review of thirty-seven cases including cancer arising from choledochal cyst”, Am JSurg, 134(2), p.263-9.
22. K. J. Mortele, T. C. Rocha, J. L. Streeter A. J. Taylor (2006), “Multimodality imaging of pancreatic and biliary congenital anomalies”, Radiographics, 26(3), p.715-31.
23. Nguyễn Duy Huề , Phạm Minh Thông (2012), “Chẩn đoán hình ảnh”, Nhà xuất bản giáo dục Việt nam.
24. MD • Mary T. Keogan Kenneth M. Vitellas, MD • Charles E. Spritzer, MD MD • Rendon C. Nelson (2000), “MR Cholangiopancreatography of Bile and Pancreatic Duct Abnormalities with Emphasis on the Single-Shot Fast Spin-Echo Technique”, RadioGraphics 20, p.939-957.
25. MD • Peter S. Liu Benjamin M. Yeh, MD • Jorge A. Soto, MD • Carlos A. MD • Hero K. Hussain Corvera, MD (2009), “MR Imaging and CT of the Biliary Tract”, Radiographics, 29, p.1669-1688.
26. G. B. Chavhan, P. S. Babyn, D. Manson L. Vidarsson (2008), “Pediatric MR cholangiopancreatography: principles, technique, and clinical applications”, Radiographies, 28(7), p.1951-62.
27. H. Irie, H. Honda, T. Kuroiwa, K. Yoshimitsu, H. Aibe, K. Shinozaki K. Masuda (2001), “Pitfalls in MR cholangiopancreatographic interpretation”, Radiographies, 21(1), p.23¬37.
28. L. Guibaud, A. Lachaud, R. Touraine, A. L. Guibal, M. Pelizzari,
T. Basset J. P. Pracros (1998), “MR cholangiography in neonates and infants: feasibility and preliminary applications”, AJR Am J
Roentgenol, 170(1), p.27-31.
29. Park SJ Lee HK, Yi BH, Lee AL, Moon JH, Chang YW (2009), “Imaging Features of Adult Choledochal Cysts: a Pictorial Review”, Korean J Radiol 10:71-80.
30. G. Rossi, M. Sciveres, L. Maruzzelli, G. Curcio, S. Riva, M. Traina, F. Tuzzolino, A. Luca, B. Gridelli G. Maggiore (2013), “Diagnosis of sclerosing cholangitis in children: Blinded, comparative study of magnetic resonance versus endoscopic cholangiography”, Clin Res Hepatol Gastroenterol, 3(13), p.00126-5.
31. E. Makin M. Davenport (2012), “Understanding choledochal malformation”, Areh Dis Child, 97(1), p.69-72.
32. A. Yamataka, K. Ohshiro, Y. Okada, Y. Hosoda, T. Fujiwara, S. Kohno, M. Sunagawa, S. Futagawa, N. Sakakibara T. Miyano (1997), “Complications after cyst excision with hepaticoenterostomy for choledochal cysts and their surgical management in children versus adults”, JPediatr Surg, 32(7), p.1097-102.
33. W. W. Lam, T. P. Lam, H. Saing, F. L. Chan K. L. Chan (1999), “MR cholangiography and CT cholangiography of pediatric patients with choledochal cysts”, AJR Am J Roentgenol, 173(2), p.401-5.
34. Nguyễn Xuân Thụ và cs (1995), ” kỹ thuật cắt bỏ nang trong phẫu thuật điều trị u nang ống mật chủ”, tạp chí hội nhi khoa Việt nam, NXB tổng hội y dược học Việt nam, p.tr 32-37.
35. Nguyễn Thanh Liêm , Phạm Duy Hiền, Nguyễn Đức Thọ (2005), “Kết quả điều trị 154 trường hợp u nang ống mật chủ bằng kỹ thuật cắt nang và nối mật – ruột kiểu Roux-en-Y”, Tạp chí Y học thực hành, 506, p. p 42-45.
36. Nguyễn Thanh Liêm , Phạm Duy Hiền, Nguyễn Đức Thọ (2007), “Kết quả điều trị 276 trường hợp u nang ống mật chủ bằng kỹ thuật cắt nang nối mật ruột kiểu Roux-en-Y và quai ruột biệt lập”, Tạp chí Thông tin y dược, 5, tr 31-35.
37. Trần Bình Giang và CS (2006), “Điều trị cắt bỏ nang ống mật chủ qua soi ổ bụng tại bệnh viện Việt Đức”, Tạp chíy học Việt nam số đặc biệt tập, 319, p.tr 221-227.
38. Trần Công Hoan Vũ Hải Thanh, Vũ Long (2007), “Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ ung thư đường mật rốn gan”, Y học thực hành, 11, p.589-590.
39. Vũ Mạnh Hùng (2007), “Đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư đường mật rốn gan”, luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà nội.
40. Phạm Hồng Liên (2011), “nghiên cứu đặ điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5T trong chẩn đoán sỏi đường mật chính ngoài gan”, Luận văn thạc sỹ Y học, trường đại học Y Hà nội.
41. K. Darge, S. A. Anupindi D. Jaramillo (2011), “MR imaging of the abdomen and pelvis in infants, children, and adolescents”, Radiology, 261(1), p.12-29.
42. M. Suzuki, T. Shimizu, T. Kudo, R. Suzuki, Y. Ohtsuka, Y.
Yamashiro, A. Shimotakahara A. Yamataka (2006), “Usefulness of nonbreath-hold 1-shot magnetic resonance cholangiopancreatography for the evaluation of choledochal cyst in children”, J Pediatr Gastroenterol Nutr, 42(5), p.539-44.
43. A. D. Levy C. A. Rohrmann, Jr. (2003), “Biliary cystic disease”, Curr Probl Diagn Radiol, 32(6), p.233-63.
44. N. Komi, H. Takehara, K. Kunitomo, Y. Miyoshi T. Yagi (1992), “Does the type of anomalous arrangement of pancreaticobiliary ducts influence the surgery and prognosis of choledochal cyst?”, J Pediatr Surg, 27(6), p.728-31.
45. Truong Nguyen Uy Linh , Nguyen Kinh Bang, Dao Trung Hieu
(2008), “Choledochal cyst in children: the results of complete cyst exision with high hepaticojejunostomy”, Y Hoc TP. Ho Chi Minh Vol. 12 (Supplement of No 1 – 2008), p.131 – 140.
46. H. C. Lee, C. Y. Yeung, P. Y. Chang, J. C. Sheu N. L. Wang (2000), “Dilatation of the biliary tree in children: sonographic diagnosis and its clinical significance”, J Ultrasound Med, 19(3), p.177-82; quiz 183-4.
47. CP Fischer HDE Atkinson, CHC De Jong, KK Madhavan, RW Parks, OJ Garden (2003), “Choledochal cysts in adults and their complications”, International Hepato-Pancreato-Biliary Association, 5(2), p.105-110.
48. S. S. Tan, N. C. Tan, S. Ibrahim K. H. Tay (2007), “Management of adult choledochal cyst”, Singapore Med J, 48(6), p.524-7.
49. B. K. Han, D. S. Babcock M. H. Gelfand (1981), “Choledochal cyst
with bile duct dilatation: sonography and 99mTc IDA
cholescintigraphy”, AJR Am J Roentgenol, 136(6), p.1075-9.
50. R. Hill, C. Parsons, P. Farrant, M. Sellars M. Davenport (2011), “Intrahepatic duct dilatation in type 4 choledochal malformation: pressure-related, postoperative resolution”, J Pediatr Surg, 46(2), p.299-303.
51. V. Y. Sacher, J. S. Davis, D. Sleeman J. Casillas (2013), “Role of magnetic resonance cholangiopancreatography in diagnosing choledochal cysts: Case series and review”, World J Radiol, 5(8), p.304-12.
52. A. J. Murphy, J. R. Axt, S. J. Crapp, C. A. Martin, G. L. Crane H. N. Lovvorn, 3rd (2012), “Concordance of imaging modalities and cost minimization in the diagnosis of pediatric choledochal cysts”, Pediatr Surg Int, 28(6), p.615-21.
53. O. Akhan, F. B. Demirkazik, M. N. Ozmen M. Ariyurek (1994), “Choledochal cysts: ultrasonographic findings and correlation with other imaging modalities”, Abdom Imaging, 19(3), p.243-7.
54. Rustad DG Cheney M, Lilly JR. (1985), ” Choledochal cyst”, World J Surg, 9, p.244-249.
55. H. Irie, H. Honda, M. Jimi, K. Yokohata, K. Chijiiwa, T. Kuroiwa, K. Hanada, K. Yoshimitsu, T. Tajima, S. Matsuo, S. Suita K. Masuda (1998), “Value of MR cholangiopancreatography in evaluating choledochal cysts”, AJR Am J Roentgenol, 171(5), p. 1381-5.
56. Z. L. Yu, L. J. Zhang, J. Z. Fu, J. Li, Q. Y. Zhang F. L. Chen (2004), “Anomalous pancreaticobiliary junction: image analysis and treatment principles”, Hepatobiliary Pancreat Dis Int, 3(1), p. 136-9.