ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỆ THỐNG ỐNG TỦY RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT HÀM TRÊN TRÊN PHIM CONEBEAM CT
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỆ THỐNG ỐNG TỦY RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT HÀM TRÊN TRÊN PHIM CONEBEAM CT
Trương Thị Mai Anh1, Phạm Thị Thu Hiền1, Đỗ Thị Thu Hương1, Phạm Như Hải1, Nguyễn Thị Như Trang2
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định số lượng và hình thái ống tủy của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên trên phim Conebeam ở một nhóm người khu vực Hà Nội và lân cận. Kết quả: Phim CBCT của 334 bệnh nhân đã được sử dụng. Hầu hết răng hàm lớn thứ nhất hàm trên có (99,55%); 35,78% răng có chân gần ngoài có hệ thống ống tủy phức tạp (vertucci 2-7). Sự khác nhau bên phải và trái không có ý nghĩa thống kê. Chân xa và chân trong chỉ có 1 ống tủy từ lỗ vào ống tủy đến chóp răng. Hình thái chân ngoài gần theo Vertucci I ở nữ là 71,86% cao hơn ở nam (54,97%). Các hình thái khác không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Hình thái ống tủy chữ C chiếm 2,99%, trong đó hình thái B1 (1,04%) và C (1,2%), không có sự khác biệt giữa nam và nữ cũng như bên phải và bên trái
Hiểu biết kĩ càng về hình thái học tủy răng là rất quan trọng để thành công trong điều trị nội nha. Do mỗi răng đều có đặc điểm riêng, nêu tạo ra một số lượng lớn các biến thể về số lượng và hình thái ống tủy. Những đặc điểm này làm khó khăn trong việc tạo hình, làm sạch và trám bít hệ thống ống tủy ba theo 3 chiều không gian, là tam thức để thành công trong điều trị nội nha.Mặt khác, sự hiểu biết không chính xác về tính phức tạp của hình thái ống tủy luôn dẫn đến không có phương pháp và cách thức tạo hình ống tủy phù hợp. Các thông số giải phẫu thường được mô tả trong tài liệu là răng hàm trên thứ nhất có 3 chân răng và 3 ống tủy mà không nêu ra được các biến thể có thể gặp cũng như tỷ lệ để các bác sĩ lâm sàng cẩn trọng khi điều trị tủy cho bệnh nhân, dễ dẫn tới điều trị sót ống tủy
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ống tủy, nội nha, cone-beam, răng hàm lớn thứ nhất hàm trên
Tài liệu tham khảo
1. Wolf, T.G., et al., Root canal morphology and configuration of 123 maxillary second molars by means of micro-CT. Int J Oral Sci, 2017. 9(1): p. 33-37.
2. VERTUCCI, F.J., Root canal morphology and its relationship to endodontic procedures. Endodontic Topics, 2005. 10, : p. 3–29.
3. Bansal, R., S. Hegde, and M.S. Astekar, Classification of Root Canal Configurations: A Review and a New Proposal of Nomenclature System for Root Canal Configuration. Journal of Clinical and Diagnostic Research, 2018.
4. Martins, J.N., et al., Prevalence and Characteristics of the Maxillary C-shaped Molar. J Endod, 2016. 42(3): p. 383-9.
5. Hiền, H.H.T., Đặc Điểm Hình Thái Chân Răng Và Ống Tủy Răng Cối Lớn Thứ Nhất Và Thứ Hai Người Việt Luận án tiến sĩ, Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, 2019.
6. Zhang, R., et al., Use of CBCT to identify the morphology of maxillary permanent molar teeth in a Chinese subpopulation. Int Endod J, 2011. 44(2): p. 162-9.
7. Alavi, A.M.v.c.c.s., Root and canal morphology of Thai maxillary molars. Int Endod J., 2002. 35(5): p. tr. 478-85.
8. Kim, Y., S.J. Lee, and J. Woo, Morphology of maxillary first and second molars analyzed by cone-beam computed tomography in a korean population: variations in the number of roots and canals and the incidence of fusion. J Endod, 2012. 38(8): p. 1063-8.
9. R, P., Root and canal morphology of human permanent teeth in a Sri Lankan and Japanese population. Anthropological Science, 2008. 116(2): p. 123-133.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com