Đặc điểm hình thái ống tuỷ răng cửa hàm dưới
Để điều trị tuỷ răng thành công, sự hiểu biết về các ông tuỷ và giải phẫu ông tuỷ đóng vai trò rất quan trọng. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm hình thái ông tuỷ răng cửa hàm dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 răng cửa hàm dưới đã đóng kín cuông, không bị tổn thương mô cứng đã được nhổ do viêm quanh răng hoặc do sang chấn từ các phòng khám răng hàm mặt ở Hà Nội. Dùng phương pháp làm mềm răng bằng cách khử canxi răng trong dung dịch A.Nitric, tạo các lát cắt ngang thẳng góc với trục đứng dọc của răng, nhuộm tiêu bản 2 màu Hematoxylin-Eosin. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi quang học, xác định hình thái của ông tuỷ, số lượng ông tuỷ của một răng, tính chu vi và diên tích mặt cắt trung bình qua ông tuỷ, phân loại hình thái ông tuỷ theo phân loại của Vertucci[6]. Kết quả:Loại I: 81,67%, Loại II: 1,67%, Loại III: 10%, Loại: IV1,67%, Loại V: 5%
I. ĐẶT VẤN ĐỂ
Để điều trị tuỷ răng thành công các nha sĩ phải tuân thủ tết các kỹ năng sau: chuẩn bị ông tuỷ (làm sạch, tạo hình) và hàn kín hê thông ông tuỷ. Chuẩn bị ông tuỷ đòi hỏi phải biết rõ về đặc điểm hình thái đa dạng của hê thông ông tuỷ[5]. Rất nhiều vấn đề xảy ra trong điều trị tuỷ vì thiếu hiểu biết về hình thái ông tuỷ, nhiều nha sĩ không nhận thấy sự có mặt của ông tuỷ thứ hai trong một chân răng. Kiến thức về giải phẫu tuỷ được dựa trên những dữ liêu nghiên cứu và những báo cáo trường hợp[1].
Nhìn chung răng cửa hàm dưới có một chân răng và có một ông tuỷ tổn tại trong chân răng đó. Ống tuỷ này rộng theo chiều môi-lưỡi và hẹp theo chiều gần-xa, nhưng nhiều nghiên cứu về hê thông ông tuỷ răng cửa hàm dưới cho thấy sự phổ biến hai ông tuỷ từ 11,5% đến 41,5%, mặc dù có rất nhiều trường hợp chúng chập với nhau làm một ông tuỷ ở 1-3 mm về phía chóp răng [7,8,9]
Năm 1925 Hess và Zurcher đã dùng cao su cứng bơm vào trong ông tuỷ và nhận thấy trong 136 RCHD có 37,6% có hai ông tuỷ. Cùng năm đó Barrett đã nhuộm màu ông tuỷ sau đó cắt ngang, kết quả trong 32 RCGHD có 25% có hai ông tuỷ và trong 32 RCBHD có 16% có hai ông tuỷ. Năm 1955, Green cũng nhuộm màu và cắt ngang 200 RCHD và đã nhận thấy 20% có hai ông tuỷ, trong đó có 13% với hai lỗ cuông răng riêng biệt, ông quan sát thấy giữa hai ông tuỷ có “eo” hay một “hành lang” nhỏ, nhìn trên mặt cắt ngang qua ông tuỷ nó như một khe hẹp. Những thất bại khi điều trị tuỷ RCHD là do không làm sạch vùng này một cách đầy đủ [4]
Năm 1965 Rankine- Wilson và Henry đã hàn ông tuỷ RCHD với vật liêu cảm quang, rổi cắt ngang chúng và chụp X quang. Theo các tác giả có 40,5% RCHD có hai ông tuỷ, chỉ có 5,4% có hai lỗ cuông răng riêng biêt. Năm 1974 Benjamin và Dowson đã nghiên cứu hình thể giải phẫu 364 RCHD đã được nhổ bằng phương pháp chụp X quang, kết quả có 41,1% có hai ông tuỷ, trong đó có
1, 3% có hai lỗ cuông răng riêng biêt[2]. Sau đó, Vertucci ( 1978) đã sử dụng phương pháp làm trong răng để nghiên cứu giải phẫu ông tuỷ của 300 răng cửa hàm dưới đã được nhổ, ông nhận thấy có
30% có hai ông tuỷ. Năm 1998 Mauger et al đã nhận xét hình thái ông tuỷ trên các lát cắt khác nhau ở 100 RCHD và đã báo cáo 98%-100% có một ông tuỷ ở 1-3mm về phía chóp răng [9].
Sự khác nhau của các kết quả nghiên cứu có liên quan đến thiết kế mẫu nghiên cứu, phương pháp xác định ông tuỷ (chụp X quang, cắt lát, làm trong)
Ở nưíc ta chưa có một nghiên cứu nào về đặc điểm hình thái ông tuỷ răng cửa hàm dưíi, vì vậy chúng tôi làm đề tài này víi mục đích xác định một số biến số hình thái ông tuỷ của răng cửa hàm dưíi ngưêi Việt nam. Đây là những sô liêu hình thái học ban đầu có giá trị tham khảo cho các nha sĩ khi điều trị tuỷ răng.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích