ĐẶC ĐIỂM HÔ HẤP, TUẦN HOÀN TRƯỚC VÀ TRONG MỔ CỦA BỆNH NHÂN VIẾT THƯƠNG TIM: NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH 33 TRƯỜNG HỢP

ĐẶC ĐIỂM HÔ HẤP, TUẦN HOÀN TRƯỚC VÀ TRONG MỔ CỦA BỆNH NHÂN VIẾT THƯƠNG TIM: NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH 33 TRƯỜNG HỢP

Vết thương tim (VTT) ít gặp trong chấn thương nói chung nhưng là loại tổn thương nguy hiểm, đe doạ tức thì tính mạng bệnh nhân. Đa số bệnh nhân có VTT tử vong sớm, chỉ có 6% sống sót khi đến bệnh viện và thường trong tình trạng nguy kịch do các rối loạn hô hấp và tuần hoàn (4). Tuy nhiên cơ hội sống sót của các bệnh nhân này rất lớn và phụ thuộc chủ yếu vào việc can thiệp ngoại khoa sớm, trong đó sự phối hợp chính xác giữa phẫu thuật và GMHS được coi là một trong những yếu tố quyết định.
Là một trong những tuyến cuối cùng về ngoại khoa của cả nước, bệnh viện Việt – Đức được tiếp nhận đa số các trường hợp VTT từ các bệnh viện của miền Bắc và Trung. Rối loạn hô hấp và tuần hoàn là những dấu hiệu vừa có giá trị chẩn đoán vừa có giá trị  tiên lượng trong cấp cứu VTT. Tuy nhiên cho đến nay hầu như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm của các rối loạn này. Mục tiêu:
Đánh giá một số đặc điểm hô hấp và tuần hoàn trước và trong mổ của bệnh nhân VTT tại bệnh viện Việt – Đức trong những năm vừa qua.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân có VTT, được chẩn đoán chắc chắn bằng phẫu thuật bởi phẫu thuật viên tim mạch tại bệnh viện Việt – Đức.
Loại trừ khỏi nghiên cứu bệnh nhân đã tử vong khi đến bệnh viện, tổn thương tim không do vết thương hoặc thiếu nhiều dữ liệu trong quá trình nghiên cứu.
2.    Phương pháp nghiên cứu
    Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả. Thu thập các bệnh nhân VTT được cấp cứu và phẫu thuật tại bệnh viện Việt – Đức từ 1/1999 – 7/2005.
    Tiến hành nghiên cứu
Xây  dựng  phiếu  nghiên  cứu  với  các  chỉ  số đánh giá theo mục đích nghiên cứu.
Xác định các bệnh nhân được chẩn đoán VTT trong mổ.
    Thu thập số liệu
Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân: Tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi tai nạn, xử trí tuyến dưới, thời gian tai nạn – vào viện, thời gian vào viện – phẫu thuật.
Tình trạng lúc vào phòng khám: Vị trí của vết thương, tình trạng hô hấp (tần số thở, tím tái, SpO2); tuần hoàn: nhịp tim, huyết áp động mạch (HAĐM), áp lực tĩnh mạch trung ương (PVC); điểm Glasgow; điểm chấn thương (RTS); kết quả XQ ngực, siêu âm tim – SA; hematocrite; chẩn đoán ngay trước mổ.
Tình trạng lúc vào phòng mổ và diễn biến trong mổ: Hô hấp, tuần hoàn, tri giác, thuốc mê và thuốc trợ tim, số lượng dịch, máu phải truyền, số lượng máu mất, tổn thương giải phẫu, khí máu đm, biến chứng lúc khởi mê và trong mổ.
Diễn biến sau mổ: Biến chứng sau mổ, thời gian thở máy, thời gian sử dụng thuốc trợ tim, thời gian nằm viện, kết quả điều trị, lý do tử vong hoặc xin về.
    Xử lý số liệu nghiên cứu
So sánh một số chỉ số hô hấp, tuần hoàn, RTS giữa các thời điểm vào phòng khám, ngay trước mổ, khởi mê và sau khởi mê (Anova, T test). Xác định mối liên quan r (Pearson correlation) giữa một số chỉ số: tần số thở, HAĐM, PVC, nhịp tim. p < 0,05 được coi là sự khác biệt có  nghĩa.
III.    KẾT QUẢ
1.    Đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân VTT
Tổng số bệnh nhân 33, Nam 30 (91%), Nữ 3 (9%). Tuổi trung bình 27 ± 9 (15 – 54) Lý do tai nạn: 91% do dao đâm, 9% do các tai nạn lao động, sinh hoạt khác.
Thời gian tai nạn – vào viện: 6,7 ± 7,8 giờ (0,5 – 48); Vào viện – phẫu thuật: 2,6 ± 3 giờ (0,3 – 15) và tai nạn – phẫu thuật 9,4 ± 9,8 giờ (0,8 – 53).30 bn được chuyển đến từ tuyến dưới, trong đó 59,6% được chẩn đoán hoặc nghi ngờ VTT, 40,4% bn còn lại được chẩn đoán là vết thương ngực đơn thuần, đa vết thương.
2.    Đặc  điểm  hô  hấp,  tuần  hoàn  và  chẩn đoán VTT lúc vào viện
Vị trí vết thương: 30 bệnh nhân (91%) có vết thương vùng ngực trái (từ KLS 3 – 9, từ cạnh ức đến đường nách giữa); 6% dưới mũi ức và 3% vết thương ngực phải.
Hô hấp: 71.9% bệnh nhân có thở nhanh > 25 lần/phút, 47% thở ≥ 30 lần/phút. không có bệnh nhân nào thở chậm khi vào viện. 6 bệnh nhân (18%) có tím tái. SpO2  93,9 ± 5,8 (77 – 99) không có O2 và 99 ± 1,9 (94 – 100) có O2 (n = 16).
Tuần hoàn: 55,5% mạch nhanh > 100 lần/phút, không bệnh nhân nào có mạch chậm. 31,3% có
HA tối đa < 90 mmHg. 91% có PVC > 8 cm H2O, CLS: Hematocrite khi vào viện 36,9 ± 7,2 (20,1 – 45), trong đó 19,4% có HT < 30%.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment