ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Quang Quý1,2,, Nguyễn Xuân Thanh1,2, Nguyễn Ngọc Tâm1,2, Hà Quốc Hùng1,2, Trần Viết Lực1,2, Vũ Thị Thanh Huyền1,2
Hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT)  là một hội chứng lão khoa, xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, biểu hiện là trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang trên 210 người bệnh loãng xương trong thời gian từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22,86% người bệnh loãng xương có hội chứng dễ bị tổn thương, trong đó đa số là HCDBTT mức độ nhẹ 18,1% và vừa 4,76%, không có HCDBTT mức độ nặng, rất nặng hay ở giai đoạn cuối. Tỷ lệ mắc HCDBTT ở người độc thân/góa/ly dị cao hơn so với những người đã kết hôn lần lượt là 48,48% và 18,08% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%. Tỷ lệ bệnh nhân loãng xương bị HCDBTT chiếm tỷ lệ không nhỏ, do đó việc đánh giá hội chứng này trên những bệnh nhân loãng xương nên trở thành một quy trình thường quy để có thể phát hiện và đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh cao tuổi.

Hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) là một hội chứng lão khoa, xảy ra do sự tích tụ của quá trình  suy  giảm  chức  năng  nhiều  hệ  thống  cơ quan trong cơ thể, biểu hiện là trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường [1]. HCDBTT có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi trên người cao tuổi như ngã, suy giảm  nhận  thức,  khuyết  tật,  sốngphụ  thuộc, cũng như gia tăng tỷ lệ tử vong, sử dụng quá nhiều thuốc, kéo dài thời gian nằm viện nhưng đồng thời đây cũng là một dấu hiệu tiên lượng quan trọng góp phần ngăn chặn, trì hoãn tình trạng tiến triển nặng hơn [2]. Loãng  xương  là  một  bệnh  lý  về  hệ  thống xương với đặc điểm là khối lượng xương thấp và sự suy giảm vi kiến trúc của các mô xương. Khi dân số già đi, số ca gãy xương do loãng xương gia tăng đáng kể, gây ra gánh nặng về y tế như tăng  tỷ  lệ  nhập  viện,  thời  gian  nằm  viện,  suy giảm chất lượng cuộc sống, tàn tật và tử vong [3]. Trong năm 2000, ước tính có 9 triệu ca gãy xương mới xảy ra trên toàn cầu và đang thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới.Loãng xương và HCDBTT đều là hậu quả của quá  trình  lão  hóa. Trênthế  giới  đã  có  những nghiên  cứu  chứng  minh  rằngHCDBTT  có  liên quan đến sự suy giảm mật độ xương. Theo tác giả  Caladovà  cộng  sự  (2016)  nghiên  cứu  trên 385 người cao tuổi tại Brazil có 42,9% người mắc HCDBTT  bị  loãng  xương,  so  với  16,4%  người không  bị  HCDBTT [4]. Việc  đánh  giá  mức  độ HCDBTT ở người cao tuổi có thể hỗ trợ việc đánh giá, quản lý và ra quyết định đối với bệnh loãng xương và gãy xương do loãng xương ở cấp độ nghiên cứu lâm sàng và cấp độ chính sách chăm sóc sức khỏe.Tại Việt Nam hiện chưa có công bố nào về HCDBTT  ở  người  cao  tuổi  bị  loãng  xương.  Để góp  phần  tăng  cường  chăm  sóc  sức  khỏe  và nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi, đặc biệt người cao tuổi mắc bệnh loãng xương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu “Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan tới hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi loãng xương tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương”

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment