ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG STEVENS-JOHNSON TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I TỪ NĂM 1998 -2002
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG STEVENS-JOHNSON TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I TỪ NĂM 1998 -2002
Võ Công Đồng, Bạch Văn Cam, Trần Hoàng Ut
TÓM TẮT :
-Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả những đặc điểm hội chứng Stevens-Johnson ở trẻ em tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi Đồng I từ năm 1998-2002.
-Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi Đồng I từ năm 1998-2002. -Kết quả nghiên cứu: Trong 5 năm chúng tôi có 44 trường hợp, 25 nam, 19 nữ (tỉ lệ nam/nữ 1.32/1), bệnh nhân trẻ nhất là 8.5 tháng. Triệu chứng thường gặp nhất la hồng ban 95.5%, lở miệng 93.2%, viêm kết mạc 90.9%, bóng nước 75%. Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống thuốc từ 2 đến 3 ngày, nhóm thuốc chống động kinh từ 9 đến 12 ngày. Thường gặp là thuốc chống động kinh (Carbamazepin 31.8%, Phenobarbital 11.4%), kháng sinh (Cotrimoxazole 6.8%, amoxicillin 4.5%, cephalexin 4.5%). Các xét nghiệm có tăng bạch cầu đa nhân, bạch cầu ái toan, VS, CRP, men gan, 45.2% có hạ natri máu khi nhập viện. Bệnh nhân thường hết sốt trước 10 ngày, bóng nước tróc vẩy hoàn toàn và lành sẹo vào ngày thứ 12, thời gian nằm viện trung bình là 16 ngày, 80 % cần nuôi ăn qua ống thông dạ dày. Tử vong 6.8%. -Kết luận: Phần lớn hội chứng Stevens-Johnson do thuốc gây ra, do đó cần phải chú ý tiền sử dị ứng và cân nhắc khi dùng thuốc, nhất là nhóm thuốc chống động kinh và kháng sinh. Cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để hạn chế tình trạng bội nhiễm và suy dinh dưỡng do thiếu cung cấp.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất