Đặc điểm hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đặc điểm hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Luận văn Đặc điểm hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Suy thận mạn là một bệnh mạn tính, được ví như “kẻ giết người thầm lặng”. Suy thận mạn tiến triển qua nhiều giai đoạn trong một thời gian dài, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nó là hậu quả của quá trình suy giảm số lượng và chức năng của nephron, làm giảm từ từ mức lọc cầu thận, dẫn đến giảm chức năng của thận, cuối cùng là tình trạng tăng nitơ phi protein máu. Điều hòa sản xuất hồng cầu là một trong những chức năng chính của thận, vì vậy dù nguyên nhân khởi bệnh là ở cầu thận, hay ống kẽ thận… thì khi thận suy đều gây triệu chứng thiếu máu. Thận càng suy thì mức độ thiếu máu càng nặng. Thiếu máu, ngay từ giai đoạn đầu của suy thận có thể làm bệnh nhân mệt mỏi, suy giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Ngoài ra, thiếu máu có thể dẫn tới tăng huyết áp, suy tim, làm thúc đẩy sớm hơn tiến triển của bệnh suy thận và gây ra hàng loạt những biến chứng về tim mạch, thần kinh, …làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân [16]. Vì vậy, chống thiếu máu là một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của việc điều trị suy thận mạn.

Tỷ lệ mắc suy thận mạn tiếp tục tăng lên trên toàn thế giới, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối. Theo báo cáo của NHANES ở Hoa Kỳ về tỷ lệ suy thận mạn gần đây nhất từ 1999 đến 2004 là 26 triệu (13%) trong khoảng 200 triệu dân Hoa Kỳ tuổi từ 20 trở lên. Trong số này có khoảng 65,3% mắc suy thận giai đoạn III hoặc IV. Các báo cáo gần đây nhất của USRDS ước tính rằng, gần nửa triệu bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tại Hoa Kỳ đã được điều trị vào cuối năm 2004 và đến năm 2010 con số này dự kiến sẽ tăng khoảng 40%. Chi phí cho việc chạy thận và ghép thận là gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển như ở châu Á, châu Phi. Hơn nữa, bệnh thận mạn tính có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh thiếu máu và bệnh suy tim. Thiếu máu có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh suy thận và suy tim. Do đó, việc xác định và giảm tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính cùng với việc điều trị thiếu máu trong suy thận mạn đã trở thành một trong những ưu tiên quan trọng trong lĩnh vực y tế [45].
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thiếu máu trong suy thận mạn để tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh và các biện pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân suy thận mạn. Một trong những thành tựu nổi bật nhất đó là việc sản xuất và ứng dụng thành công Erythropoietin người tái tổ hợp (rHu- EPO) vào việc điều trị thiếu máu trong suy thận mạn.
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thiếu máu trong suy thận mạn. Để đóng góp thêm vào những hiểu biết về đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân suy thận mạn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài:
“Đặc điểm hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”.
Nhằm 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn.
2. Tìm hiểu mối tương quan giữa mức độ thiếu máu và các giai đoạn suy thận của bệnh nhân suy thận mạn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số đặc điểm của suy thận mạn tính. 3
1.1.1. Sinh lý thận bình thường. 3
1.1.2. Khái niệm chung về suy thận mạn tính. 4
1.1.3. Các nguyên nhân gây suy thận mạn. 5
1.1.4. Các triệu chứng của suy thận mạn. 5
1.2. Một số đặc điểm của thiếu máu trong suy thận mạn tính. 6
1.2.1. Khái niệm chung về thiếu máu. 6
1.2.2. Đặc điểm của thiếu máu trong suy thận mạn. 7
1.2.3. Cơ chế gây thiếu máu trong suy thận mạn. 8
1.2.4. Vai trò của thận trong quá trình sinh hồng cầu. 10
1.3. Hậu quả của tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính. 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 18
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán. 18
2.1.2. Các chỉ số xét nghiệm trong nghiên cứu. 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 20
2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả xét nghiệm. 20
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu. 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 23
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn STM. 23
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân gây STM. 24
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo giới. 25
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi. 26
3.1.5. Các triệu chứng lâm sàng. 27
3.2. Kết quả xét nghiệm. 28
3.2.1. Kết quả xét nghiệm huyết học. 28
3.2.2. Các chỉ số huyết học khác. 31
3.2.3. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu. 34
3.3. Mối tương quan giữa tình trạng thiếu máu và giai đoạn STM. 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 41
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 41
4.1.1. Các giai đoạn suy thận mạn. 41
4.1.2. Đặc điểm về giới và tuổi. 42
4.1.3. Một số đặc điểm của STM của đối tượng nghiên cứu. 43
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thiếu máu trong STM. 46
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của thiếu máu trong STM. 46
4.2.2. Mức độ thiếu máu ở bệnh nhân STM. 46
4.2.3. Đặc điểm huyết học của thiếu máu trong STM 49
4.3. Mối tương quan giữa tình trạng thiếu máu và giai đoạn suy thận. 52
4.3.1. Mối tương quan giữa mức độ thiếu máu và giai đoạn suy thận 52
4.3.2. Mối tương quan giữa tình trạng thiếu máu và dự trữ sắt ở bệnh nhân suy thận mạn… 53
KẾT LUẬN 55
KIẾN NGHỊ 57
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Leave a Comment