ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN DA VÀ MÔ MỀM PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN DA VÀ MÔ MỀM PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nguyễn Ngọc Hòa1, Nguyễn Thị Mai Thơ1
1 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn da và mô mềm có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở mọi khoa lâm sàng. Nhiễm khuẩn da và mô mềm có thể bị tái phát nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị triệt để. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da mô mềm thường gặp tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da, mô mềm phân lập được tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da và mô mềm chiếm tỷ lệ cao nhất đó là S. aureus (45,3%), tiếp đó là E. coli (11,3%) và P. aeruginosa (9,8%). Tỷ lệ MRSA trong các chủng vi khuẩn S. aureus là 74,9%. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa cao nhất là ticacillin+clavulanic (20,5%), levofloxacin (15,4%), ciprofloxacin (12,8%). E. coli kháng Cephalosporine, Quinolone từ 50-70%, Carbapenem 4,5%, tỷ lệ ESBL 45,3%. Kết luận: Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da, mô mềm thường gặp là S. aureus (45,3%), E. coli (11,3%), P. aeruginosa (9,8%). Các chủng Staphylococcus aureus kháng methicillin 73,7%, chưa ghi nhận kháng Vancomycin và Linezolid. Pseudomonas aeruginosa có mức độ đề kháng thấp với các kháng sinh thông dụng. Escherichia coli kháng cao với Caphalosporine, Quinolon từ 50-70%, kháng thấp với Carbapenem với 4,5%.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở mọi khoa lâm sàng. Căn nguyên gây ra bệnh rất đa dạng và phong phú, bao gồm virus, ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn. Trong số đó, các tác nhân vi khuẩn được nghiên cứu và đề cập nhiều hơn hết và chiếm phần lớn đó là các vi khuẩn Gram âm. Hiện nay, vi khuẩn có sự đề kháng đến mức báo động [5,6]. Thực trạng sử dụng kháng sinh một cách tràn lan và không theo một chỉ định nào cũng khá phổ biến. Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cũng đã cho thấy rằng không những tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh đề kháng kháng sinh ngày càng cao mà còn có tính chất đa đề kháng. Nguy hiểm hơn là tình trạng các vi khuẩn này đa kháng kháng sinh lại có xu hướng ngày càng lan rộng và tồn tại dai dẳng, đặc biệt xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng hoặc hoàn toàn kháng kháng sinh gây ra không ít khó khăn cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trong đó có nhiễm khuẩn da và mô mềm [6,7]. Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An hàng năm điều trị hàng trăm bệnh nhân có nhiễm khuẩn da, mô mềm. Để đóng góp thêm hiểu biết về các tác nhân gây nhiễm khuẩn và mức độ kháng kháng sinh tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xác định nguyên gây nhiễm khuẩn da, mô mềm và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng tại Bệnh viện
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm khuẩn da mô mềm, kháng kháng sinh, Staphylococcus aureus, E. coli, P. aeruginosa
Tài liệu tham khảo
1. N. D. P. Salu Rai, Uday Narayan Yadav, “Bacteriological Profile and Antimicrobial Susceptibility Patterns of Bacteria Isolated from Pus/Wound Swab Samples from Children Attending a Tertiary Care Hospital in Kathmandu, Nepalfile:///D:/Cao Học/Tài liệu tham khảo/1.pdf,” Int. J. Microbiol., pp. 1–5, 2017.
2. R. D. Mistry et al., “Clinical management of skin and soft tissue infections in the U.S. Emergency departments,” West. J. Emerg. Med., vol. 15, no. 4, pp. 491–498, 2014.
3. et al Rennie RP, Jones RN, Mutnick AH, “Occurrence and antimicrobial susceptibility patterns of pathogens isolated from skin and soft tissue infections: report from the Sentry antimicrobial surveillance program,” Diagn Microbio Infect Dis, vol. 45, no. 4, pp. 287–93, 2003.
4. L. V. T. Lê Huy Thạch, “Tình hình đề kháng kháng sinh In-vitro của Staphylococcus aureus,” 2016.
5. P. H. N. Chu Anh Tuấn, Nguyễn Như Lâm, “Căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại khoa bỏng và phẫu thuật tạo hình – Bệnh viện Chợ Rẫy 2013,” tạp chí Y học Thảm họa và bỏng, no. Số 2, 2015, 2013.
6. V. L. N. L. Nguyễn Hữu An, Trần Thị Tuyết Nga, Cao Hữu Nghĩa, “Tỷ lệ khánh kháng sinh của Staphylococcus aureus trong các mẫu bệnh phẩm tại Việ Pasteur TP. Hồ Chí Minh,” Tạp chí Y học dự phòng, vol. 10, no. Tập XXXIII, p. 146, 2013.
7. Phạm Hùng Vân and Phạm Thái Bình, “Đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus-Kết quả nghiên cứu đa trung tâm thực hiện trên 235 chủng vi khuẩn,” TTạp chí Y học thực hành ISSN 0866-7241, no. 513, pp. 117–125, 2005.
8. Bùi Khắc Hậu và nhóm tác giả, “Dịch tễ học phân tử các chủng Pseudomonas aeruginosa đa kháng thuốc nhiễm trùng bệnh viện tại Hà Nội,” Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài cấp Bộ, Đại học Y Hà Nội, 2008.
9. T. V. N. Trần Minh Giang, “Pseudomonas Aeruginosa đa kháng: Kết quả từ nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm phổi thở máy.” [Online]. Available: http://www.hoihohaptphcm.org/chuyende/benh-phoi/299-pseudomonas-aeruginosa-da-khang-ket-qua-tu-nghien-cuu-lam-sang-tren-benh-nhan-viem-phoi-thoi-may. [Accessed: 13-Mar-2020].
10. H. T. K. L. Lê Ngọc Sơn, Trình Minh Hiệp, “Tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella spp. phân lập tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre,” Thời sự Y học, pp. 51–54, 2017.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com