Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho và hiệu quả điều trị trên một số bệnh có giảm tiểu cầu tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, năm 2018

Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho và hiệu quả điều trị trên một số bệnh có giảm tiểu cầu tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, năm 2018

Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho và hiệu quả điều trị trên một số bệnh có giảm tiểu cầu tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, năm 2018.Từ những năm đầu thế kỷ 20, khi Karl Lansteiner và Decastello tìm ra hệ nhóm máu ABO và Rh đã mở ra một kỷ nguyên truyền máu cho nhân loại. Trải qua hơn một thế kỷ, nhờ phát hiện thêm nhiều nhóm máu khác của hệ hồng cầu ngoài nhóm máu ABO, ngành truyền máu đã phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là nguyên tắc “Truyền máu hiện đại” là chỉ định đúng, hợp lý, truyền đúng, truyền đủ, cần gì truyền nấy, không cần không truyền đã mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị cho người bệnh.

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu được sinh ra từ các mẫu tiểu cầu ở tuỷ xương. Tiểu cầu có chức năng quan trọng trong cầm máu và chống chảy máu nhờ các tính chất đặc thù như: tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hoá chất nhầy để giải phóng ra yếu tố hoạt hóa đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và bảo vệ thành mạch. Thiếu tiểu cầu gây nên những bệnh cảnh chảy máu rất đa dạng.
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, khối tiểu cầu đã được tách ra từ những đơn vị máu toàn phần. Đến thập niên 80, việc điều chế ra chế phẩm khối tiểu cầu càng được phát triển hơn, bắt đầu có những khối tiểu cầu được gạn tách từ một người cho. Đến nay, truyền khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tự động là một phương pháp điều trị rất có hiệu quả đối với những người bệnh bị giảm tiểu cầu [37],[44].
Kỹ thuật tách tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tự động là một kỹ thuật mới, được các hãng như Hemonetics, Fresenius, Cobe Technology, Amicus phát triển với những đặc tính riêng của mỗi loại máy nhưng đã mang lại hiệu quả cao trong chiết tách khối tiểu cầu.
Chỉ định truyền máu và các chế phẩm máu cần đảm bào hòa hợp về mặt miễn dịch cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Giảm số lượng tiểu cầu gặp ở nhiều nhóm bệnh khác nhau như: xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, suy tủy xương, lơ xê mi cấp, đa chấn thương, rối loạn đông máu… Truyền khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động đã được chỉ định cho người bệnh có giảm tiểu cầu một cách thường xuyên hơn trong những năm gần đây.
Ở Việt Nam, kỹ thuật tách tiểu cầu từ máy tách tế bào tự động đã được thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 21 tại các trung tâm Truyền máu lớn như Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh đã mang đến những lợi ích lớn cho người bệnh, cải thiện đáng kể trong điều trị các bệnh lý giảm tiểu cầu.
Tại Hải Phòng, Trung tâm Huyết học-Truyền máu bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã thực hiện kỹ thuật tách tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào máu tự động (sau đây gọi là khối tiểu cầu gạn tách) từ năm 2010, đảm bảo cung cấp chế phẩm khối tiểu cầu có chất lượng cho người bệnh, giúp cho công tác cấp cứu và điều trị người bệnh đạt hiệu quả cao hơn, kéo dài thời gian sống và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, đặc biệt giảm tối đa các biến chứng do giảm tiểu cầu gây ra.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu trong quá trình bảo quản, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu máy khi điều trị cho người bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho và hiệu quả điều trị trên một số bệnh có giảm tiểu cầu tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, năm 2018” nhằm những mục tiêu sau đây:
1.    Nghiên cứu đặc điểm và sự thay đổi một số chỉ số huyết học và hóa sinh trong bảo quản khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động Amicus.
2.    Nhận xét hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu từ một người cho trên một số bệnh có giảm tiểu cầu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2018.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của tiểu cầu    3
1.1.1.  Đặc điểm sinh sản của tiểu cầu    3
1.1.2 Cấu trúc tiểu cầu    4
1.1.3. Hóa sinh tiểu cầu    6
1.1.4. Các yếu tố tiểu cầu     7
1.1.5. Chức năng của tiểu cầu    8
1.1.6. Mối liên quan giữa tiểu cầu và hệ thống đông máu    9
1.2. Khối tiểu cầu gạn tách    9
1.2.1. Tuyển chọn người hiến tiểu cầu    9
1.2.2. Gạn tách tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự động    11
1.2.3. Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho bằng máy tách tự động    12
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tiểu cầu bảo quản:    13
1.3. Sử dụng khối tiểu cầu trong lâm sàng    17
1.3.1. Chỉ định    17
1.3.2. Đánh giá hiệu quả sau khi truyền khối tiểu cầu:    17
1.4. Tình hình nghiên cứu khối tiểu cầu bảo quản và hiệu quả sử dụng tiểu cầu gạn tách ở Việt Nam    18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    19
2.1. Đối tượng nghiên cứu    19
2.1.1. Đơn vị tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động    19
2.1.2. Người bệnh được truyền khối tiểu cầu gạn tách    19
2.2. Phương pháp nghiên cứu    20
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu    20
2.2.2. Nội dung nghiên cứu    20
2.3. Địa điểm nghiên cứu    22
2.4. Mô hình nghiên cứu    23
2.5. Xử lý số liệu    23
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu    23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    24
3.1. Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách, thay đổi chỉ số huyết học – hóa sinh qua thời gian bảo quản    24
3.1.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách    24
3.1.2. Thay đổi chỉ số huyết học của khối tiểu cầu gạn tách:    29
Chương 4: BÀN LUẬN    43
4.1. Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách, thay đổi chỉ số huyết học – hóa sinh qua thời gian bảo quản    43
4.1.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách    43
4.1.2. Thay đổi chỉ số huyết học của các đơn vị khối tiểu cầu gạn tách    48
4.1.3. Thay đổi một số chỉ số hóa sinh qua thời gian bảo quản khối tiểu cầu    50
4.2. Hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu gạn tách trên một số bệnh giảm tiểu cầu    55
KẾT LUẬN    62
KIẾN NGHỊ    64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách    24
Bảng 3.2. Mối liên quan của cân nặng người hiến với số lượng tiểu cầu gạn tách được    28
Bảng 3.3. Mối liên quan của số lượng tiểu cầu của người hiến với số lượng tiểu cầu gạn tách được    28
Bảng 3.4. Các chỉ số huyết học của đơn vị tiểu cầu ngay sau gạn tách    29
Bảng 3.5. Thay đổi số lượng hồng cầu qua thời gian bảo quản    30
Bảng 3.6.  Thay đổi số lượng bạch cầu qua thời gian bảo quản    30
Bảng 3.7. Thay đổi số lượng tiểu cầu qua thời gian bảo quản    31
Bảng 3.8 : Chỉ số hóa sinh của đơn vị khối tiểu cầu ngay sau gạn tách    31
Bảng 3.9. Thay đổi pH của khối tiểu cầu qua thời gian bảo quản    32
Bảng 3.10. Thay đổi nồng độ Glucose của KTC qua thời gian bảo quản    33
Bảng 3.11. Thay đổi nồng độ Protein của KTC qua thời gian bảo quản    34
Bảng 3.12. Thay đổi nồng độ ion Na+ của KTC qua thời gian bảo quản    34
Bảng 3.13. Thay đổi nồng độ ion K+ của KTC qua thời gian bảo quản    35
Bảng 3.14. Thay đổi nồng độ ion Ca+ của KTC qua thời gian bảo quản    35
Bảng 3.15. Phân bố nhóm bệnh nghiên cứu    36
Bảng 3.16. Số lượng tiểu cầu được truyền cho người bệnh    37
Bảng 3.17. So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm xuất huyết giảm tiểu cầu trước và sau truyền tiểu cầu    38
Bảng 3.18. So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm Lơ xe mi cấp  trước và sau truyền tiểu cầu    39
Bảng 3.19. So sánh số lượng tiểu cầu nhóm Suy tủy xương trước và sau truyền tiểu cầu    40
Bảng 3.20. So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm Đa chấn thương trước và sau truyền tiểu cầu    41
Bảng 3.21. So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm sốc nhiễm khuẩn trước và sau truyền tiểu cầu    42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm máu người hiến tiểu cầu gạn tách    25
Biểu đồ 3.2. Phân bố quê quán của người hiến tiểu cầu    25
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân bố độ tuổi của người hiến tiểu cầu    26
Biểu đồ 3.4:  Biểu đồ phân bố số lượng tiểu cầu người hiến tiểu cầu gạn tách    26
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân bố số lượng tiểu cầu thu nhận được    27
Biểu đồ 3.6. Mối tương quan giữa nồng độ Glucose và độ pH trong khối tiểu cầu bảo quản ngày thứ 5    33
Biểu đồ 3.7. Phân bố nhóm bệnh lý giảm tiểu cầu nghiên cứu    36

Leave a Comment