Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Điều dưỡng là một công việc thường xuyên, gắn kết chặt chẽ với mọi giai đoạn trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân (BN). Trên thế giới, chuyên ngành điều dưỡng (ĐD) đã được xác định là một nghề nghiệp, ngành (ĐD) đã phát triển rất mạnh mẽ có nhiều thành tựu to lớn. Ở Việt Nam, Ngành điều dưỡng đã được triển khai tại tất cả các cơ sở y tế, đặc biệt là trong các bệnh viện lớn. Vai trò của ĐD là rất quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị BN; ĐD không những có vai trò quan trọng trong chăm sóc, điều trịBN nội trú tại bệnh viện mà cả với giai đoạn điều trị ngoại trú [9]. Tuy nhiên, việc chăm sóc toàn diện (CSTD) trong công tác ĐD còn nhiều nơi chưa được coi trọng, chưa được chuẩn hóa, năng lực điều hành của ĐD trưởng còn hạn chế, ĐD viên chưa được huấn luyện cập nhật theo chuyên khoa và còn chưa hiểu hết vai trò, kiến thức cũng như kỹ năng của công tác ĐD trong chăm sóc và điều trị BN [2].
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease: COPD) là một bệnh hô hấp rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. COPD đang là vấn đề toàn cầu và là gánh nặng cho BN cũng như cả hệ thống y tế. COPD là bệnh mạn tính, không gây nguy hiểm tức thì cho người bệnh, nhưng người bệnh sẽthường xuyên bị thiếu oxy trong máu, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở,tức ngực, ho, khạc đờm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm sức lao động, thậm chí nhiều người không tự lo được nhu cầu sinh hoạt của bản thân, phải lệ thuộc vào người khác, vậy chẳng khác nào “chưa tàn” mà đã “phế”. Đa số BN mắc COPD giai đoạn ổn định chỉ cầnđiều trị tại nhà, BN chỉ vào viện khi có đợt cấp. Điều quan trọng là phát hiện, chẩn đoán COPD sớm và quản lý thích hợp, có chế độ hoạt động thể lực phù hợp, được hướng dẫn vềphục hồi chức năng hô hấp… thì có thể ngăn ngừa và giảm đáng kể các triệu chứng (đặc biệt là khó thở). Việc điều trị và chăm sóc cho BN mắc bệnh COPD cần phải toàn diện, trong đó cần chú trọng các biện pháp không dùng thuốc, trong đó vai trò công tác ĐD là rất quan trọng, một trong những nội dung cơ bản đó là việc phục hồi chức năng hô hấp cho BN.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện TƯQĐ 108) là Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Quân đội, năm 2010 đã được công nhận là một trong bốn Bệnh viện hạng đặc biệt Quốc gia. Công tác ĐD đã được quan tâm đặc biệt, đã có nhiều hội nghị về ĐD toàn Quân được tổ chức tại Bệnh viện. Tuy nhiên, ĐD trong từng chuyên ngành còn có phần chưa được chuyên sâu, trong đó có chuyên ngành hô hấp. Vì vậy, việc triển khai toàn diện và từng bước chuẩn hóa, chuyên sâu công tác ĐD trong chăm sóc và điều trị BN nói chung và BN mắc COPD nói riêng là vấn đề bức thiết, điều này có ý nghĩa đặc biệt để nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị BN mắc COPD tại Bệnh viện cũng như hướng dẫn BN tự chăm sóc và điều trị tại gia đình.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại BVTWQĐ108” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, điều trị và dự phòng COPD ở bệnh nhân COPD điều trị tại Bệnh viện TWQĐ108.
2. Nhận xét sơ bộ thực trạng nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân mắc COPD tại Bệnh viện TƯQĐ 108.
Mục lục Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhận thức của điều dưỡng viên trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại BVTWQĐ108
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ COPD 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Dịch tễ học COPD 3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ 4
1.2. NÉT CƠ BẢN VỀ GIẢI PHẪU, SINH LÝ HÔ HẤP BỆNH
COPD
4
1.2.1. Đường hô hấp trên
4
1.2.2. Đường hô hấp dưới 4
1.2.3. Nhu mô phổi 5
1.2.4. Khoang màng phổi
5
1.2.5. Thông khí 5
1.2.6. Trao đổi khí tại phổi 6
1.3. SINH LÝ BỆNH COPD
7
1.3.1. Sự tăng tiết chất nhầy và rối loạn chức năng hô hấp 7
1.3.2. Sự giới hạn lưu lượng khí thở và sự căng phồng phổi. 7
1.3.3. Bất thường về sự trao đổi khí 7
1.3.4. Tăng áp phổi và tâm phế mạn 7
1.4. CHẨN ĐOÁN COPD 8
1.4.1. Chẩn đoán xác định 8
1.4.2. Chẩn đoán mức độ 8
1.4.3. Chẩn đoán đợt cấp COPD 8
1.5. ĐIỀU TRỊ COPD 9
1.5.1. Chăm sóc và điều trị COPD trong giai đoạn ổn định 9
1.5.2. Chỉ định nhập viện khi có đợt cấp COPD 10
1.5.3. Điều trị đợt cấp COPD tại các khoa nội 11
1.6. DỰ PHÒNG MẮC VÀ DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG 11
1.6.1. Dự phòng mắc 11
1.6.2. Dự phòng biến chứng 11
1.7. CÔNG TÁC ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN 12
1.7.1. Lịch sử ngành điều dưỡng 12
1.7.2. Quy trình điều dưỡng cơ bản 12
1.8. VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƢỠNG VỚI BỆNH NHÂN COPD 13
1.8.1. Thực hiện qui trình chung khi bệnh nhân nhập viện 13
1.8.2. Hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
21
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
2.2.1. Nghiên cứu dịch tễ học quan sát mô tả
21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
21
2.2.3. Quy trình nghiên cứu
22
2.2.4. Phương pháp và kỹ thuật lấy số liệu 22
2.2.5. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 23
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 25
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 25
3.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ 27
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 28
3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU TRỊ CHUNG 31
3.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ ĐIỀU DƢỠNG 32
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 34
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
34
4.1.1. Đặc điểm về lứa tuổi và giới tính
34
4.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ
35
4.2. Đặc điểm về lâm sàng 36
4.2.1. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng chính 36
4.2.2. Đặc điểm về mức độ nặng của bệnh 37
4.2.3. Đặc điểm về một số bệnh kết hợp
37
4.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU TRỊ
38
4.3.1. Điều trị COPD giai đoạn ổn định
38
4.3.2. Điều trị đợt cấp COPD tại các khoa của Bệnh viện 38
4.4. ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CÔNG TÁC ĐIỀU DƢỠNG 40
KẾT LUẬN 41
KIẾN NGHỊ 42
Mục lục bảng
1 Bảng 2.1. Phân loại mức độ nặng của đợt cấp COPD 23
2 Bảng 2.2. Phân loại mức độ nặng của đợt cấp theo ATS/ERS sửa đổi 23
3 Bảng 2.3. Các triệu chứng của đợt cấp COPD 24
4 Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi 25
5 Bảng 3.2. Đặc điểm về giới tính 26
6 Bảng 3.3. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ 27
7 Bảng 3.4. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng đợt cấp COPD 28
8 Bảng 3.5. Đặc điểm về mức độ nặng của COPD 29
9 Bảng 3.6. Đặc điểm một số bệnh kết hợp 30
10 Bảng 3.7. Đặc điểm về điều trị chung 31
11 Bảng 3.8. Đặc điểm về các biện pháp không dùng thuốc 31
12 Bảng 3.9. Hiểu biết về CSTD của ĐD viên đối với BN mắc COPD 32
13 Bảng 3.10. Nhận thức về vai trò của ĐD viên trong CSTD với BN COPD 33
14 Bảng 3.11. Kết quả đánh giá của bác sỹ về thực hành công tác điều dưỡng
(20 bác sỹ)
Nguồn: https://luanvanyhoc.com