Đặc điểm lâm sàng các bệnh nhân Alzheimer với hội chứng Capgras
Từ năm 1923 Joseph Capgras đã mô tả các bệnh nhân Alzheimer có hoang tưởng cho rằng chồng, con mình và cả các nhân viên y tá trong bệnh viện đều đã bị thay thế bằng những kẻ giả dạng và gọi đó là hội chứng “Illusion de Sosies“. Hội chứng này về sau được gọi là hội chứng Capgras [1; 3]. Đến nay các tác giả cho rằng hội chứng Capgras là rối loạn thường gặp nhất trong 4 loại tri giác hoang tưởng nguyên phát (primary Delusional Misidentification Syndrom) trong bệnh cảnh lâm sàng các bệnh nhân Alzheimer [3]. Tần số hội chứng Capgras có thể thay đổi từ 2% (Dentsch 1991) đến 17% (Merrian, 1988) [6]. Hội chứng Capgras được thấy liên quan rất nhiều đến các biểu hiện loạn thần, rối loạn hành vi và đặc biệt là làm trầm trọng thêm tiến triển của suy giảm nhận thức ở các bệnh nhân Alzheimer.
Hội chứng Capgras đã được đề cập đến nhiều trong y văn song chưa được nghiên cứu ở Việt Nam.Trên cơ sở nghiên cứu ở 35 bệnh nhân được chẩn đoán là Alzheimer, mục tiêu:
1. Mô tả các biểu hiện lâm sàng của hội chứng Capgras.
2. Nghiên cứu mối tương quan của hội chứng Capgras trong bệnh cảnh và tiến triển của bệnh Alzheimer.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán là sa sút trí tuệ Alzheimer của DSM – 4 tại viện Sức khoẻ Tâm thần, bệnh viện Tâm thần Trung ương, bệnh viện Tâm thần Hà Nội trong 5 năm (1997 – 2002), loại trừ các bệnh nhân mất trí do các căn nguyên khác như mất trí mạch máu, mất trí trầm cảm…
2. Phương pháp nghiên cứu
– Sử dụng phương pháp mô tả, tiến cứu và theo dõi dọc mỗi bệnh nhân ít nhất 3 năm. Các bệnh nhân được chia làm 2 nhóm có và không có hội chứng Capgras để so sánh trên các lĩnh vực: rối loạn hành vi, suy giảm nhận thức và thoái triển các chức năng hoạt động sống hàng ngày…
– Các phương pháp đánh giá:
+ Phỏng vấn và theo dõi lâm sàng phát hiện các tri giác hoang tưởng.
+ Các rối loạn hành vi của bệnh nhân được đánh giá dựa trên thang đánh giá BEHAVE – AD của Reisberg và cộng sự năm 1997 (Behavioral pathology in Alzheimers disease rating scale) .
+ MMSE – Trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (mini mental state examination) của Folstein và cộng sự 1975, được dùng như 1 test sàng lọc về chức năng nhận thức chung. Điểm MMSE dưới 24 điểm là có suy giảm nhận thức rõ rệt . Điểm MMSE còn là chỉ số để chẩn đoán mức độ sa sút trí tuệ [2].
+ Sự thoái triển trong các hoạt động sống hàng
ngày được đánh giá bằng thang BDS (Blessed Dementia Scale). Các nghiên cứu cho thấy rằng các kết quả đánh giá này phù hợp với các test tâm lý khác và số lượng các mảng lão suy khi làm giải phẫu bệnh [4].
– Đây là nghiên cứu lâm sàng có cỡ mẫu nhỏ nên chúng tôi sử dụng p – yates để so sánh giữa các nhóm bệnh nhân.
Ở Việt Nam đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về hội chứng Capgras – Một biểu hiện loạn thần đặc biệt, khá thường gặp trong bệnh cảnh lâm sàng bệnh Alzheimer. Mục tiêu: mô tả các biểu hiện lâm sàng và tác động của hội chứng Capgras với mức độ trầm trọng và tiến triển của bệnh Alzheimer. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu 35 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer của DSM
– IV, bằng phương pháp mô tả tiến cứu. Kết quả: 22,8% bệnh nhân có hội chứng Capgras với các biểu hiện giống như mô tả trong y văn (chủ yếu là các hoang tưởng). Hội chứng Capgras gặp nhiều hơn ở các bệnh nhân nữ, ở các giai đoạn sau của bệnh. Bệnh nhân có hội chứng Capgras có nhiều triệu chứng loạn thần, rối loạn hành vi, cảm xúc hơn. Nhận thức và khả năng hoạt động bị suy giảm nhiều hơn rõ rệt so với nhóm không có hội chứng Capgras. Kết luận: hội chứng Capgras là đồng hành của các rối loạn cảm xúc, hành vi. Đặc biệt làm nặng thêm suy giảm nhận thức của các bệnh nhân Alzheimer.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích