ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC TRIỆU CHỨNG ĐẶC TRƯNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG TUỶ SỐNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC TRIỆU CHỨNG ĐẶC TRƯNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG TUỶ SỐNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC TRIỆU CHỨNG ĐẶC TRƯNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG TUỶ SỐNG
Thị Hà An Trần 1,, Thị Minh Ngọc Phan 2, Văn Đức Đỗ 
Đặt vấn đề: Trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp  nhất ở người bệnh chấn thương tuỷ sống. Trầm cảm tác động đến nhiều khía cạnh như làm suy giảm chất lượng cuộc sống, tập luyện và phục hồi kém hiệu quả, tăng nguy cơ tự sát, ảnh hưởng nặng nề tới quá trình phục hồi và tái hoà nhập xã hội của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng các triệu chứng đặc trưng của rối loạn trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 107 người bệnh chấn thương tuỷ sống điều trị nội trú tại Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Bệnh viện Bạch Mai và Khoa Cột Sống Ít Xâm Lấn Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương từ tháng 08/2020 đến tháng 08/2021. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới (87,9%); độ tuổi trung bình 43,25 ± 13,74. Tỷ lệ trầm cảm theo ICD – 10 là 32,7%. Trong các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm, khí sắc trầm là hay gặp nhất (100%). Với triệu chứng khí sắc trầm, tâm trạng buồn hay gặp nhất (60%) với tính chất xuất hiện từ từ (71,4%), dao động trong ngày (40%). Với triệu chứng giảm quan tâm thích thú, thường giảm một phần trong các sở thích (70%), các hoạt động xã hội (66,7%) và các mối quan hệ (63,4%) với tính chất xuất hiện từ từ (96,7%) và không thay đổi trong ngày (56,7%). Với triệu chứng giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi, giảm hoạt động, thường gặp nhất là cảm giác tay chân nặng nề, không muốn hoạt động (96,9%), với tính chất xuất hiện từ từ (100%) và không thay đổi trong ngày(40,6%). Kết luận: Trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp sau chấn thương tuỷ sống. Triệu chứng đặc trưng hay gặp nhất là khí sắc trầm. Các triệu chứng chính của trầm cảm thường xuất hiện với tính chất từ từ và chủ yếu không thay đổi trong ngày.

Chấn thương tuỷ sống (CTTS) là một trong những  chấn  thương  thường  gặp  trong  ngoại khoa và để lại nhiều di chứng nặng nề. Hậu quả của CTTS có thể gây ra tình trạng liệt vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, khiến người bệnh có nguy cơ tàn tật suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính từ những tổn thương về cơ thể, tổn thất về kinh tế, mặc cảm về bệnh tật là những sang chấn tâm lý nặng nề khiến cho những người bệnh CTTS dễ mắc các rối loạn tâm thần. Trong số đó, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thầnthường gặp nhất.1Theo  nghiên  cứu  của  Peterson  và  cộng  sự năm 2020, trầm cảm là rối loạn tâm thần chiếm tỷ  lệ  cao  nhất  sau  chấn  thương  tuỷ  sống.2Có khoảng  20-30%  người  bệnh  chấn  thương  tuỷ sống có các dấu hiệu  của trầm cảm,3cao hơn nhiều so với tỷ lệ trầm cảm chung ở cộng đồng (4,4%).4Trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong phục hồi chức năng, trầm cảm khiến cho việc tập luyện, hồi phục của người bệnh kém hiệu quả. Người bệnh buồn chán, bi quan, không còn động lực để tập luyện, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và tái hoà nhập xã hội, gây căng thẳng, mệt mỏi cho người chăm sóc. Có nhiều nghiên cứu về trầm cảm ở người bệnh CTTS trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Chẩn đoán và điều trị kịp thời các rối loạn trầm cảm ở người bệnh CTTS là rất quan trọng và cấp thiết, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu:“Đặc điểm lâm sàng các triệu chứng đặc trưng của rối loạn trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống”.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment