Đặc điềm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc rotundin
Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ngộ độc rotundin. Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân ngộ độc rotundin vào điều trị tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm 2007-2008. Tiêu chuẩn vào nghiên cứu: ngộ độc rotundin với xét nghiệm độc chất (+) trong nước tiểu hoặc dịch dạ dày. Tiến cứu mô tả. Các số liệu được trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình cộng và độ lệch chuẩn (SD). So sánh các giá trị trung bình bằng test T-student. Kết quả: 122 bệnh nhân, nam/nữ 1/3,5. Mức độ ngộ độc chủ yếu /â nhẹ (69,7%), trung bình (25,4%) chỉ có 2,5% mức độ nặng và 2,5% không triệu chứng. Biểu hiện lâm sàng chính: mệt mỏi, ngủ lịm. Cận lâm sàng chủ yếu: QTc kéo dài, ST chênh, T âm và dẹt (74,6%) ngoài ra còn gặp giảm natri và kali máu; tăng bạch cầu với lệ thấp. Điều trị bằng các biện pháp thông thường: rửa dạ dày, than hoạt, truyền dịch. BN phục hồi nhanh với thời gian điều trị trung bình 1,2 ngày, không có tử vong. Kết luận: Ngộ độc rotundin có bệnh cảnh nhẹ với biểu hiện thường gặp nhất là thay đổi điện tim; không có tử vong.
Rotundin là alcaloid chính được chiết xuất từ củ Bình vôi thuộc chi stephania họ Tiết dê đã và đang trở thành thuốc an thần gây ngủ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam [1]. Thuốc được bán không kê đơn nên việc lạm dụng, quá liều cũng xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên còn ít nghiên cứu lâm sàng về loại thuốc này. Báo cáo đầu tiên về ngộ độc cấp rotundin ở Việt Nam là một nghiên cứu của Trung tâm Chống Độc trên 63 bệnh nhân (BN) uống từ 6 đến 300 viên thấy rotundin có ảnh hưởng chủ yếu lên tim mạch [2]. Các nghiên cứu ngoài nước về ngộ độc rotundin chủ yếu là các báo cáo ca lâm sàng: 3 trẻ em uống từ 7 đến 60 viên Jin Bu Huan chứa 36% levo tetrahydropalmatin nhanh chóng có biểu hiện triệu chứng ức chế thần kinh TW, tim mạch và suy hô hấp (Horowitz et al, 1993) [6]. Người lớn uống từ 60 đến 75 viên thuốc chứa khoảng 25 mg tetrahydropalmatin /viên (tổng liều 1500 đến 1875 mg) đầu tiên có biểu hiện triệu chứng ức chế thần kinh trung ương (Lai & Chan, 1999) [7]. Nghiên cứu này là một phần của đề tài cấp Bộ về ngộ độc thuốc được tiến hành bởi Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai với mục tiêu: “Nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ngộ độc rotundin”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng: 122 bệnh nhân ngộ độc rotundin cấp cứu và điều trị tại Trung tâm Chống độc bệnh
viện Bạch Mai trong thời gian hai năm 2006 và 2007.
Tiêu chuẩn chẩn đoán ngộ độc
– Có uống thuốc ngủ;
– Vỏ vỉ thuốc đã uống là dược phẩm có chứa rotundin;
– Xét nghiệm độc chất dịch dạ dày hoặc nước tiểu bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng dương tính. Mức độ ngộ độc: theo tiêu chuẩn PSS (poison severity score) có 4 mức độ: 0 không ngộ độc; 1 ngộ độc nhẹ; 2 ngộ độc trung bình; 3 ngộ độc nặng; 4 tử vong [9].
Loại khỏi nghiên cứu: các bệnh nhân có các bệnh lý khác ảnh hưởng đến biểu hiện lâm sàng như bệnh tim, phổi, bệnh thần kinh, tâm thần cấp và mạn tính.
2. Phương pháp: tiến cứu, mô tả, thông tin thu nhận được ghi trong mẫu bệnh án thống nhất. Nhập, xử lý số liệu bằng chương trình SPSS version 18.0 và các thuật toán thống kê y học.
Các chỉ số nghiên cứu: Xác định các triệu chứng lâm sàng thường gặp, tần suất gặp của mỗi loại triệu chứng, biến chứng nếu có của các ngộ độc thuốc thường gặp.
Tỉ lệ và giá trị các thay đổi bất thường của các thông số cận lâm sàng đánh giá chức năng gan thận: AST và ALT, ure, creatinin, natri, kali máu, đường máu, công thức máu. Các biện pháp điều trị đang được áp dụng: tỉ lệ áp dụng.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích