Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi có nghiện rượu tại khoa hô hấp – bệnh viện Bạch Mai

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi có nghiện rượu tại khoa hô hấp – bệnh viện Bạch Mai

Viêm phổi ở bệnh nhân (BN) nghiện rượu triệu chứng thường nặng và tiến triển nhanh, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao hơn nhóm chứng. Nghiên cứu nhằm nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của BN viêm phổi nghiện rượu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 47,4% số BN có thời gian nghiện rượu > 20 năm, 61,7% số BN uống trung bình > 500 ml/ ngày. Có 65,9% số BN có hội chứng cai. Các triệu chứng thường gặp: Khó thở: 73,2%, rối loạn giấc ngủ: 58,5%, ho khạc đờm: 53,7%, đau ngực: 48,8%, run tay chân: 41,5%, hoang tưởng: 34,1% và sốt: 92,7%; 24,3% có rối loạn ý thức. Cận lâm sàng: số lượng bạch cầu trung bình: 15,02 ± 22,01 (G/l), 61,5% Enzym CK tăng trong máu, AST trung bình là 194,03 ± 343,66 (U/L – 370C), ALT trung bình 74,23 ± 137,18 (UI/L- 370C), vi khuẩn thường gặp là Klebsiella pneumoniae:33,3%. Kết luận: Viêm phổi nghiện rượu thường có các triệu chứng lâm sàng nhiễm trùng kết hợp với triệu chứng tâm thần của hội chứng cai rượu, diễn biến bệnh nhanh và rất nặng.

Viêm phổi hiện là vấn đề sức khỏe toàn cầu, đặc biệt viêm phổi do vi khuẩn kháng thuốc, do căn nguyên virus (SARS, cúm A H5) thường gây viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, tiến triển rất nhanh và dẫn đến tử vong.
Yếu tố nguy cơ đã được các tác giả đề cập đến bao gồm: tuổi cao, mắc bệnh lý mạn tính (xơ gan, suy tim, suy thận, đái tháo đường…), suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV và đặc biệt là những bệnh nhân nghiện rượu. Việc uống rượu thường xuyên với lượng lớn thường gây chứng nghiện rượu, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể…Khi người nghiện rượu vì lý do nào đó (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, stress,…) đột ngột ngừng uống rượu, xuất hiện các triệu chứng và các rối loạn đặc biệt gọi là hội chứng cai rượu cấp (Acute Alcohol Withdrawal Syndrome) [6], [7].
Hội chứng cai rượu cấp nếu không được điều trị đúng sẽ tiến triển nặng nề gây toan chuyển hóa, rối loạn điện giải, suy thận, xuất huyết não, co giật.. .[7]. Nếu BN bị viêm phổi kèm theo thì tỷ lệ tử vong và biến chứng sẽ tăng lên rất cao.
Nhằm góp phần tìm hiểu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các BN viêm phổi có nghiện rượu, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi có nghiện rượu tại Khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.    Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 41 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi có nghiện rượu điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2006 đến 31/07/2008.
2.1.1.    Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi:
Theo y văn kinh điển chẩn đoán xác định viêm phổi thể điển hình dựa vào:
–    Lâm sàng có ho khạc đờm rỉ sắt, có hội chứng nhiễm trùng
–    Khám phổi có hội chứng đông đặc.
–    XQ phổi có hình đám mờ hình tam giác, đỉnh quay về phía rốn phổi, đáy quay ra phía ngoại vi.
Theo y văn kinh điển chẩn đoán xác định viêm phổi thể điển hình dựa vào: Các trường hợp viêm phổi không điển hình khác, lấy chẩn đoán cuối cùng của khoa khi BN ra viện.
2.1.2.    Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu
Theo tiêu chuẩn phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10) [8], chẩn đoán xác định nghiện rượu khi có 3 trong 6 biểu hiện sau:
–    Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải uống rượu.
–    Khó khăn về kiểm tra thời gian bắt đầu uống và kết thúc uống cũng như mức độ uống hàng ngày.
–    Khi ngừng uống thì xuất hiện trạng thái cai, cụ thể là: lo âu, trầm cảm, đau mỏi, rối loạn nhịp tim, cáu bẳn, thô bạo…
–    Có bằng chứng về số lượng rượu uống ngày càng gia tăng.
–    Sao nhãng những thú vui trước đây, dành nhiều thời gian để tìm kiếm, uống rượu.
–    vẫn tiếp tục uống dù đã hiểu rõ tác hại của rượu về cả thể chất và tâm thần.
2.1.3.    Tiêu chuẩn loại trừ
– Những bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi và tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện
rượu.
–    Những bệnh nhân vào viện lần thứ 2 trở lên trong thời gian nghiên cứu để tránh lặp lại thông tin.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment