Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thoái khớp (THK) gối ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) cao tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THK gối ở BN ĐTĐ týp 2 > 50 tuổi là 90,4%, Tuổi trung bình có THK gối là 67,4 ± 7,9, thời gian mắc trung bình là 2,5 năm. Về lâm sàng có 84,4% BN có đau khớp gối, đa số BN có THK gối ở giai đoạn Kellgren II (52,5%) và Kellgren III (40,6%). Kết luận: Tỷ lệ THK gối cao ở bệnh nhân ĐTĐ kèm các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng điển hình trên bệnh nhân ĐTĐ.
Thoái hoá khớp (THK) là một bệnh lý về khớp, đặc trưng bởi các rối loạn về cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp, bệnh rất thường gặp ở mọi quốc gia. Tại Mỹ THK là bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến hơn 40% người cao tuổi, đồng thời chi phí hàng năm cho điều trị bệnh đã lên tới hàng tỷ đô la [6]. Ở Việt Nam theo điều tra dịch tễ tình hình bệnh xương khớp năm 2002 cho thấy bệnh THK chiếm tỷ lệ cao nhất: 5,7% ở nông thôn và 4,1% ở thành phố [1]. Những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tỷ lệ mắc THK như tuổi cao, béo phì, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường. Nguy cơ mắc THK gối ở người béo phì tăng gấp 7 lần người bình thường [5].Như vậy THK và ĐTĐ týp 2 sẽ có cùng 2 yếu tố nguy cơ là tuổi và cân nặng. THK không phải là nguyên nhân của ĐTĐ và ngược lại, tuy nhiên người mắc ĐTĐ có triệu chứng đau khớp với một lối sống ít vận động kèm béo phì sẽ góp phần làm cho vấn đề kiểm soát đường máu (ĐM) của người bệnh sẽ gặp khó khăn hơn. Như vậy khả năng mắc 2 bệnh đồng thời rất cao đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi có béo phì. Tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về THK ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi, do đó để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thoái khớp gối ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Các bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ (WHO 2006) trên 50 tuổi điều trị tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung ương từ 3/2011 đến 9/2011có các biểu hiện sau, sẽ được chẩn đoán THK:
+ Lâm sàng: Đau kiểu cơ học, không có các triệu chứng tại các vị trí khác toàn thân bình thường. Có thể thấy khớp biến dạng do các chồi xương.
+ Xét nghiệm máu hoặc/và dịch khớp: Bilan viêm âm tính
+ Xquang: Hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, xẹp các diện dưới sụn và tân tạo xương (chồi xương, gai xương).
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối của Hội khớp học Mỹ (ACR) 1991.
Lâm sàng, Xquang và xét nghiệm: (1) Đau khớp gối, (2) Gai xương ở rìa khớp, (3) Dịch khớp là dịch thoái hoá, (4) Tuổi > 40, (5) Cứng khớp < 30 phút, (6) Lạo xạo xương khi cử động. Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1, 2 hoặc 1, 3, 5, 6 hoặc 1, 4, 5, 6.
Lâm sàng đơn thuần: (1) Đau khớp, (2) Lạo xạo khi cử động, (3) Cứng khớp buổi sáng < 30 phút, (4) Tuổi > 38, (5) Sờ thấy phì đại xương.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1, 2, 5 hoặc 1, 4, 5.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập các thông tin về đặc điểm dịch tễ, tỷ lệ xuất hiện thoái khớp, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng chính của bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ điều trị tại Bệnh Viện Lão Khoa trung ương từ năm 3/2011- 9/2011.
Xử lý số liệu: xử lý số liệu theo chương trình SPSS 16,0. Các số liệu được tính toán với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa thống kê là 5%). Ý nghĩa các thuật toán được nhận định theo phương pháp thống kê y học.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích