Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số trường hợp nhiễm nấm phổi (Aspergillus Fumigatus) điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số trường hợp nhiễm nấm phổi (Aspergillus Fumigatus) điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai

Nấm  phổi  đã  được  đề cập  nhiều  trong y văn thế giới, song ở nước ta còn rất ít các công trình nghiên cứu về nấm phổi. Điều này mâu thuẫn với một thực tế là sự gia tăng các yếu tố nguy cơ: lao phổi, sử dụng hoá trị liệu trong các bệnh máu ác tính, dùng corticoid dài ngày… Chính những bệnh này che lấp nấm phổi vì thế hầu hết khi phát hiện ra thì bệnh ở giai đoạn muộn. Bệnh nấm phổi là một bệnh có tỷ lệ mắc thấp so với ung thư phế quản và nhiễm khuẩn phổi – phế quản. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như tốn kém về tài chính để điều trị đã gây ít nhiều khó khăn cho người bệnh. Khi bệnh nhân có tiền sử bệnh dễ bị nhiễm nấm ngoài triệu chứng lâm sàng là ho máu, khó  thở,  sốt  từ  sốt  vừa  đến  sốt  cao  hình  ảnh Xquang và  chụp  cắt  lớp  vi tính ngực  là  những thông  tin có giá trị để thực hiện  các  xét  nghiệm khẳng định có nấm. Xét nghiệm đờm, soi phế quản,  sinh thiết  hút  vào  khối  nấm bằng kim đặc biệt qua thành ngực là những xét nghiệm có giá trị chẩn  đoán  cao.  Khẳng  định  có  nấm  dựa  trên những xét nghiệm vi sinh học như nuôi cấy trong môi trường kinh điển như Sabouraud, phân lập chọn lọc thấy nấm là kết luận chắc chắn.
Điều  trị nấm  phổi  rất  phức  tạp  vì bệnh  nấm xảy ra thường trên cơ sở người bệnh có bệnh tạo nên yếu tố nguy có nhiễm nấm đặc biệt là bệnh có giảm miễn dịch như bệnh máu ác tính có giảm bạch cầu đa nhân nhiều, những trường hợp ghép tạng, những trường hợp có lao phổi cũ có hang. Vì vậy  kkhi chẩn  đoán  nấm  phổi  chắc  chắn  qua y văn người ta thấy rằng chỉ đinh phẫu thuật đối với u nấm đơn độc dù có ho máu hay không cũng phải cắt bỏ vì thuốc chống nấm tỏ ra ít hiệu quả trong những trường hợp có u nấm. Phẫu thuật những trường hợp như vậy rất hiệu quả. Nhóm không có chỉ định phẫu thuật thường bao gồm những trường hợp  u nấm  nhưng thể  trạng  yếu  không  chịu nổi cuộc  phẫu  thuật,  những  trường  hợp  có  u  nấm nhưng lan tỏa cả hai phổi, những trường hợp có u nấm nhưng có bệnh máu ác tính có tỷ lệ bạch cầu đa nhân thấp (vì nguy cơ nhiễm trùng sau mổ).
Khi có chỉ định điều trị thuốc kháng nấm đòi hỏi thời gian điều trị duy trì từ 4 – 5 tháng liên tục. Nguy cơ do tác  dụng  phụ  của  thuốc  thường  gặp đối với gan thận, mạch máu (nếu dùng Ampho- tericin B bằng đường tính mạch, dùng kéo dài nên thường có viêm mạch máu). Trong thời gian qua, khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai được tiếp nhận một số trường hợp có lâm sàng, xét nghiệm khẳng định có nấm phổi loại aspergillus fmigatus. Trong đó có gần 50% số trường hợp được phẫu thuật, số còn  lại  được  điều  trị kháng  nấm.  Số  trường  hợp khỏi bệnh được 55%, phần lớn ở nhóm được phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở những trường hợp bị nhiễm nấm phổi tại khoa Hô  hấp    bệnh  viện  Bạch  Mai từ  tháng  1/07 – tháng 1/08.
2.    Nhận xét bước đầu về kết quả điều trị.
I.    ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
15 trường hợp (TH) bị nấm phổi được chẩn đoán qua khám lâm sàng và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán  tại  khoa Hô  hấp  bệnh  viện  Bạch  Mai, gửi phẫu thuật và điều trị nội khoa từ 1 – 2007 đến 1 – 2008. Những bệnh nhân (BN) này có:
–    Tiền  sử  lao phổi,  điều  trị thuốc  giảm  miễn dịch, có giảm bạch cầu hạt.
–    Phim phổi  chuẩn,  chụp  cắt  lớp  vi tính  (CT) ngực, có tổn thương nghi ngờ nhiễm nấm.
–    Kết  quả  xét  nghiệm  mô  bệnh  học  (trước  và sau phẫu thuật), vi sinh học xác định có nấm.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả. Thu thập các thông tin theo mẫu nghiên cứu thống nhất có sẵn về: các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng: soi phế quản (SPQ), sinh thiết  phế  quản,  rửa  phế  quản,  sinh thiết xuyên thành ngực (STXTN), phản ứng mantoux. Bệnh phẩm được xét nghiệm tìm trực khuẩn lao, nấm, và vi khuẩn thông thường khác.
Đối với những bệnh nhân được điều trị: nhóm điều trị nội khoa: thống kê các phương pháp điều trị chống nấm (chỉ định và kết quả điều trị).
Nhóm điều trị phẫu thuật (chỉ định, kết quả phẫu thuật, đối chiếu kết quả mô bệnh sau phẫu thuật).

Nấm phổi do Aspergillus không phải là bệnh hiếm gặp, nhưng nó thường bị ẩn trong các bệnh khác nên dễ bị bỏ qua. Ngày nay, với tình trạng gia tăng các yếu tố nguy cơ, tỷ lệ bắt gặp nấm phổi ngày một tăng. Mặt khác, với tiến bộ vượt bậc của các kỹ thuật chẩn đoán, nấm phổi ngày càng được chẩn đoán nhiều hơn. Mục tiêu: (1). Nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của nấm phổi. (2). Nhận xét bước đầu về kết quả điều trị những trường hợp bị nấm phổi. Đối tượng nghiên cứu: 15 trường hợp nghi nấm phổi được khám lâm sàng và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cũng như kết quả phẫu thuật, xét nghiệm sau mổ, xác định có nấm aspergillus fumigatus ở phổi từ 1/2007 đến 1/2008. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả. Kết quả. Nam: 8 TH, nữ 7 TH.Ho máu: 9 TH (60%).Chẩn đoán chắc chắn có nấm 12 TH (80%) (sinh thiết phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực thấy nấm ở 5 TH (34%), 7 TH phẫu thụât cắt phổi (47%). Có 8 TH (53%) điều trị nội khoa vì không còn chỉ định mổ. Kết luận: nấm phổi không phải là 1 bệnh hiếm gặp, nó thường xảy rs trên cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc có tổn thương lao cũ với triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho máu.Về điều trị thì phẫu thuật là phương pháp hiệu quả đối với các TH u nấm, song với các TH suy giảm miễn dịch thì điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu hơn.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment