ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÁC NHÂN VI KHUẨN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG VIÊM PHỔI RẤT NẶNG Ở TRẺ NHŨ NHI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÁC NHÂN VI KHUẨN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG VIÊM PHỔI RẤT NẶNG Ở TRẺ NHŨ NHI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÁC NHÂN VI KHUẨN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG VIÊM PHỔI RẤT NẶNG Ở TRẺ NHŨ NHI TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Phạm Văn Hoàng*, Phan Hữu Nguyệt Diễm*, Trần Anh Tuấn*
TÓM TẮT :
Mục tiêu: xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn phân lập được và các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của các trường hợp viêm phổi rất nặng nhũ nhi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu mô tả tiền cứu trên 225 trường hợp viêm phổi rất nặng ở trẻ từ >1 tháng đến 12 tháng tuổi nhập phòng cấp cứu khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013.
Kết quả: Kết quả phân lập được 120 lượt vi khuẩn bao gồm cấy máu (22 lượt), ETA (6 lượt), NTA (98 lượt). Vi khuẩn phân lập nhiều nhất là Acinetobacter spp. (chiếm 29,2%), kế đến là Klebsiella (chiếm 20,8%), Pseudomonas (chiếm 20%). Acinetobacter spp. và Pseudomonas aeruginosa đề kháng rất cao với nhóm carbapenem. Các yếu tố làm gia tăng ngày điều trị là vi khuẩn đa kháng phổ rộng (tăng 39 ngày), vi khuẩn tiết men ESBL (tăng 20 ngày). Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong là suy dinh dưỡng, viêm phổi bệnh viện, PaO2/FiO2 < 200, pH máu < 7,2, vi khuẩn kháng phổ rộng, bệnh nền.
Kết luận: Các vi khuẩn đề kháng cao với kháng sinh. Các yếu tố làm gia tăng ngày điều trị là vi khuẩn đa kháng phổ rộng, vi khuẩn tiết men ESBL. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong là suy dinh dưỡng, viêm phổi bệnh viện, PaO2/FiO2 < 200, pH máu < 7,2, vi khuẩn kháng phổ rộng, bệnh nền.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment