Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
Luận văn thạc sỹ y học Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.Nhiễm khuẩn huyết, một hội chứng bao gồm các bất thường sinh lý, bệnh lý và sinh hóa, gây ra bởi nhiễm khuẩn là một vấn đề y tế công cộng quan trọng. Nhiễm khuẩn huyết làm tiêu tốn hơn 20 tỉ đô la, chiếm 5,2% tổng chi phí nội viện ở Mỹ vào năm 2011 [76]. Tần suất chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ngày càng tăng cao. Mặc dù tỷ lệ chính xác chưa thể xác định nhưng ngay cả những ước tính dè dặt nhất cũng cho rằng nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Hơn nữa, những bệnh nhân sống sót sau nhiễm khuẩn huyết cũng có những bất thường dài hạn về thể chất, tâm lý và nhận thức tạo nên gánh nặng cho gia đình, ngành y tế và xã hội.
Hội nghị đồng thuận quốc tế lần 3 về nhiễm khuẩn huyết (sepsis 3): Nhiễm khuẩn huyết là một rối loạn chức năng cơ quan đe dọa tính mạng do đáp ứng không được điều phối của cơ thể đối với nhiễm khuẩn. Ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, chỉ cần một rối loạn chức năng cơ quan mức độ nhẹ thì tỷ lệ tử vong nội viện cũng đã vượt quá 10%. Chính vì vậy mà hội chứng này cần phải được nhận biết nhanh chóng và phản ứng thích hợp. Trong số các cơ quan bị rối loạn do nhiễm khuẩn huyết, thận là một trong những cơ quan dễ bị tổn thương nhất.
Trong một nghiên cứu đa trung tâm 2008 gồm 57 khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (ICU), 33375 bệnh nhân ở Úc, theo Bagshaw và cộng sự tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết bị tổn thương thận cấp (TTTC) là 42,1 % [12].
Một nghiên cứu khác ở 54 bệnh viện, 23 quốc gia, 1753 bệnh nhân, theo Uchino và cộng cự: Khoảng 50 % nguyên nhân tổn thương thận cấp tại khoa hồi sức là do nhiễm khuẩn huyết [78]. Những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết bị tổn thương thận cấp có tỷ lệ tử vong và thời gian nằm viện cao hơn so với bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết không có tổn thương thận cấp. Nghiên cứu PICARD (Program to Improve Care in Acute Renal Disease): Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có tổn thương thận cấp tiên lượng xấu hơn bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết đơn thuần, với tỷ lệ tử vong 44% so với 21%; p < 0,0001.
Tại Việt Nam, tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết ngày càng được quan tâm. Câu hỏi nghiên cứu: “Tổn thương thận cấp có tỷ lệ và tác động lên kết cục ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc như thế nào?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Mô tả tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục của tổn thương thận cấp liên quan đến nhiễm khuẩn huyết.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1 – Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, tỷ lệ mắc của các bệnh nhân tổn thương thận cấp liên quan đến nhiễm khuẩn huyết tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Nhân dân Gia Định.
2 – Kết cục của các bệnh nhân tổn thương thận cấp liên quan đến nhiễm khuẩn huyết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Lý Minh Duy, (2018), “Khảo sát giá trị của vi đạm niệu trong dự đoán tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 22(2) pp. 43-48.
2. Phạm Lưu Nhất Hoàng, Đặng Vạn Phước, (2011), Giá trị ba thang điểm APACHE II, LODS và SOFA trong tiên lượng tử vong đối với hội chứng nhiễm trùng toàn thân nặng và choáng nhiễm trùng, Đại Học Y Dược tp Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ y học, pp. 69.
3. Phan Văn Phong, (2017), Vai trò tiên lượng của NT-proBNP trong nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp. 1-103.
4. Phạm Thị Ngọc Thảo (2010), “Đặc điểm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (2) pp. 348- 353.
5. Phạm Thị Ngọc Thảo, (2013), “Giá trị tiên lượng của các Cytokine TNF-α, IL-6, IL 10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 17 (2) pp. 7-14.
6. Tôn Thanh Trà, (2014), “Đặc điểm bạch cầu, C- Reactive Protein (CRP), Procalcitonin, Lactate máu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn tại khoa Cấp Cứu”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (2) pp. 348- 353
MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN……………………………………………………………………………………………….i
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………………………. ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………v
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………………………… vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………..ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ………………………………………………………………….x
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………..1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………….4
1.1 Nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………………………..4
1.2 Tổn thương thận cấp…………………………………………………………………….17
1.3 Tổn thương thận cấp liên quan đến nhiễm khuẩn huyết (S-AKI)……… 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………32
2.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………..32
2.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………32
2.3 Một số định nghĩa, tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu………………….37
2.4 Xử lý và phân tích số liệu……………………………………………………………..41
2.5 Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………………………………42
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………. 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ………………………………………………………………………………44
3.1 Đặc điểm chung dân số nghiên cứu………………………………………………. 44
3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, tỷ lệ mắc của các bệnh nhân tổn
thương thận cấp liên quan đến nhiễm khuẩn huyết………………………………..53
q y ệ y ộ ệ ạ ọ ợiv
3.3 Kết cục của các bệnh nhân tổn thương thận cấp liên quan đến nhiễm
khuẩn huyết………………………………………………………………………………………60
3.4 . Đặc điểm các giai đoạn tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết………………………………………………………………………………………………..62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………….68
4.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu………………………………………….68
4.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, tỷ lệ mắc của các bệnh nhân tổn
thương thận cấp liên quan đến nhiễm khuẩn huyế………………………………..76
4.3 Kết cục của các bệnh nhân tổn thương thận cấp liên quan đến nhiễm
khuẩn huyết………………………………………………………………………………………82
4.4 Đặc điểm các giai đoạn tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết………………………………………………………………………………………………..84
4.5 Hạn chế của đề tài………………………………………………………………………..88
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………….89
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………………91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng thang điểm SOFA …………………………………………………………..9
Bảng 1.2 Bảng thang điểm qSOFA…………………………………………………………10
Bảng 1.3 Phân tầng nguy cơ tổn thương thận cấp……………………………………..19
Bảng 1.4 Phân độ tổn thương thận cấp theo RIFLE…………………………………. 20
Bảng 1.5 Phân độ tổn thương thận cấp theo AKIN………………………………….. 21
Bảng 1.6 Phân độ tổn thương thận cấp theo KDIGO 2012……………………….. 22
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi của dân số nghiên cứu………………………………………..44
Bảng 3.2 Đặc điểm giới tính, chiều cao, cân nặng, BMI và mô hình nhập khoa
hồi sức của dân số nghiên cứu………………………………………………………………..45
Bảng 3.3 Tạng suy của dân số nghiên cứu……………………………………………….47
Bảng 3.4 Đặc điểm vi sinh của dân số nghiên cứu…………………………………… 49
Bảng 3.5 Đặc điểm kháng sinh điều trị của dân số nghiên cứu…………………..50
Bảng 3.6 Đặc điểm điều trị của dân số nghiên cứu……………………………………51
Bảng 3.7 Tỷ lệ tử vong của dân số nghiên cứu…………………………………………52
Bảng 3.8 Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện của
dân số nghiên cứu………………………………………………………………………………… 52
Bảng 3.9 Tỷ lệ mắc, phân độ và hồi phục của tổn thương thận cấp ở bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………………………..53
Bảng 3.10 Đặc điểm chung tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết56
Bảng 3.11 Đặc điểm tiền sử bệnh của tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết………………………………………………………………………………………….57
Bảng 3.12 Đặc điểm vị trí nhiễm khuẩn ban đầu của tổn thương thận cấp ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………………..58
Bảng 3.13 Đặc điểm điều trị của tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm
khuẩn huyết………………………………………………………………………………………….59
q y ệ y ộ ệ ạ ọ ợviii
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tổn thương thận cấp với nguy cơ tử vong ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………………..60
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tổn thương thận cấp với thời gian nằm viện,
thời gian nằm hồi sức ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết……………………………..60
Bảng 3.16 Đặc điểm chung các giai đoạn tổn thương thận cấp ở bệnh nhân
nhiễm khuẩn huyết …………………………………………………………………………….62
Bảng 3.17 Đặc điểm tiền sử bệnh các giai đoạn tổn thương thận cấp ở bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………………………..63
Bảng 3.18 Đặc điểm vị trí nhiễm khuẩn ban đầu các giai đoạn tổn thương thận
cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………. 64
Bảng 3.19 Đặc điểm điều trị các giai đoạn tổn thương thận cấp ở bệnh nhân
nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………………………………..65
Bảng 3.20 Tỷ lệ hồi phục các giai đoạn tổn thương thận cấp ở bệnh nhân
nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………………………………..66
Bảng 3.21 Đặc điểm kết quả điều trị các giai đoạn tổn thương thận cấp ở bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………………………..67
Bảng 4.1 Tỷ lệ tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trong các
nghiên cứu……………………………………………………………………………………………77
q y ệ y ộ ệ ạ ọ ợix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố tiền sử bệnh của dân số nghiên cứu………………………….46
Biểu đồ 3.2 Ngõ vào nhiễm khuẩn huyết…………………………………………………48
Biểu đồ 3.3 Thời điểm xuất hiện tổn thương thận cấp……………………………….54
Biểu đồ 3.4 Thời điểm đạt đỉnh tổn thương thận cấp……………………………….. 55
q y ệ y ộ ệ ạ ọ ợx
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Diễn tiến lâm sàng và kết quả của tổn thương thận cấp liên quan
đến nhiễm khuẩn huyết………………………………………………………………………….26
Hình 1.2 Thay đổi vi tuần hoàn trong nhiễm khuẩn huyết………………………28
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com