Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống

Luận án Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống.Xơ cứng bì hệ thống (XCBHT) là bệnh mô liên kết không rõ nguyên nhân, với 3 đặc trưng: bệnh lý các mạch máu nhỏ, tăng sản xuất tự kháng thể, rối loạn chức năng của nguyên bào sợi và lắng đọng quá mức ở tổ chức ngoại bào [1],[2].

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh không đồng nhất, thường có dày da, hiện tượng Raynaud, loét đầu chi, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh phổi kẽ và rối loạn chức năng của tim [3].

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng, nhưng hầu hết các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa khuynh hướng di truyền và các yếu tố môi trường. Tỷ lệ hiện mắc của XCBHT là 7 – 489/triệu dân và tỷ lệ mới mắc là 0,6 – 122/triệu dân/năm, tỷ lệ này khác nhau theo dân tộc, vùng địa lý và phương pháp nghiên cứu. Bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 50 [3],[4], gây ra tình trạng tàn tật đáng kể, gia tăng tỷ lệ tử vong và gánh nặng về mặt kinh tế, xã hội [5].

Theo mức độ tổn thương của da, XCBHT thường được phân thành hai nhóm riêng biệt: XCBHT khu trú và XCBHT lan tỏa. Hai loại khác nhau chủ yếu về mức độ tổn thương da, tự kháng thể và tổn thương của các cơ quan. Ở bệnh nhân XCBHT khu trú tổn thương da không vượt quá khuỷu tay và đầu gối. Có thể có tổn thương ở mặt, nhưng ít gặp ở thân mình, bệnh liên quan tới kháng thể kháng centromere và thường gặp tăng áp động mạch phổi. Ngược lại, ở bệnh nhân XCBHT lan tỏa, tổn thương da lan tỏa ở đùi, cánh tay và thân mình, thường gặp xơ hóa phổi và gắn liền với kháng thể kháng topoisomerase I (Scl – 70). Bệnh nhân XCBHT lan tỏa thường tiến triển nhanh chóng và có nguy cơ cao tổn thương tim, thận và tổn thương phổi kẽ nghiêm trọng hơn XCBHT khu trú [6].Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống

Tổn thương phổi trong XCBHT rất thường gặp và là biểu hiện lâm sàng quan trọng, liên quan đến tiên lượng của bệnh. Những tiến bộ về chẩn đoán, điều trị bệnh xơ cứng bì đã hạn chế được tỷ lệ tử vong do tổn thương thận, nhưng chưa khống chế tốt tổn thương ở phổi, vì vậy tổn thương phổi trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân XCBHT vượt qua nguyên nhân tử vong do thận. Xơ hóa phổi và tăng áp phổi là nguyên nhân tử vong của hơn một nửa các trường hợp tử vong của XCBHT. Khám nghiệm tử thi một số bệnh nhân XCBHT cho thấy, 100% có tổn thương phổi [7],[8].

Hai biểu hiện chính của tổn thương phổi là tổn thương phổi kẽ (TTPK) và tăng áp động mạch phổi (TAĐMP). TAĐMP có thể xảy ra đơn độc, không kèm theo tổn thương phổi kẽ. Trường hợp này xuất hiện khoảng 12-16% bệnh nhân và liên quan đến tiến triển của hội chứng Raynaud, tổn thương da khu trú và kháng thể kháng centromere dương tính. Bệnh nhân XCBHT có TAĐMP nếu không được điều trị, thời gian sống sau 1 năm là 50%, còn ở bệnh nhân không có TAĐMP là trên 90% [9]. Khi TAĐMP kết hợp với tổn thương phổi kẽ thì thời gian sống của bệnh nhân giảm đi đáng kể [10],[11].

Chụp cắt lớp vi tính nhu mô phổi độ phân giải cao cho thấy trên 90% bệnh nhân XCBHT có TTPK và thăm dò chức năng phổi có khoảng 40-75% bệnh nhân có biểu hiện bất thường. Các dấu hiệu lâm sàng của tổn thương phổi thường xuất hiện sớm, 25% bệnh nhân có tổn thương phổi trong vòng 3 năm sau chẩn đoán, được xác định bởi bất thường về sinh lý, chức năng phổi, chẩn đoán hình ảnh và rửa phế quản [12]. Tổn thương phổi có liên quan đến chủng tộc (người Mỹ gốc Phi gặp tỷ lệ cao), mức độ tổn thương da, nồng độ creatinin và creatinine phosphokinase huyết thanh, suy tuyến giáp và tổn thương tim. Ngoài ra còn có yếu tố di truyền, tự kháng thể và loại hình XCBHT [12],[13].

Có thể phát hiện các tổn thương phổi qua thăm dò thông khí phổi, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, siêu âm tim để ước lượng áp lực động mạch phổi từ đó có thái độ điều trị đúng đắn. Thăm dò chức năng phổi là một xét nghiệm không xâm nhập, đơn giản và rất quan trọng để đánh giá mức độ tổn thương phổi ở bệnh nhân XCBHT. Hầu hết bệnh nhân TTPK có rối loạn thông khí hạn chế (RLTKHC) với giảm TLC, dung tích cặn chức năng, thể tích khí cặn. FVC, FEV1 cũng giảm, nhưng sự thay đổi này muộn hơn so với giảm TLC. Tỷ số FEV1/FVC bình thường hoặc tăng [14]. Thăm dò thông khí phổi còn dùng để đánh giá mức độ đáp ứng với điều trị [15]. Ở Việt Nam, hiện nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào việc đánh giá chức năng phổi nhằm phát hiện sớm những tổn thương phổi ở bệnh nhân XCBHT.

Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống” với mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống.

2. Đánh giá chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống.

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lưu Phương Lan, Hoàng Thị Lâm, Nguyễn Văn Đoàn (2015). Tổn thương phổi kẽ ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Tạp chí Nghiên cứu y học, 93(1), 24-30.

2. Lưu Phương Lan, Hoàng Thị Lâm, Nguyễn Văn Đoàn (2015). Tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Tạp chíy học thực hành, 6, 22-24.

3. Lưu Phương Lan (2015). Rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Tạp chíy học quân sự, 308, 43-46.

4. Lưu Phương Lan (2015). Nghiên cứu một số biểu hiện tổn thương tim mạch ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Tạp chíy học quân sự, 312, 35-38.

TAÌ LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống.

MỤC LỤC

Lời cam đoan Các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình, biểu đồ

Đặt vấn đề 1

Nội dung

Chương 1: Tổng quan 4

1.1. Tổng quan về bệnh xơ cứng bì hệ thống 4

1.1.1. Lịch sử bệnh 4

1.1.2. Dịch tễ học 5

1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 7

1.2.1. Nguyên nhân 7

1.2.1.1. Yếu tố gen 7

1.2.1.2. Ảnh hưởng của môi trường và nhiễm trùng 8

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh 9

1.2.2.2. Tổn thương mạch máu 10

1.2.2.3. Xơ hóa 14

1.2.2.4. Rối loạn về miễn dịch 15

1.3. Các biểu hiện lâm sàng 24

1.3.1. Biểu hiện ở da, đầu chi 25

1.3.1. Tổn thương nội tạng 27

1.4. Các biểu hiện tổn thương phổi và rối loạn thông khí phổi 28

1.4.1. Tăng áp động mạch phổi 29

1.4.2. Tổn thương phổi kẽ 34

1.4.3. Rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì 37

1.5. Các nghiên cứu tổn thương phổi ở bệnh nhân XCBHT 39

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 43

2.1. Đối tượng 43

2.2. Phương pháp nghiên cứu 45

2.3. Phương pháp tiến hành 46

2.3.1. Đánh giá các biểu hiện toàn thân 46

2.3.2. Đánh giá tổn thương da, đầu chi 47

2.3.3. Tổn thương cơ, xương, khớp 48

2.3.4. Tổn thương tiêu hóa 48

2.3.5. Tổn thương thận 49

2.3.6. Tổn thương huyết học 50

2.3.7. Đánh giá rối loạn chuyển hóa và nội tiết 50

2.3.8. Rối loạn miễn dịch 51

2.3.9. Tổn thương tim 53

2.3.10. Tổn thương phổi 57

2.3.11. Thăm dò chức năng thông khí phổi 58

2.3.12. Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh 65

2.3.13. Đánh giá kết quả 66

2.4. Xử lý số liệu 66

2.5. Đạo đức của nghiên cứu 67

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 70

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 70

3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới 70

3.1.2. Thời gian mắc bệnh 71

3.1.3. Các bệnh đồng mắc và một số yếu tố nguy cơ 71

3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sang 72

3.2.1. Biểu hiện toàn thân 72

3.2.2. Tổn thương da 73

3.2.3. Tổn thương đầu chi 74

3.2.4. Tổn thương cơ, xương khớp 75

3.2.5. Tổn thương tiêu hóa 76

3.2.6. Tổn thương thận 77

3.2.7. Tổn thương huyết học 77

3.2.8. Rối loạn miễn dịch 77

3.2.9. Tổn thương tim 79

3.2.10 Tổn thương phổi 80

3.3. Kết quả thăm dò chức năng thông khí phổi 82

3.4. Đánh giá mức độ nặng của bệnh và mối tương quan giữa các chỉ số 85

3.4.1. Đánh giá mức độ nặng của bệnh 85

3.4.2. Tương quan giữa chức năng thông khí phổi và mức độ nặng của bệnh,

mức độ dày da 86

3.4.3. Tương quan giữa RLTKHC và các chỉ số 91

3.4.4. Tương quan giữa kháng thể kháng Scl-70 và các chỉ số 91

3.4.5. Tương quan của áp lực động mạch phổi 92

Chương 4: Bàn luận 97

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 97

4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh 97

4.1.2. Các bệnh đồng mắc và một số yếu tố nguy cơ 100

4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 103

4.2.1. Biểu hiện toàn thân 103

4.2.2. Tổn thương da 107

4.2.3. Tổn thương đầu chi 109

4.2.4. Tổn thương cơ, xương khớp 112

4.2.5. Tổn thương tiêu hóa 113

4.2.6. Tổn thương thận 116

4.2.7. Tổn thương huyết học 118

4.2.8. Các rối loạn miễn dịch 120

4.2.9. Tổn thương tim 123

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment