Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện k 2004 – 2009

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện k 2004 – 2009

Luận văn Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện k 2004 – 2009. Ung thư đại trực tràng là bệnh phổ biến trên thế giới, gặp nhiều ở các nước phát triển và có xu hướng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam [ 8], [ 15], [ 25], [ 36]. Trên thế giới, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ tư ở nam, thứ ba ở nữ [ 36]. Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ tư ở nam, thứ năm ở nữ và đứng hàng thứ ba trong các ung thư tiêu hóa [ 6].

Ung thư đại trực tràng là bệnh tiến triển chậm, triệu chứng ban đầu thường nghèo nàn, không điển hình làm cho chính bản thân bệnh nhân và thầy thuốc dễ bỏ qua hoặc nhầm với các bệnh khác [ 8], [ 11], [ 12], [ 22]. Bệnh nhân thường đến viện muộn và trong bệnh cảnh có biến chứng như tắc ruột, thủng, áp xe, chảy máu, chèn ép xâm lấn các tạng liên quan [ 3], [ 12], [ 17], [ 33]. Tắc ruột là một biến chứng gặp nhiều nhất. Theo các tác giả nước ngoài, tắc ruột do ung thư đại trực tràng chiếm 9% trong tắc ruột chung và chiếm khoảng 9 – 29% trong số ung thư đại trực tràng [ 47], [ 58], [ 88]. Ở Việt Nam, tỷ lệ tắc ruột do ung thư đại trực tràng cao hơn, có tài liệu nêu đến 40% [ 3], [ 12], [ 18], [ 20], [ 27], [ 34], [ 35].

Trong thực tế lâm sàng, tại bệnh viện K, chúng tôi gặp nhiều trường hợp đến bệnh viện vì tắc ruột do ung thư đại trực tràng. Việc chẩn đoán còn khó khăn, có những đặc điểm riêng và phải phân biệt tắc ruột hoàn toàn và không hoàn toàn. Một số trường hợp chẩn đoán chưa kịp thời, bệnh cảnh nặng nề. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ tử vong. Do đó, cần phải có một nghiên cứu mô tả đầy đủ và sâu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột để giúp cho chẩn đoán chính xác, kịp thời hơn và góp phần nào cải thiện kết quả điều trị.

Bên cạnh đó, điều trị phẫu thuật tắc ruột do ung thư đại trực tràng luôn đặt ra hai vấn đề phải giải quyết, đó là điều trị tắc ruột và điều trị ung thư mà chúng không dễ dàng thực hiện trong hoàn cảnh cấp cứu. Cách xử trí và điều trị phẫu thuật thì rất phức tạp: có thể cấp cứu tức thời hay trì hoãn hay có chuẩn bị theo kế hoạch, có thể triệt căn hay tạm thời, một thì hay nhiều thì và gặp nhiều khó khăn vì những biến chứng  sau phẫu thuật           cấp cứu cao hơn

phẫu thuật có chuẩn bị [ 7], [ 18], [ 20],  [ 42], [ 47], [ 60], [ 85]. Theo một nghiên cứu trước trong nước, tỷ lệ tử vong của phẫu thuật cấp cứu tắc ruột do ung thư đại trực tràng là 4,8% và tỷ lệ biến chứng là 40,8% [ 35]. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được điều trị bổ trợ bằng hóa chất và tia xạ. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Kết quả điều trị bao gồm kết quả sau phẫu thuật và thời gian sống thêm sau điều trị như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả điều trị? Tiên lượng như thế nào?

Một số tác giả trong nước đã nghiên cứu vài khía cạnh về ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột nhưng chưa đầy đủ [ 12], [ 24], [ 27], [ 29], [ 32], [ 34], [ 35]. Và tại bệnh viện K còn ít nghiên cứu về lĩnh vực này.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:

1.     Mô tả đặc điểm   lâm   sàng và cận   lâm sàng của   ung thư đại  trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện K từ 2004 đến 2009.

2.     Đánh giá    kết quả điều  trị  ung  thư đại  trực tràng biến chứng  tắc ruột tại bệnh viện K từ 2004 đến 2009.

Leave a Comment