Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của Curosurf điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của Curosurf điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của Curosurf điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng/ Phạm Thị Ngọc 2014.Suy hô hấp (SHH) là một trong những cấp cứu thường gặp nhất trong giai đọan sơ sinh đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Nhìn chung, khoảng 60% trẻ sinh non có tuổi thai < 30 tuần bị suy hô hấp [5]. Nguyên nhân gây SHH rất nhiều và thường khó giải quyết. Bệnh màng trong (BMT) là một bệnh thường gặp nhất của hội chứng SHH ở trẻ non tháng mà nguyên nhân đã được biết rõ là do không đủ chất surfactant- một chất được cơ thể thai nhi sản xuất chủ yếu vào khoảng tuần thứ 34- 37 của thai kỳ[1]. Tại Mỹ, người ta ước tính hằng năm có khoảng 40000 trẻ sơ sinh mắc bệnh, chiếm 1% tổng số trẻ sinh ra, trong đó có tới 50% là trẻ có tuổi thai dưới 28 tuần [53],[4].

Bệnh thường xuất hiện trong những giờ đầu tiên sau đẻ với những biểu hiện của hội chứng SHH cấp. Tổn thương phổi trên phim chụp X_Quang giúp chúng ta chẩn đoán xác định và phân loại BMT thành 4 giai đoạn [2],[21]. Bệnh thường tiến triển nặng lên trong vòng 24 giờ và có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời [2] Trước đây do những hạn chế trong việc điều trị nên tỷ lệ tử vong do bệnh còn khá cao, chiếm tới 20% tử vong chung của trẻ sơ sinh và trong số những trẻ sống sót có tới 20% có những di chứng như loạn sản phế quản phổi, xuất huyết não màng não [5]. Trong những thập kỷ gần đây nhờ những tiến bộ của y học được áp dụng trong việc phòng cũng như điều trị BMT đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh, mở ra một bức tranh tươi sáng cho những trẻ sơ sinh mắc bệnh này. Bơm surfactant và thở máy là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này. Việc sử dụng surfactant trong việc điều trị BMT đã được nghiên cứu và áp dụng thành công lần đầu tiên bởi tác giả Fujiwara người Nhật Bản năm 1980 với chế phẩm surfactant chiết xuất từ phổi bò [36]. Và từ đó đến nay, qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm đã sản xuất ra nhều loại chế phẩm Surfactant khác nhau, tự nhiên cũng như tổng hợp có tính an toàn và hiệu quả cao, đã được khuyến cáo và áp dụng điều trị ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, BMT cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây SHH ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong do bệnh còn khá cao. Chế phẩm surfactant có giá thành cao và cần kết hợp nhiều trang thiết bị hiện đại trong quá trình điều trị nên việc áp dụng trong điều trị BMT mới được tiến hành trong vài năm gần đây. Một số nghiên cứu gần đây về hiệu quả sử dụng surfactant điều trị bệnh tại các bệnh viện ở Việt Nam như Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng Nai… cho kết quả khả quan [9],[10],[12]. Tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, hằng năm tỷ lệ tử vong sơ sinh luôn chiếm hàng đầu trong tỷ lệ tử vong chung của bệnh viện. Một trong những nhóm bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất là SHH ở trẻ đẻ non do thiếu surfactant. Bệnh viện đã áp dụng điều trị surfactant cùng các trang thiết bị hiện đại để điều trị những bệnh nhân trên, nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của điều trị này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu:

1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh màng trong ở trẻ đẻ non tại khoa HSCC Bệnh viện trẻ em Hải Phòng từ tháng 10/ 2013 đến tháng 9/2014

2.    Đánh giá hiệu quả của surfactant trong điều trị bệnh màng trong ở những bệnh nhân trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1.  Nguyễn Văn Bàng (2010) : ”Một số  đặc điểm về  sinh lý hô hấp trẻ  sơ sinh”. Điều trị và chăm sóc sơ sinh, Nhà xuất bản y học: tr. 33- 44.

2.  Bộ  môn Nhi trƣờng Đại học Y Hà Nội (2001): ”Hội chứng suy hô hấp cấp  ở  trẻ  sơ sinh”. Bài giảng Nhi khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học Hà Nội : tr. 155- 170. 

3.  Bộ  môn Sinh lý học (2001): ”Sinh  lý hô hấp”. Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội : tr. 275- 323. 

4.  Dern R. Hess, Robert M.K.(2009): “Những vấn đề  cơ bản trong thông khí nhân tạo”. Nhà xuất bản y học.

5.  Nguyễn  Tiến  Dũng  (2010):”Suy  hô  hấp  ở  trẻ  sơ  sinh”.  Điều  trị  và chăm sóc sơ sinh, Nhà xuất bản y học: tr.62-77

6.  Võ Công Đồng (2004): “Bơm surfactant qua nội khí quản”. Sơ sinh: bệnh lý, thủ thuật, Nhà xuất bản y học: tr 266-269.

7.  Nguyễn  Trọng  Hiếu  (2005):  ”Liệu  pháp  surfactant  thay  thế  trong  dựphòng và điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ so sinh thiếu tháng”. Thời sự Y Dƣợc học bộ X, số 3, tr. 132- 134.

8.  Đặng PhƣơngKiệt (2001): ”Bệnh màng trong”. Hồi sức cấp cứu và gây mê trẻ em, tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội : tr. 19- 33.

9.  Hoàng  Thị  Thanh  Mai  (2006):  ”Bƣớc  đầu  đánh  giá  hiệu  quả  của surfactant điều trị  bệnh màng trong  ở  trẻ  đẻ  non tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ƣơng”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trƣờng Đại Học Y Hà Nội. 

10.  Phạm Nguyễn Tố  Nhƣ, Lâm Thị  Mỹ  (2010): ”Mô tả  kết quả  điều trịbệnh  màng  trong  ở  trẻ  sanh  non  bằng  Surfactant  qua  kỹ  thuật INSURE”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 14, tr. 155- 161. 65

11.  Lê Phúc Phát (1997): ”Bệnh màng trong-  nhận xét qua 159 trƣờng hợp tại  khoa  Giải  phẫu  bệnh  bệnh  viện  BVSKTE”.  Kỷ  yếu  công  trình nghien cứu khoa học viện BVSKTE, tr. 63- 66.

12.  Trần Thị  Bích Phƣợng (2012): ”Đánh giá hiệu quả  điều trị  surfactant trong điều trị  bệnh màng trong  ở  trẻ  sinh non tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng  Nai”. Đề  tài nghiên cứu khoa học  và nhân  văn cấp tỉnh năm 2012

13.  Trần Quy (2002): ”Suy  hô  hấp cấp tính  ở  trẻ  em”. Tài liệu tập huấn chuyên ngành Nhi khoa, Hà Nội, tr. 251- 269.

14.  Vũ Hữu Quyền (2009): ”Đánh giá hiệu quả  thở  áp lực dƣơng liên tục qua đƣờng mũi trong điều trị  suy hô hấp cấp ở  trẻ  sinh non”. Luận văn thạc sỹ y học, trƣờng Đại học y Hải Phòng

15.  Nguyễn Văn Tuấn (2003): ”Nhận xét đặc điểm giải phẫu và lâm sàng bệnh màng trong”. Luận văn tốt nghiệp cao học, trƣờng Đại học y Hà Nội.

16.  Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Gia Khánh, Lê Phúc Phát (2002): ”Nhận xét  đặc  điểm  lâm  sàng  bệnh  màng  trong”.  Hội  nghị  Nhi  khoa  Việt Nam, tr. 135- 142.

17.  Trần  Duy  Vĩnh,  Nguyễn  Tấn  Viên  (2007):  ”Một  số  nhận  xét  về  đặc điểm  lâm  sàng  của  suy  hô  hấp  do  bệnh  màng  trong”.  Hội  nghị  Nhi khoa miền Trung lần thứ 7, tr. 684- 691.

Leave a Comment