Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của phương pháp mgit trong lao phổi afb âm tính

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của phương pháp mgit trong lao phổi afb âm tính

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lao phổi AFB âm tính và độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp MGIT trên bệnh nhân lao phổi AFB âm tính. Kết quả cho thấy: ho 78%, đau ngực 51,9%, sốt 50% BN. Về cận lâm sàng: XQ phổi: tổn thương hay gặp nhất là thâm nhiễm (72,9%), tổn thương cả hai bên (44,4%). Mantoux dương tính 37,1%. PCR-BK: 33,3% BN dương tính, độ nhạy của phương pháp PCR là 33,3%, độ đặc hiệu là 87,8%, giá trị dự đoán dương tính là 75% và giá trị dự đoán âm tính là 54,4%. Kết quả MGIT và các yếu tố liên quan: 38,9% BN dương tính, độ nhạy 38,9%; độ đặc hiệu 100%; giá trị dự báo dương tính 100%; giá trị dự báo âm tính 59,8%.

Lao là bệnh lây có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Việt Nam xếp thứ 13 trong số 22 nước có tỷ lệ mắc lao cao trên thế giới. Tổng số nhiễm lao ước tính khoảng 44% dân số cả nước với tỷ lệ tử vong 23/100.000 dân, xếp trong 5 nguyên nhân tử vong cao nhất.
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lao là tìm thấy trực khuẩn lao trong bệnh phẩm được lấy từ người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh những BN lao có AFB dương tính vẫn tồn tại 30% BN lao AFB âm tính. Đây là những trường hợp dễ bị bỏ sót trong chẩn đoán, nếu không được phát hiện điều trị, bệnh sẽ diễn biến nặng lên và tiếp tục lây cho cộng đồng. Như vậy, việc phát hiện sớm, chính xác bệnh lao, đặc biệt là bệnh lao có AFB âm tính là một yêu cầu cấp thiết.
Trên thế giới hiện nay, nhiều kỹ thuật cao như PCR và MGIT đã được áp dụng nhằm chấn đoán sớm và chính xác cho những trường hợp bệnh lao AFB âm tính. Các kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn hẳn so với phương pháp soi và nuôi cấy cổ điển. Đặc biệt kỹ thuật MGIT có độ nhạy là 100%, cho kết quả sớm, chỉ sau 1 – 2 tuần.
Ở Việt Nam, kỹ thuật PCR và MGIT đã bước đầu được áp dụng để chẩn đoán bệnh lao. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về những kỹ thuật này còn ít, đặc biệt là đối với kỹ thuật MGIT, cũng như còn ít đề tài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN lao phổi AFB âm tính.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN lao phổi AFB âm tính
2.    Nghiên cứu độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp MGIT trên BN lao phổi
AFB âm tính
II.    ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng nghiên cứu
–    Nhóm nghiên cứu: gồm 54 BN được chẩn đoán lao phổi bằng mô bệnh học, AFB(-) và được nội soi phế quản lấy dịch phế quản làm MGIT, điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 09/2006 đến tháng 04/2008
–    Nhóm chứng: gồm 49 BN điều trị nội trú tại khoa hô hấp BV Bạch Mai được chẩn đoán ung thư phổi bằng mô bệnh học và được nội soi phế quản lấy dịch phế quản làm MGIT.
–    Loại trừ khỏi nghiên cứu: BN lao phổi AFB (+), BN chống chỉ định với nội soi phế quản, BN HIV (+), BN không đồng ý hợp tác nghiên cứu.
2.    Phương pháp nghiên cứu:
–    Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có đối chứng.
–    Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu và tiến cứu.
–    Nội dung nghiên cứu:
+ Một số thông tin chung của bệnh nhân lao phổi AFB (-) nghiên cứu: tuổi, giới, địa dư, tiền sử bệnh tật, lý do đến khám.
+ Triệu chứng lâm sàng: cơ năng, toàn thân, thực thể
+ Xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm máu ngoại vi, kết quảMantoux, XQ phổi, CT scan ngực, kết quả PCR- BK, kết quả MGIT, kết quả soi phế quản
+ Độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp MGIT trong chan đoán lao phổi AFB (-) trên các BN nghiên cứu.
–    Các bước tiến hành: tất cả BN khi vào viện đều được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm theo mẫu bệnh án và nội dung nghiên cứu theo một mẫu thống nhất.
–    Xử lý số liệu:
–    Số liệu được nhập, xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
–    Tính độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị dương tính PPV, giá    trị    âm    tính NPV    của
các phương pháp PCR-BK, MGIT.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment