Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng và kết quả điều trị 768 bệnh nhân tràn dịch màng phổi
Bình thường có khoảng 10 – 20 ml dịch trong khoang màng phổi giúp lá thành và lá tạng trượt lên nhau dễ dàng. Khi lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn bình thường thì gọi là tràn dịch màng phổi (TDMP). Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể tại phổi hoặc ngoài phổi.
Hàng năm ở Mỹ có hơn 1 triệu bệnh nhân (BN) TDMP. Nguyên nhân hay gặp là: suy thất trái (500.000 BN /năm); viêm phổi (300.000 BN/năm); ung thư (200.000 BN/năm) [7]. Tại Việt Nam nguyên nhân gây TDMP hàng đầu do lao, thứ 2 do ung thư, còn các nguyên nhân khác ít gặp hơn.
Tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai, hàng năm có tỷ lệ không nhỏ BN TDMP điều trị nội trú. Theo Ngô Quý Châu và cộng sự (2002) từ năm 1996 – 2000, trong số 3606 BN điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai có 116 BN được chẩn đoán TDMP không rõ nguyên nhân – đứng hàng thứ 8 [2; 3].
Nghiên cứu nguyên nhân gây TDMP ở nước ta cũng đã có nhiều báo cáo, tuy nhiên tỷ lệ các căn nguyên không phải lúc nào cũng hằng định. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều tiến bộ kỹ thuật cho phép chẩn đoán chính xác hơn căn nguyên gây TDMP. Xuất phát từ những nhận định trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm những mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi ở khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của một số căn nguyên hay gặp của tràn dịch màng phổi.
3. Nhận xét kết quả điều trị tràn dịch màng phổi tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các BN TDMP đ−ược điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 01/ 01/ 2001 đến 31/10/ 2003. Tiêu chuẩn chọn BN: chọc dò màng phổi có dịch, hoặc có hình ảnh TDMP trên X quang, siêu âm phát hiện có TDMP, hoặc CT Scan ngực có dịch màng phổi.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Mô tả hồi cứu, khai thác các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bao gồm: Triệu chứng toàn thân, triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể. Cận lâm sàng: Công thức máu, máu lắng, trực khuẩn kháng cồn kháng toan trong đờm, phản ứng Mantoux. Xét nghiệm dịch màng phổi (DMP): Phản ứng Rivalta, định l −ượng Protein, vi sinh vật DMP, phản ứng PCR tìm DNA của vi khuẩn lao, tế bào học DMP. X quang phổi, siêu âm màng phổi, CT Scan phổi, sinh thiết màng phổi.
Xử lý số liệu: Số liệu thu được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.05.
Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn dịch màng phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 768 bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Kết quả và kết luận: Các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi gồm có tràn dịch màng phổi do lao: 37,6%; ung thư: 23,8%; tràn dịch màng phổi chưa rõ nguyên nhân: 15,2%; tràn dịch màng phổi do viêm phổi áp xe phổi: 8%; do suy tim 4,6%; xơ gan 2,1%; nguyên nhân khác 5,2%. Triệu chứng thường gặp là đau ngực: 81,6%, khó thở: 75,1%, ho khan: 43,8%, ho khạc đờm: 29,7%, sốt: 54,8%; HC ba giảm: 92,2%. Hình ảnh đường cong Damoiseau trên phim XQ: 62,3%, tràn dịch màng phổi P khu trú: 8,8%. Siêu âm thấy tràn dịch màng phổi tự do: 65,8 %; khu trú – có vách ngăn: 19,8%. Rivalta dịch màng phổi (+) 87,3%, ( – ) 13,7%. 21,2% các trường hợp có tế bào ung thư ở DMP. Mô bệnh học sinh thiết màng phổi thấy ung thư ở 17,4% (ung thư trung biểu mô màng phổi 4%), hình ảnh lao điển hình 30,5%, lao không điển hình 18,8%, viêm màng phổi mạn tính 27,2%.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích