ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Đột quỵ não (ĐQN) đã và đang là vấn đề được Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và mọi quốc gia quan tâm, nghiên cứu vì tính phổ biến và hậu quả nặng nề đối với người bệnh, gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ con người trong thế kỷ 21.

Trong năm 2005, đã có 16 triệu người bị đột quỵ lần đầu trên thế giới. 36% trong số đó (tương đương với 5,7 triệu người) đã tử vong. Dự kiến, nếu mọi người không kiểm soát huyết áp, Cholesterol, cải thiện chế độ ăn và ngừng hút thuốc, số người bị đột quỵ trong năm 2030 có thể lên tới 23 triệu và số tử vong là 7,8 triệu. Điều đó lí giải vì sao đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư, đứng hàng đầu về tàn phế của người trưởng thành như bại liệt, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi [19].

Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đăng và CS cho thấy trên 100.000 dân tỉ lệ mắc ĐQN là 115,92 bệnh nhân, tỉ lệ bệnh mới phát hiện hàng năm vào khoảng 28,25 BN và tỉ lệ tử vong là 161 bệnh nhân [10]. Theo báo cáo của BONITA, tỉ lệ tử vong do đột quỵ não chiếm từ 10 đến 12% tổng số tử vong nói chung ở các nước công nghiệp [trích dẫn từ 33]. Đột quỵ não là loại bệnh lý thường gặp nhất – là loại bệnh vừa có tính chất kinh điển vừa có tính chất thời sự của y học. ĐQN được chia thành hai thể chính theo lâm sàng: Chảy máu não chiếm 20% và nhồi máu não (NMN) chiếm 80%. Theo phân loại TOAST (Trial of 10172 in acute Stroke Treatment) năm 1993, NMN được chia thành năm nhóm: NMN do tổn thương xơ vữa mạch máu lớn của não, NMN do bệnh tim gây huyết khối, NMN do tổn thương động mạch nhỏ (nhồi máu ổ khuyết), NMN do nguyên nhân hiếm gặp và NMN do nguyên nhân chưa xác định. Trong đó, nhồi máu não do xơ vữa động mạch là nguyên nhân hay gặp nhất [28].

Mặc dù đã có những tiến bộ quan trọng trong chẩn đoán, đi đôi với tiến bộ trong hồi sức cấp cứu, phẫu thuật thần kinh và điều trị nội khoa cùng với việc sử dụng thuốc tan huyết khối, song việc điều trị vẫn còn có những hạn chế. Do vậy, đề phòng các yếu tố nguy cơ vẫn là vấn đề chính, là then chốt cho cộng đồng và cho từng cá thể nhằm hạn chế tần xuất xảy ra NMN [20].

Trên thế giới cũng như ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về NMN, tuy nhiên các số liệu của các tác giả thường có những kết quả khác nhau tùy theo mô hình bệnh tật ở các địa phương nghiên cứu có thể có những đặc thù riêng.

Phú Thọ là một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc sinh sống, có điều kiện khí hậu và phong tục tập quán riêng. Trong những năm qua số lượng BN vào điều trị NMN ngày càng đông, Bệnh viện Tỉnh Phú Thọ cũng đã triển khai nhiều kĩ thuật chẩn đoán mới và hiện đại phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nhằm góp phần bổ sung và hệ thống lại một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân NMN, giúp cho chẩn đoán bệnh sớm và có chiến lược điều trị đúng đắn đóng vai trò quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị, giảm tỉ lệ tử vong, hạn chế di chứng và dự phòng tái phát nhồi máu não cho người bệnh. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

2. Nhận xét kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………….1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………3

1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của ĐQN hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới ….3

1.2. Nhắc lại giải phẫu chức năng bán cầu đại não …………………………………….5

1.3. Một số đặc điểm của nhồi máu não……………………………………………………7

1.4. Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não………………………………………………15

1.5. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhồi máu não ………………………22

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………25

2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………25

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………………25

2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….26

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………26

2.5. Các tiêu chuẩn và chỉ số đánh giá …………………………………………………..29

2.6. Vật liệu nghiên cứu ………………………………………………………………………34

2.7. Xử lí số liệu…………………………………………………………………………………34

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………..35

3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………..35

3.2. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não………………………………….36

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não…………………………….40

3.4. Nhận xét kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan…………………………..47

Chƣơng 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………..52

4.1. Một số đặc điểm chung về bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu……………..52

4.2. Đặc điểm lâm sàng của nhồi máu não………………………………………………54

4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của nhồi máu não ………………………………………..59

4.4. Kết quả điều trị nhồi máu não và một số yếu tố liên quan……………………65

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………68

KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………………70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment