ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BVĐK TỈNH PHÚ THỌ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BVĐK TỈNH PHÚ THỌ

Luận văn ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ.Đột quỵ não (ĐQN) đã và đang là vấn đề được Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và mọi quốc gia quan tâm, nghiên cứu vì tính phổ biến và hậu quả nặng nề đối với người bệnh, gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ con người trong thế kỷ 21.

Trong năm 2005, đã có 16 triệu người bị đột quỵ lần đầu trên thế giới. 36% trong số đó (tương đương với 5,7 triệu người) đã tử vong. Dự kiến, nếu mọi người không kiểm soát huyết áp, Cholesterol, cải thiện chế độ ăn và ngừng hút thuốc, số người bị đột quỵ trong năm 2030 có thể lên tới 23 triệu và số tử vong là 7,8 triệu. Điều đó lí giải vì sao đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư, đứng hàng đầu về tàn phế của người trưởng thành như bại liệt, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi [19].
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đăng và CS cho thấy trên 100.000 dân tỉ lệ mắc ĐQN là 115,92 bệnh nhân, tỉ lệ bệnh mới phát hiện hàng năm vào khoảng 28,25 BN và tỉ lệ tử vong là 161 bệnh nhân [10].
Theo báo cáo của BONITA, tỉ lệ tử vong do đột quỵ não chiếm từ 10 đến 12% tổng số tử vong nói chung ở các nước công nghiệp [trích dẫn từ 33].
Đột quỵ não là loại bệnh lý thường gặp nhất – là loại bệnh vừa có tính chất kinh điển vừa có tính chất thời sự của y học. ĐQN được chia thành hai thể chính theo lâm sàng: Chảy máu não chiếm 20% và nhồi máu não (NMN) chiếm 80%. Theo phân loại TOAST (Trial of 10172 in acute Stroke Treatment) năm 1993, NMN được chia thành năm nhóm: NMN do tổn thương xơ vữa mạch máu lớn của não, NMN do bệnh tim gây huyết khối, NMN do tổn thương động mạch nhỏ (nhồi máu ổ khuyết), NMN do nguyên nhân hiếm gặp và NMN do nguyên nhân chưa xác định. Trong đó, nhồi máu não do xơ vữa động mạch là nguyên nhân hay gặp nhất [28].
Mặc dù đã có những tiến bộ quan trọng trong chẩn đoán, đi đôi với tiến bộ trong hồi sức cấp cứu, phẫu thuật thần kinh và điều trị nội khoa cùng với việc sử dụng thuốc tan huyết khối, song việc điều trị vẫn còn có những hạn chế. Do vậy, đề phòng các yếu tố nguy cơ vẫn là vấn đề chính, là then chốt cho cộng đồng và cho từng cá thể nhằm hạn chế tần xuất xảy ra NMN [20].
Trên thế giới cũng như ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về NMN, tuy nhiên các số liệu của các tác giả thường có những kết quả khác nhau tùy theo mô hình bệnh tật ở các địa phương nghiên cứu có thể có những đặc thù riêng.
Phú Thọ là một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc sinh sống, có điều kiện khí hậu và phong tục tập quán riêng. Trong những năm qua số lượng BN vào điều trị NMN ngày càng đông, Bệnh viện Tỉnh Phú Thọ cũng đã triển khai nhiều kĩ thuật chẩn đoán mới và hiện đại phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nhằm góp phần bổ sung và hệ thống lại một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân NMN, giúp cho chẩn đoán bệnh sớm và có chiến lược điều trị đúng đắn đóng vai trò quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị, giảm tỉ lệ tử vong, hạn chế di chứng và dự phòng tái phát nhồi máu não cho người bệnh. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
2. Nhận xét kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Miễn dịch – Sinh lý bệnh, Trường Đại học Y Hà nội (2002), sinh lý bệnh, Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ môn Thần kinh, Học viện Quân Y Hà nội (2001), Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản y học.
3. Trương Thị Chiêu, Đinh Quang Tâm (2010), “Nghiên cứu tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bị tai biến mạch máu não giai đoạn cấp”, Tạp chí y học thực hành, số 2, tập 751, tr. 106- 108
4. Nguyễn Chương (2007), “Đề xuất quy trình chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng của nhồi máu não”, Kỉ yếu công trình khoa học Hội thần kinh Việt Nam.
5. Nguyễn Chương (2001), Khám lâm sàng hệ thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Nguyễn Chương (2007), Sổ tay điều trị thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.5- 9.
7. Trần Văn Chương (2003), Nghiên cứu phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Tạ Mạnh Cường (2010), Rối loạn Lipid máu ”, http:// www cardionet.vn
9. Phan Bá Đào (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y – Dược Thái Nguyên.
10. Nguyễn Văn Đăng (2006), Tai biến mạch máu não. Nhà xuất bản Y học, tr 11, 39-52, 66-73, 116-180, 76-113.
11. Nguyễn Thị Minh Đức (2010), “Ảnh hưởng của đường huyết ở bệnh nhân tai biến mạch não”. Báo cáo khoa học hội thảo chuyên đề thần kinh.
12. Nguyễn Văn Đăng (2000), Thần kinh học, Nội khoa cơ sở, Trường Đại học Y Hà Nội, Nxb Y học, tr.259 – 360.
13. Nguyễn Đình Đính (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não, Luận án bác sỹ chuyên khoa II, Học viện quân Y.
14. Nguyễn Thị Minh Đức, Vũ Anh Nhị (2007), “Đặc điểm dịch tễ học và các dạng đột quỵ chính tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp ”, Tạp chí Y Hoc TP. Hồ Chí Minh, số 1, tập 12, tr. 293 – 298.
15. Gouazé A(1994), Não, Giải phẫu lâm sàng thần kinh (Nguyễn Văn Đăng và Lê Quang Cường dịch), Nhà xuất bản Y học.
16. Hoàng Quốc Hải (2001), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và hướng xử trí nhồi máu não chảy máu, Luận văn thạc sỹ y học, Hà Nôi.
17. Lê Thanh Hải (2005), “Nghiên cứu bilan lipid ở bệnh nhân nhồi máu não”, Kỉ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Đại hội Nội tiết và Đái tháo đường lần thứ 3, trang 473 – 479.
18. Lương Thúy Hiền (2008), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 4, tập 345, tr. 11- 14.
19. Nguyễn Minh Hiện (2001), Nhồi máu não, bệnh học thần kinh, tr. 50- 67.
20. Lê Đức Hinh (2001), “Tình hình Tai biến mạch máu não hiện nay tại các nước Châu Á “, Báo cáo khoa học hội thảo chuyên đề liên chuyên khoa.
21. Haroldellis (2001), Giải phẫu lâm sàng, (Nguyễn Văn Huy dịch), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.379 – 393.
22. Nguyễn Công Hoan (2010), “Lâm sàng nhồi máu não do xơ vữa động mạch thuộc hệ thống động mạch cảnh trong”, Tạp chíy học thực hành, số 5, tâp 715, tr. 84 – 87.
23. Nguyễn Đức Hoàng (2004), “Khảo sát các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch não”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 131, tr. 132 – 137.
24. Đinh Hữu Hùng (2006), “Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp ”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 172.
25. Phạm Gia Khải, Phạm Tử Dương (2001), tóm tắt báo cáo thứ 3 của nhóm chuyên viên về chẩn đoán, đánh giá và điều trị Cholesterol máu cao ở người trưởng thành trong chương trình giáo dục quốc gia về Cholesterol (NCEP-ATPIII) JAMa, (bản dịch của Phạm Gia Khải).
26. Nguyễn Phú Kháng, Thái Hồng Quang (2002), Chẩn đoán và phương pháp cấp cứu điều trị đột quỵ não do nguyên nhân tim mạch, Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam số 19.
27. Bùi Nguyên Kiểm, Hoàng Minh Khoa, Nguyễn Thị Thanh Hương, (2008), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhồi máu não ở bệnh nhân đái tháo đường”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam số 59, tr. 724 – 727.
28. Phạm Khuê (2000), Đề phòng tai biến mạch máu não ở người cao tuổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2000.
29. Phạm Đỗ Phi Nga (2005), Nghiên cứu nồng độ Glucose máu ở các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp, Luận án bác sỹ chuyên khoa II, Học viện Quân Y.
30. Lê Trọng Luân, Lê Quang Cường, Nguyễn Thanh Bình (2002), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của tai biến mạch não tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2 tập 281 tr.32 – 37.
31. Hồ Hữu Lương (1993), Lâm sàng thần kinh, Nhà xuất bản Y học tr. 7 – 257.
32. Bùi Văn Tân (2002), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đột quỵ não, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y
33. Nguyễn Năng Tấn (2003), Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp với các thể tai biến mạch máu não, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
34. Trần Thị Lệ Tiên, Đinh Minh Tân (2010), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ thiếu máu cục bộ não cấp”, http://ti mmachhoc.vn/
35. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Nghiên cứu mức độ tổn thương mạch máu não bằng siêu âm xuyên sọ ở bệnh nhân tai biến mạch não”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tr.26 – 30.
36. Nguyễn Văn Thảo, Đinh Minh Tân, (2010) “Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp”, Tạp chí Y học thực hành.
37. Nguyễn Bá Thắng (2010): “Những tiến bộ trong điều trị đột quỵ não cấp ”, Báo cáo nghiên cứu khoa học thành phố Hồ Chí Minh.
38. Nguyễn Văn Thắng, Lê Thị Tài, Nguyễn Thị Bình Vương, Đỗ Như Chinh (2011), “Thay đổi hiểu biết và thực hành về dự phòng đột quỵ của người cao tuổi tại hai xã Trường Yên và Lam Điền huyện Chương Mĩ, Hà Nội”, Tạp chíy học thực hành, số 6, tập 767, tr. 54- 57.
39. Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Hoàng Ngọc (1998), “Nhận xét một số yếu tố nguy cơ trên 105 bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại khoa Nội thần kinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y học thực hành, số 2, năm 1998.
40. Nguyễn Văn Thông (2008), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị của Aspirin trên bệnh nhân thiếu não cục bộ gai đoạn cấp”, http://www thankinh.org.
41. Nguyễn Văn Thông (2004), “Nhận xét đặc điểm, tính chất, cơ cấu bệnh tại Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2003- 6/2004”, Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt, tập 301, tr 3 – 11.
42. Lê Xuân Thủy (2009), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ thường gặp ở người bệnh tai biến mạch não điều trị tại bệnh viện C Thái Nguyên, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
43. Nguyễn Thị Minh Trí (2004), Lâm sàng và hình ảnh học nhồi máu não ổ khuyết, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
44. Trần Văn Trung, Nguyễn Đức Công (2011), “Nghiên cứu mối liên quan giữa biến đổi hình thái và chức năng động mạch cảnh trên siêu âm Doppler với các yếu tố nguy cơ đột quỵ nhồi máu não”, Tạp chí Y học Thực hành.
45. Lê Thị Thu Vân, Nguyễn Phương Bắc, Châu Minh Đức (1999), “Rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân tai biến mạch não”, Tạp chí Y học thực hành, số 7, tr. 27- 28.
46. Nguyễn Lân Việt (2010), Tăng huyết áp và tai biến mạch não, Những vấn đề cập nhật trong điều trị ở bệnh nhân Châu Á, Viện tim mạch Việt Nam.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của ĐQN hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới …. 3
1.2. Nhắc lại giải phẫu chức năng bán cầu đại não 5
1.3. Một số đặc điểm của nhồi máu não 7
1.4. Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não 15
1.5. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhồi máu não 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 26
2.5. Các tiêu chuẩn và chỉ số đánh giá 29
2.6. Vật liệu nghiên cứu 34
2.7. Xử lí số liệu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35
3.2. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não 36
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não 40
3.4. Nhận xét kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan 47
Chương 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Một số đặc điểm chung về bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu 52
4.2. Đặc điểm lâm sàng của nhồi máu não 54
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của nhồi máu não 59
4.4. Kết quả điều trị nhồi máu não và một số yếu tố liên quan 65
KẾT LUẬN 68
KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Tên bảng Trang
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân nhồi máu não theo giới 35
Bảng 3.2. Phân bố tuổi cua bệnh nhân NMN. 35
Bảng 3.3. Số lần bị NMN trên cung môt bênh nhân 36
Bảng 3.4. Thời điểm khởi phát của NMN 37
Bảng 3.5. Cách khởi phát của NMN 37
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng ở BN NMN có dấu hiệu khởi phát 38
Bảng 3.7. Triệu chứng toàn phát của NMN 39
Bảng 3.8. Mức đô roi loan y thức (điểm Glassgow) ở bệnh nhân NMN 39
Bảng 3.9. Vị trí và mức độ liệt nửa ngứời trong NMN 40
Bảng 3.10. Vị trí ổ nhồi máu trên phim CT- Scanner 40
Bảng 3.11. Kích thứớc ổ nhồi máu trên phim CT – Scanner 41
Bảng 3.12. Số ổ nhồi máu trên phim CT- Scanner 42
Bảng 3.13. Đặc điểm siêu âm Doppler động mạch cảnh của NMN 42
Bảng 3.14. Đặc điểm ECG của bệnh nhân NMN 43
Bảng 3.15. Nồng độ Glucose lúc đói lúc vào viện của bệnh nhân NMN 44
Bảng 3.16. Rối loạn 1 số thành phần lipid máu ở bệnh nhân NMN 44
Bảng 3.17. Rối loạn điên giai ở bệnh nhân NMN 45
Bảng 3.18. Phân độ THA ở bệnh nhân NMN 45
Bảng 3.19. Điều trị và theo dõi THA trứớc khi NMN 46
Bảng 3.20. Tiền sứ các yếu tố nguy cơ bênh tât ở BN NMN 47
Bảng 3.21. Kết quả mức biến đổi ý thức theo thang điểm Glassgow khi
vào viện và khi ra viện 477
Bảng 3.22. Tỉ lệ biến chứng trong quá trình nằm viện 48
Bảng 3.23. Kết quả tiến triển khi bệnh nhân NMN ra viện 48
Bảng 3.24. Diễn biến kết quả điều trị phân bố theo giới 49
Bảng 2.25. Liên quan giữa kết quả điều trị và tuổi 49
Bảng 2.26. Liên quan giữa kết quả điều trị với cách khởi phát bệnh 50
Bảng 3.27. Liên quan giữa yếu tố nguy cơ và kết quả khi ra viện 50
Bảng 3.28. Liên quan giữa vị trí nhồi máu và kết quả khi ra viện 51
Biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân NMN theo giới tính 35
Biểu đồ 3.2. Phân bố tuổi cua bệnh nhân NMN. 36
Biểu đồ 3.3: Cách khởi phát bệnh 37
Biểu đồ 3.4. Kích thước ổ nhồi máu trên phim CT – Scanner 41
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm siêu âm Doppler động mạch cảnh của NMN 42
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm ECG của bệnh nhân NMN 43
Biểu đồ 3.7. Điều trị và theo dõi THA trước khi NMN 46

Leave a Comment