ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM GAN TỰ MIỄN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM GAN TỰ MIỄN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM GAN TỰ MIỄN
Nguyễn Công Long1, Lê Vân Anh1
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân (BN) viêm gan tự miễn (VGTM). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 25 BN được chẩn đoán VGTM tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2013 – 01/2017. Kết quả: Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới (92%), tuổi trung bình của BN là 47,8 ± 7,5 (37 – 67 tuổi), nồng độ alanine aminotransferase (ALT) trung vị là 124 U/L, gamma-globulin máu tăng ở 60% các trường hợp, 100% có kháng thể kháng nhân dương tính. Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn sau 3 tháng điều trị đạt 60% tổng số BN. Kết luận: VGTM gặp chủ yếu ở nữ giới, dấu hiệu thường gặp là tăng enzyme gan. Chẩn đoán cần phối hợp các xét nghiệm sinh hóa, dấu ấn miễn dịch và mô bệnh học. Kết hợp prednison với azathioprin cho thấy kết quả đáp ứng cao trong điều trị VGTM.

Viêm gan tự miễn là một bệnh lý tiến triển liên tục và không rõ nguyên nhân với đặc điểm là tăng gammaglobulin máu, có thể phát hiện các tự kháng thể và hình ảnh tổn thương viêm gan bề mặt. Vì thiếu các dấu ấn đặc hiệu để chẩn đoán bệnh và triệu chứng lâm sàng, cũng như xét nghiệm và hình ảnh mô bệnh học khác nhau nên chẩn đoán VGTM còn gặp khó khăn. VGTM thường gặp ở nữ giới, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và tất cả chủng tộc. Hiện nay nguyên nhân của VGTM chưa được biết rõ, mặc dù một số giả thuyết cho rằng mất khả năng dung nạp các kháng nguyên ở gan là nguyên nhân chính gây khởi phát bệnh, khi có kích thích từ các yếu tố môi trường trên một cơ thể nhạy cảm [1, 2]. Tỷ lệ lưu hành VGTM từ 160 – 170 ca/100.000 dân ở châu Âu [3]. Tỷ lệ này tương tự với bệnh lý xơ gan mật tiên phát. VGTM đặc trưng bởi sự tăng gamma-globulin máu, các tự kháng thể và có hình ảnh mô bệnh học khá đặc trưng. Dựa vào đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô bệnh học, nhóm VGTM quốc tế (IAIHG) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán để hỗ trợ các bác sĩ có thể chẩn đoán VGTM. Tuy nhiên, vẫn thiếu tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán [4, 5]. Ở Việt Nam, các đặc điểm của bệnh và hiệu quả của các phương pháp điều trị cụ thể chưa được báo cáo một cách đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm:
– Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm BN VGTM.
– Đánh giá kết quả điều trị VGTM tại Trung tâm Tiêu hoá – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment