Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhồi máu cơ tim thất phải cấp tính

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhồi máu cơ tim thất phải cấp tính

 

Nhồi máu cơ tim là hiên tượng hoại tử cơ tim do hẹp, tắc đôt ngôt môt hay nhiều nhánh, phân nhánh của đông mạch vành tác đông vào ít nhất 2 cm2 cơ tim. Nhồi máu cơ tim cấp là môt cấp cứu nôi khoa. Tiên lượng của bênh tùy thuôc vào viêc xuất hiên các biến chứng như rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền và đô rông của vùng hoại tử cơ tim.

Nhồi máu cơ tim thường gặp trên lâm sàng và là bênh phổ biến ở các nước phát triển, có xu hướng tăng lên trong 30-40 năm gần đây và ngày càng trẻ hoá. Mặc dù đã có nhiều tiến bô trong các lĩnh vực chẩn đoán và điều trị, nhưng nhồi máu cơ tim vẫn là môt bênh có tiên lượng nặng, tỉ lê tử vong cao [2], [14], [17], [20].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 1998 có khoảng 7 triêu người chết vì nhồi máu cơ tim cấp trên toàn thế giới. Tần suất mắc bênh ở các nước Âu Mỹ rất cao: ở Mỹ có 700.000 bênh nhân nhập viên/năm, ở Pháp mỗi năm có 100.000 bênh nhân, tại Bỉ tỉ lê mắc là 283/100.000 nam giới và 102/100.000 nữ giới [1].

Hôi Tim mạch Mỹ năm 2000 ước tính cứ 33 phút có môt người Mỹ tử vong do bênh tim mạch [110]. Matheu (Pháp) nhận thấy tỉ lê tử vong do nhồi máu cơ tim những năm 1990 đã giảm đáng kể so với những năm 1970 nhưng vẫn là 15,4% [112]. Cũng tại Pháp, năm 2002, O. Fichaux nghiên cứu trên 1910 bênh nhân nhồi máu cơ tim thấy tỉ lê tử vong tại viên là 13,3% và 7.9% tuỳ thuôc có hay không có đau ngực không ổn định sau nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu của José (Tây Ban Nha), những bênh nhân nhồi máu cơ tim cấp tỉ lê tử vong 14,3%. Nghiên cứu GUSTO I (Mỹ), đưa ra tỉ lê tử vong trong vòng 30 ngày là 7% [110], [112].

ở Việt Nam, trường hợp đầu tiên được chẩn đoán nhồi máu cơ tim vào những năm 50. Đến năm 1988, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 313 người được phát hiện nhồi máu cơ tim và con số này đã tăng lên gấp đôi vào năm 1992 [6].

Nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh và công sự tại Viện Tim mạch cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim so với tổng số số bệnh nhân nằm viện: 1% (1991); 2,74% (1992); 2,53% (1993). Theo Phạm Gia Khải và công sự tại Viện Tim mạch Việt Nam, tần suất bệnh tim thiếu máu cục bô (trong đó có nhồi máu cơ tim cấp) là 3,42% vào năm 1994 đã tăng lên nhanh chóng đến 9,5% vào năm 1999 [14], [19].

Qua các nghiên cứu và thực hành lâm sàng cho thấy, trong các thể nhồi máu cơ tim, nhồi máu cơ tim thất phải là môt thể đặc biệt. Nó đặc biệt vì việc chẩn đoán thường dễ bỏ sót nếu không có ý thức chú ý đến, mặt khác đây là môt thể bệnh nặng, nhiều biến chứng và điều đáng quan tâm là vấn đề điều trị có khác với điều trị nhồi máu cơ tim thất trái thông thường. Nhồi máu cơ tim thất phải gây suy chức năng thất phải với các biểu hiện là ứ trệ tuần hoàn ngoại vi nhưng không ứ đọng tại phổi. Trong điều trị, nếu không chú ý, mà vẫn dùng thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc giãn mạch như các nhồi máu cơ tim cấp thông thường khác có thể làm bệnh cảnh lâm sàng xấu đi và ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị nhồi máu cơ tim hiện nay đã có nhiều tiến bô đáng kể có tác đông tích cực đến tiên lượng bệnh như can thiệp đông mạch vành thì đầu, dùng các thuốc tiêu sợi huyết, chống ngưng tập tiểu cầu…

Chính vì tính chất đặc biệt này, trên thế giới đã có môt số tác giả đi sâu nghiên cứu về nhồi máu cơ tim thất phải. ở nước ta, tỉ lệ bệnh đông mạch vành ngày càng tăng, tỉ lệ nhồi máu cơ tim thất phải cũng ngày càng gặp nhiều hơn. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về nhồi máu cơ tim thất phải.

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhồi máu cơ tim thất phải cấp tính  nhằm các mục tiêu:

1. Tìm hiểu một số đặc điểm lam sàng, cán lam sàng, diễn biến của nhồi máu cơ tim thất phải cấp tính.

2. Đánh giá kết quả các biên pháp điều trị nhồi máu cơ tim thất phải cấp tính.

 

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Trang

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đổ

Danh mục các sơ đổ

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 4

1.1. Nhồi máu cơ tim cấp 4

1.1.1. Nguyên nhân, sinh lý bênh, cơ chế bênh sinh nhổi máu cơ 4

tim cấp

1.1.2. Mô bênh học nhổi máu cơ tim cấp 6

1.1.3. Yếu tố nguy cơ 8

1.1.4. Các phương pháp chẩn đoán nhổi máu cơ tim 10

1.1.5. Điều trị nhổi máu cơ tim 12

1.2. Nhồi máu cơ tim thất phải 24

1.2.1. Tóm tắt giải phẫu đông mạch vành 24

1.2.2. Nhận biết nhổi máu cơ tim thất phải 29

1.2.3. Chẩn đoán và điều trị nhổi máu cơ tim thất phải 31

1.2.4. Tiên lượng nhổi máu cơ tim thất phải 35

1.2.5. Những điểm khác trong điều trị nhổi máu cơ tim thất phải 35

so vái nhổi máu cơ tim thất trái

1.2.6. Nghiên cứu về nhổi máu cơ tim thất phải và vai trò của can 38

thiệp đông mạch vành trên thế giái và trong nưác

Chương 2. Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 41

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 41

2.2. Phương pháp nghiên cứu 41

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 45

 

2.3. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu

2.4. Khống chế sai số

2.5. Phương pháp xử lý số liêu

2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu

2.7. Tổ chức nghiên cứu

2.8. Hạn chế của đề tài

Chương 3. KÊT QUẢ NGHIÊN cứu

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Tỷ lê gặp nhồi máu cơ tim thất phải

3.1.2. Đặc điểm giới tính, tuổi đời và nghề nghiệp

3.1.3. Yếu tố nguy cơ

3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

3.2.1. Triệu chứng c ơ năng

3.2.2. Triệu chứng thực thể

3.2.3. Cận lâm sàng

3.3. Điều trị

3.4. Tình hình tử vong Chương 4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhồi máu cơ tim thất phải cấp

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim thất

 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment