ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRUYỀN MÁU TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRUYỀN MÁU TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Lê Thùy Dung1, Phạm Kim Liên2, Nguyễn Thế Tùng2
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị truyền máu ở bệnh nhân bị thalassemia. Đối tượng và phương pháp: 53 bệnh nhân thalassemia đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2021. Mô tả cắt ngang. Kết quả: 100% bệnh nhân có tình trạng quả tải sắt trong đó quá tải sắt mức độ nặng chiếm 67,9%. Bệnh nhân có tình trạng lách to và đã cắt lách chiếm tỷ lệ 83%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có lách to độ I – II là cao nhất (50,9%). Tình trạng gan to chiếm 74,4%, sạm da chiếm 58,5%; vàng da chiếm 86,8%. Nồng độ Hb lúc nhập viện trung bình là: 65,91 ± 12,33g/l. 20,8% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Coombs dương tính. Khoảng cách giữa hai lần truyền máu liên tiếp của bệnh nhân nhóm nghiên cứu trung bình là 4,82 ± 1,26 tuần. Thể tích khối hồng cầu (KHC) truyền trong 1 đợt điều trị trung bình là 477,36 ± 179,36ml. Nồng độ Hb lúc ra viện trung bình là 102,13 ± 10,45 g/l. Mức tăng nồng độ Hb trung bình là 36,83 ± 13,84g/l. Nhu cầu truyền máu/năm trung bình là 251,58 ± 113,05ml/kg/năm. Tốc độ giảm nồng độ Hb theo tuần trung bình là 5,25 ± 3,54 g/l/tuần. Kết luận: Bệnh nhân đều có một số đặc điểm lâm sàng như: tình trạng gan to, sạm da, vàng da, lách to. Nồng độ Hb lúc nhập viện trung bình là rất thấp (65,91 ± 12,33g/l); 20,8% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Coombs dương tính. Nhu cầu truyền máu của các bệnh nhân theo năm rất cao (251,58 ± 113,05 ml/kg/năm). Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng quá tải sắt mức độ nặng chiếm 67,9%, đối tượng này cần được thảisắt tích cực và theo dõi các biến chứng.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Hemophilia và bệnh Thalassemia, Tr 12-22.
2. Bùi Văn Viên (2009), Nghiên cứu thực trạng truyền máu cho bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Nhi Trung ương và một số yếu tố liên quan đến giảm nồng độ hemoglobin sau truyền, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Lâm Thị Mỹ , Đỗ Hoàng Cúc (2010), “Khảo sát thiếu máu tán huyết miễn dịch ở bệnh nhân thalassemia truyền máu nhiều lần tại bệnh viện Nhi Đồng I”, Y học thành phố Hồ Chí Minh. 14 (1),Tr 82-89.
4. Lê Quốc Trung, Nguyễn Thanh Hải, (2019), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kháng thể kháng hồng cầu và đánh giá kết quả điều trị trẻ bị thalassemia tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 9/2018 -7/2019”, Tạp chí y Dược học Cần Thơ.Tr 22-25.
5. Nguyễn Kiều Giang , Hoàng Khải Lập , Nguyễn Tiến Dũng (2017), “Sàng lọc Thalassemia tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, Y học thành phố Hồ Chí Minh. 21 (6),Tr.236-244.
Cho đến nay đã có nhiều phương pháp được nghiên cứu và ứng dụng trong việc điều trị thalassemia, như ghép tế bào gốc, liệu pháp gen cũng như có nhiều loại thuốc đã bước đầu được đưa vào điều trị cho bệnh nhân và cho kết quả khả quan[6]. Tuy nhiên bệnh liên quan đến di truyền nên việc điều trị ghép tế bào gốc cũng như liệu pháp gen còn gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật và chi phí đều trị rất cao, chỉ thực hiện được tại 1 số bệnh viện tuyến đầu. Trong khi bệnh phân bố khắp cả nước, tỷ lệ người mắc bệnh chủ yếu là các dân tộc ít người với mức thu nhập thấp. Chính vì vậy hiện nay việc điều trị cho các bệnh nhân hầu hết là truyền máu và thải sắt.Tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên việc điều trị của các bệnh nhân còn gặp nhiều khó khăn do ngân hàng máu biến động tùy từng thời điểm, hầu hết các bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc thải sắt khi nằm điều trị nội trú dẫn đến kết quả điều trị còn nhiều hạn chế. Do đó kết quả điều trị chưa cao. Chính vì lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm bệnh nhân thalassemia và kết quả điều trị truyền máu ở trẻ thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với các mục tiêu:Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị truyền máu, ở bệnh nhân thalassemia điều trị tại Bệnh viện Trung ươngThái Nguyên.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu. 53 bệnh nhân thalassemia đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2021 đã được chẩn đoán xác định thalassemia theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ y tế[1]và Liên đoàn Thalassemia thế giới[8].2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.-Phương pháp thu thập số liệu: Tiến cứu 53 bệnh nhân từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2021-Thiết kế nghiên cứu: Chọn mẫu có chủ đích-Địa điểm: Khoa Huyết học lâm sàng -Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Nguồn: https://luanvanyhoc.com