Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em tại Bệnh viện Bạch Mai

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em tại Bệnh viện Bạch Mai

Luận văn bác sĩ nội trú Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em tại Bệnh viện Bạch Mai. Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới rất thường gặp và phổ biến ở trẻ em và là một trong 10 bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao nhất ở nước ta hiện nay. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia có gánh nặng bệnh tật do viêm phổi vẫn còn cao gấp 10 lần các nước phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Singapor. Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu, năm 2017 thống kê cho thấy có 808694 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi, chiếm tổng số 15% nguyên nhân gây tử vong ở nhóm tuổi này [80].
Căn nguyên của viêm phổi trẻ em em tùy theo lứa tuổi, thường do virus, vi khuẩn và các sinh vật khác [85]. Trong đó, tác nhân vi khuẩn không điển hình Mycoplasma pneumoniae (M.pneumoniae) từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân quan trọng, phổ biến nhất gây viêm phổi không điển hình ở cả trẻ em và người lớn ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến đe dọa tính mạng [77]. Theo Waites K. và cộng sự, M.pneumoniae là nguyên nhân của 10 – 40% các trường hợp viêm phổi cộng đồng, 80% dân số khi trưởng thành đều từng phơi nhiễm với M.pneumoniae [73]. Tại Việt Nam, theo Phạm Thu Hiền từ năm 2010-2012, tỉ lệ viêm phổi do M.pneumoniae là 26,3% trong tổng số viêm phổi điều trị tại khoa Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương [6].


Viêm phổi do M.pneumoniae với các triệu chứng lâm sàng mang tính chất gợi ý trong cộng đồng trẻ em bị viêm phổi mắc phải với các biểu hiện hô hấp và ngoài phổi như tiêu hoá, tim mạch, thần kinh,… Hình ảnh X-quang phổi rất đa dạng, nếu không có kinh nghiệm sẽ dễ nhầm với viêm phổi do các nguyên nhân khác. Hơn nữa, do cấu tạo đặc biệt có vách tế bào không hoàn chỉnh nên M.pneumoniae không chịu sự tác dụng của nhóm β – Lactam – nhóm kháng sinh
được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm phổi ở trẻ em ở cộng đồng cũng như trong bệnh viện [77]. Macrolide là nhóm kháng sinh được lựa chọn ưu tiên trong điều trị viêm phổi do M.pneumoniae [23]. Tuy nhiên gần đây M.pneumoniae có tỉ2 lệ kháng kháng sinh Macrolide khá cao. Theo nghiên cứu của Pak Leung Ho và cộng sự từ năm 2012-2014 tại Hồng Kông, tỉ lệ viêm phổi do M.pneumoniae kháng Macrolide đã nhanh chóng tăng từ 13,6% năm 2011 lên 30,7% năm 2012, 36,6% năm 2013 và 47,1% năm 2014 [40]. Do đó, bác sĩ lâm sàng chẩn đoán chính xác căn nguyên gây viêm phổi do M.pneumoniae là rất quan trọng nhằm điều trị hiệu quả ngay từ đầu, giảm gánh nặng chi phí điều trị và tình trạng kháng kháng sinh. Kỹ thuật nuôi cấy trước đây cho kết quả muộn, hiện nay xét nghiệm huyết thanh học, PCR cũng đã phát triển mạnh mẽ và có giá trị chẩn đoán cao, giúp ích nhiều trong điều trị.
Tại khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai trẻ nhập viện vì viêm phổi hằng năm chiếm tỉ lệ cao, trong đó trẻ được chẩn đoán viêm phổi do M.pneumoniae có diễn biến lâm sàng phức tạp và thời gian điều trị kéo dài. Vậy trẻ viêm phổi do M.pneumoniae có đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nào gợi ý và kết quả điều trị M.pneumoniae bằng kháng sinh hiện nay như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em tại Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em tại khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01- 2019 đến tháng 06-2020.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae ở trẻ em

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………….1
Chương 1: TỔNG QUAN …………………………………………………………………………………3
1.1. Viêm phổi trẻ em………………………………………………………………………………………..3
1.2. Viêm phổi do vi khuẩn M.pneumoniae ……………………………………………………….6
1.3.Một số nghiên cứu về viêm phổi do M.pneumoniae…………………………………….22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………27
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………..27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………27
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………..28
2.4. Chỉ số và biến số nghiên cứu……………………………………………………………………..31
2.5. Kỹ thuật thu thập xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………..39
2.6. Sai số và khống chế sai số………………………………………………………………………….41
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………………….41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………….42
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………….42
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ………………………………………………………………43
3.3. Đánh giá kết quả điều trị của viêm phổi do M.pneumoniae………………………….52
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………..55
4.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………………………………..55
4.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………………………………57
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng ……………………………………………………………………………..65
4.4. Đánh giá kết quả điều trị……………………………………………………………………………69
Chương 5: KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………..74
5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ viêm phổi do M.pneumoniae…………74
5.2. Đánh giá kết quả điều trị……………………………………………………………………………75
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………….76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị công thức bạch cầu ngoại biên theo lứa tuổi ………………………..35
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi của hai nhóm căn nguyên viêm phổi ………………….42
Bảng 3.2. Thời gian diễn biến bệnh trước khi đến viện ở bệnh nhân …………………..43
viêm phổi do M.pneumoniae……………………………………………………………………………43
Bảng 3.3. So sánh thời gian xuất hiện triệu chứng và số ngày nằm viện giữa hai
nhóm căn nguyên viêm phổi…………………………………………………………………………….43
Bảng 3.4. So sánh triệu chứng cơ năng giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi……..45
Bảng 3.5. So sánh triệu chứng thực thể giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi…..46
Bảng 3.6. So sánh chỉ số SpO2 giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi ………………..47
Bảng 3.7. So sánh triệu chứng ngoài phổi giữa hai nhóm …………………………………..47
căn nguyên viêm phổi………………………………………………………………………………………48
Bảng 3.8. So sánh tổn thương X-quang phổi giữa hai nhóm……………………………….48
Bảng 3.9. Đặc điểm tổn thương khu trú thùy phổi trên X-quang…………………………49
viêm phổi do M.pneumoniae……………………………………………………………………………49
Bảng 3.10. Đặc điểm tổn thương khu trú thùy phổi trên X-quang viêm phổi do
M.pneumoniae theo nhóm tuổi…………………………………………………………………………49
Bảng 3.11. So sánh đặc điểm công thức bạch cầu giữa hai nhóm ……………………….50
căn nguyên viêm phổi………………………………………………………………………………………50
Bảng 3.12. So sánh đặc điểm biến đổi công thức máu giữa hai nhóm căn nguyên
viêm phổi………………………………………………………………………………………………………..50
Bảng 3.13. So sánh kết quả CRP giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi………………51
Bảng 3.14. So sánh giá trị một số xét nghiệm ở bệnh nhân viêm phổi do
M.pneumoniae theo nhóm tuổi…………………………………………………………………………51
Bảng 3.15. Kháng sinh đặc hiệu điều trị tại bệnh viện………………………………………..52
Bảng 3.16. Tỉ lệ hỗ trợ hô hấp ở bệnh nhân viêm phổi M.pneumoniae ……………….53
Bảng 3.17. Thay đổi các dấu hiệu lâm sàng tại cơ quan hô hấp sau điều trị 5 ngày……..53
Bảng 3.18. Kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi M.pneumoniae……………………….54
Bảng 3.19. Một số yếu tố nguy cơ kéo dài thời gian sốt sau điều trị Macrolide….54DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của hai nhóm căn nguyên viêm phổi……………….42
Biểu đồ 3.2. So sánh mức độ sốt giữa hai nhóm căn nguyên viêm phổi………………44
Biểu đồ 3.3. Kháng sinh sử dụng trước vào viện ở bệnh nhân viêm phổi do
M.pneumoniae………………………………………………………………………………………………………………5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment