Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ khe hở môi vòm miệng
Luận văn Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ khe hở môi vòm miệng.Khe hở môi (KHM) và khe hở vòm miệng (KHVM) là loại dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt thường gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Ở nước ngoài, trong số trẻ mới sinh tần suất mắc dao động từ 1/600 đến 1/1000 [1]. Ở Việt Nam theo tác giả Trần Văn Trường, tỉ lệ này vào khoảng 0,1-0,2%. Ước tính hằng năm, có khoảng 1500-3000 trẻ mới sinh mắc dị tật này, trong đó khoảng 40% là khe hở vòm miệng [2].
Nếu chỉ là khe hở môi trẻ đã bị ảnh hưởng lớn tới chức năng và thẩm mỹ. Nếu bị khe hở vòm miệng, những rối loạn ấy lại càng nghiêm trọng. Trẻ thường không bú được, ăn uống thường bị sặc, hay mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm tai giữa và suy dinh dưỡng rất hay gặp. Bên cạnh đó trẻ gặp vấn đề về rối loạn phát âm khiến trẻ hạn chế giao tiếp, luôn mặc cảm tự xa lánh cộng đồng.
Để điều trị những rối loạn do khe hở vòm gây ra, đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp (điều trị bệnh tiêu hóa, hô hấp, tai mũi họng, phát âm….) phối hợp nhiều chuyên ngành bao gồm nhi khoa, nội khoa, nhà dinh dưỡng, tư vấn di truyền, kỹ thuật viên phát âm, bác sĩ tâm lý, nha sĩ, phẫu thuật viên và phải có một lịch trình điều trị cụ thể theo từng giai đoạn tuổi. Trong đó, phẫu thuật đóng kín khe hở là biện pháp đầu tiên và cơ bản nhất.
Vì vậy, để có thể tiến hành can thiệp phẫu thuật, trẻ cần đủ tuổi cũng như có đầy đủ các điều kiện về sức khỏe toàn thân. Lứa tuổi dưới 5 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, cơ thể đòi hỏi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bản thân khe hở, điều kiện chăm sóc của gia đình, môi trường sống và các yếu tố xã hội khác, trẻ thường mắc các bệnh toàn thân như nhiễm trùng đường hô hấp trên, suy dinh dưỡng, viêm tai giữa … gây ảnh hưởng sự phát triển thể chất của trẻ và nhiều biến chứng cho phẫu thuật đóng kín khe hở. Do đó, việc chăm sóc cũng như phòng tránh các biến chứng đối với trẻ khe hở môi vòm miệng rất quan trọng không những giúp trẻ tránh mắc các bệnh lý toàn thân mà còn giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện như các đứa trẻ bình thường khác.
Đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài nói về KHM – VM như tỷ lệ mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh, các phương pháp phẫu thuật cũng như đánh giá hiệu quả của các phương pháp đó mang lại, hay so sánh các phương pháp với nhau và các biến chứng sau phẫu thuật. Thế nhưng lại có ít nghiên cứu để đánh giá tình hình suy dinh dưỡng và thiếu máu trên bệnh nhân khe hở môi vòm miệng trước phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ khe hở môi vòm miệng” nhằm các mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm hình thái của trẻ bị khe hở môi vòm miệng tại một số bệnh viện ở Hà Nội.
2. Nhận xét đặc điểm suy dinh dưỡng và thiếu máu của trẻ bị khe hở môi vòm miệng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ khe hở môi vòm miệng
1. Musgrave R.H (1966), Oral surgery 4th ed, WB Saunders, Philadelphia and London.
2. Trần Văn Trường. (1999). Tạo hình khe hở môi một bên và hai bên.
Tạp chí y học Việt Nam, (240,241), 81-88.
3. Hayvard J.R (1979), Textbook of oral and facial surgery 5th ed, Mosby company, Missouri.
4. Bauer B.S, Vicari F.A (1992), Textbook of plastic, Maxillo facial and Reconstructive surgery 2nd ed, Williams & Wilkins, Baltimore.
5. Nguyễn Thị Kim Hương, Trần Ngọc Quảng Phi, Lâm Ngọc Ấn. (1993). Tình hình dị tật khe hở môi, hàm ếch tại thành phố Hồ Chí Minh (1976 – 1986), Kỷ yếu công trình khoa học 1975 – 1993, Viện Răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh, 189-193.
6. Mai Đình Hưng, Nguyễn Khắc Giảng (1979), Răng hàm mặt tập II, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
7. Vũ Thị Bích Hạnh (1999), Nghiên cứu phục hồi chức năng lời nói cho người bị khe hở vòm miệng sau phâu thuật, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Trương Mạnh Dũng, Nguyễn Thanh Hòa. (2007). Nghiên cứu các hình thái lâm sàng dị tật khe hở môi – vòm miệng ở trẻ sơ sinh tại TP Cần Thơ 2001 – 2005. Tạp chí Y học thực hành, 11, 86-88.
9. Trương Mạnh Dũng, Nguyễn Thanh Hòa. (2007). Thực trạng trẻ sơ sinh mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng tại Cần Thơ 2001 – 2005. Tạp chí Y học thực hành, 11, 68-70.
10. Phạm Thanh Hải, Vũ Quang Hưng, Phạm Văn Liệu. (2012). Nghiên cứu đặc điểm dị tật bẩm sinh khe hở môi – vòm miệng và thể lực của trẻ em ở Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2011. Tạp chí Y học thực hành, 2, 106-109.
11. Lương Phán. (1999). Hội chứng ngừng thở trong lúc ngủ. Tạp chí thuốc và sức khỏe, 154, 3.
12. Pigott R.A, Bensen J.F, White F.D. (1969). Nasendoscopy in the diagnosis of velopharyngeal incompetence. Plast recontructive surgery, 43, 141-146.
13. Lê Ngọc Uyển (2000), Góp phần đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng theo phương pháp tạo hình chữ Z (Furlow), Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
14. Randall P, La Rossa D (1990), Plastic surgery, W.B Saunders, Philadelphia.
15. Lê Xuân Thu (2011), Nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng hai bên bam sinh theo phương pháp V – Y Veau – Wardill – Kilner, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
16. World Health Organization (WHO), Genever (1983), Measuring change in nutrional status.
17. Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Bài giảng Nhi khoa tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
18. WHO – FAO (1994), Food and Nutrion situation in Viet Nam, 7-15.
19. World Health Organization (2006), WHO child growth standards: Method and development.
20. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn. (2003). Khuynh hướng thay đổi bệnh thiếu vitamin A, thiếu máu ở Việt Nam trong những năm gần đây, một số kiến nghị mới về biện pháp phòng chống, Tạp chí dinh dưỡng và thực pham, 3, 1-6.
21. UNS/SCN (2008), 6th report on the world nutrition situation: Progress in Nutrion.
22. Nguyễn Xuân Ninh (2005), Vitamin và chất khoáng, từ vai trò sinh học đến phòng điều trị bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Wang Z, Zhai F, He Yn. (2007). Trends and prevalence of malnutrition among children under five year-old in Chinese rural of different classes, Wei Sheng Yan Jiu, 36(1), 82-85.
24. Viện dinh dưỡng (2011), Tinh hình dinh dưỡng Việt Nam 2009 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
25. Montagnoli L.C, Barbieri M.A, Bettiol H. (2005). Growth impairment of children with diffirent types of lip and palate cleft in first 2 years of life, Jornal de Pediatria, 81(6), 461-465.
26. Nguyễn Công Khanh (2001), Huyết học lâm sàng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
27. DeMaeyer E.M, Adiels-Tegman M. (1985). Prevalence of anemia in the world. World Health Statistics Quarterly, 38, 302-316.
28. DeMaeyer E.M (1989), Preventing and controlling iron deficiency anaemia through primary health care, WHO, Geneva.
29. Hà Huy Khôi (1998), Góp phần xây dựng đường lối dinh dưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
30. Hà Huy Khôi (1996), Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
31. Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng (2005), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
32. Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự. (2008). Thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam năm 2008, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6(3+4), 107-115.
33. Grayson B.H. (1996). The background of the child with congenital labio- maxillo-palatines cleft, American Journal Epidemiology, 629-630.
34. Johnston M.C, Bronsky P.T, Millicovsky G (1990), Plastic Surgery, WB Saunders, Philadelphia.
35. Nguyễn Anh Phượng (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm tế bào máu ngoại vi của trẻ dị tật bẩm sinh KHM- VM, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
36. Hofvander Y. Hematological investigations in Ethiopia Uppsala 1986.
37. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Công Khanh và cộng sự. (1992). Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ dưới 3 tuổi, Nhi khoa, 2, 53-61.
38. Trần Minh Hậu, Nguyễn Thị Dân, Lê Kim Cúc. (1994). Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đền tình trạng thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi, Nhi khoa, 3(3), 109-112.
39. Đào Ngọc Diễn, Lê Xuân Ngọc, Lê Giáng Hương và cộng sự. (1991). Mô hình bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, Kỷ yếu công trình NCKH10 năm (1981 – 1990), Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em, 75-76.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình khe hở môi vòm miệng 3
1.2 Nguyên nhân 4
1.2.1 Nguyên nhân ngoại lai 4
1.2.2 Nguyên nhân nội tại 4
1.3 Phân loại khe hở môi vòm miệng 6
1.3.1 Phân loại theo Kernahan và Stark 6
1.3.2 Phân loại theo sơ đồ Kernahan 8
1.4 Suy dinh dưỡng ở trẻ khe hở môi và vòm miệng 9
1.4.1 Suy dinh dưỡng 9
1.4.2 Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới và ở
Việt Nam 12
1.4.3 Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ KHM – VM 13
1.5 Thiếu máu ở trẻ khe hở môi và vòm miệng 13
1.5.1 Thiếu máu 13
1.5.2 Thực trạng thiếu máu của trẻ em dưới 5 tuổi ở trên thế giới và tại Việt Nam . 14
1.5.3 Tình hình thiếu máu ở trẻ KHMVM 15
1.6 Sự liên quan giữa suy dinh dưỡng và thiếu máu 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 17
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 17
2.1.3 Phân bố đối tượng 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 17
2.2.2 Cỡ mẫu 18
2.2.3 Các biến số nghiên cứu 18
2.2.4 Công cụ thu thập số liệu 19
2.2.5 Các bước tiến hành 19
2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 19
2.4 Biện pháp khống chế sai số 20
2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu 21
3.1.1 Phân bố theo tuổi và giới 21
3.1.2 Phân loại khe hở môi vòm miệng theo Kernahan và Stark 22
3.1.3 Phân bố tuổi trong các nhóm khe hở 25
3.1.4 Phân bố giới trong các nhóm khe hở 26
3.2 Đặc điểm suy dinh dưỡng và thiếu máu của trẻ khe hở môi và vòm miệng . 26
3.2.1 Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dị tật khe hở môi và vòm miệng . 26
3.2.2 Tình trạng thiếu máu ở trẻ dị tật khe hở môi và vòm miệng 29
3.2.3 Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ
khe hở khe hở môi và vòm miệng 32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 33
4.1 Đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu 33
4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới 33
4.1.2 Tỷ lệ dị tật khe hở môi vòm miệng theo Kernahan và Stark 33
4.1.3 Phân bố tuổi trong các nhóm khe hở 35
4.1.4 Phân bố giới trong các nhóm khe hở 37
4.2 Đặc điểm suy dinh dưỡng và thiếu máu của trẻ khe hở môi và vòm miệng . 37
4.2.1 Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dị tật khe hở môi và vòm miệng . 37
4.2.2 Tình trạng thiếu máu ở trẻ dị tật khe hở môi và vòm miệng 39
4.2.3 Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ
khe hở môi và vòm miệng 41
KẾT LUẬN 43
KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bệnh nhân : BN
Cân nặng : CN
Độ lệch chuẩn : SD
Hb hồng cầu trung bình : MCH
Khe hở cung hàm : KHCH
Khe hở môi – vòm miệng : KHM – VM
Khe hở môi : KHM
Khe hở vòm miệng : KHVM
Khe hở : KH
Không toàn bộ : kTB
Nồng độ Hb hồng cầu trung bình : MCHC
Suy dinh dưỡng : SDD
Thể tích hồng cầu trung bình : MCV
Toàn bộ : TB
Trung tâm thống kê sức khỏe Mỹ : N.C.H.S
Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi và giới tính 21
Bảng 3.2: Hình thái các khe hở tiên phát 23
Bảng 3.3: Hình thái các khe hở thứ phát 23
Bảng 3.4: Hình thái các khe hở tiên phát và thứ phát 24
Bảng 3.5: Phân bố tuổi trong các nhóm khe hở 25
Bảng 3.6: Phân bố giới trong các nhóm khe hở 26
Bảng 3.7: Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dị tật KHM – VM dưới 5 tuổi 27
Bảng 3.8: Tỷ lệ các nhóm khe hở ở trẻ dị tật KHM – VM có tình trạng suy
dinh dưỡng 28
Bảng 3.9: Mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ dị tật khe KHM – VM trong các
nhóm tuổi 29
Bảng 3.10: Phân bố tuổi ở trẻ dị tật KHM – VM có tình trạng thiếu máu…. 30 Bảng 3.11: Mức độ thiếu máu ở trẻ dị tật KHM – VM trong các nhóm tuổi …. 30
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa mức độ thiếu máu với các nhóm khe hở 31
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu và suy dinh dưỡng ở trẻ
dị tật khe hở môi và vòm miệng 32
Bảng 4.1: Phân loại Kernahan và Stark theo một số tác giả 34
Phân loại khe hở môi – vòm miệng theo Kemahan và Stark … 22 Phân bố tỷ lệ SDD và không SDD ở trẻ dị tật KHM – VM dưới
5 tuổi 27
Phân bố tỷ lệ thiếu máu và không thiếu máu ở trẻ dị tật KHM – VM dưới 5 tuổi 29
Hình 1.1: Sơ đồ chữ Y của Kennahan 8
Hình 1.2: Phân loại khe hở vòm miệng 9
Hình 1.3: Cân nặng theo tuổi theo WHO của nam từ 0 – 60 tháng 11
Hình 1.4: Cân nặng theo tuổi theo WHO của nữ từ 0 – 60 tháng 11