Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tế bào học dịch rửa phế quản ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tế bào học dịch rửa phế quản ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát tại Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai. Ung thư phổi (UTP) hay ung thư phế quản là một bệnh ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản [1].
UTP biết đến từ đầu thế kỉ XX, là loại ung thư hay gặp nhất và ước tính có khoảng 1,38 triệu người chết mỗi năm trên thế giới [2].
Tại Hoa Kỳ, những ghi nhận mới nhất (2012) cho thấy, UTP có tỷ lệ tử vong cao nhất ở cả hai giới và tỷ lệ mới mắc đứng hàng thứ hai ở cả 2 giới [3].
Thế giới hiện đại cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nghành công nghiệp đều phát triển trong hầu hết các quốc gia, làm gia tăng sự biến đổi yếu tố môi trường, thay đổi lối sống, góp phần làm tăng mạnh nhiều loại bệnh trong đó có UTP với biểu hiện lâm sàng ngày càng phong phú.
Mặc dù với đã có nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào chẩn đoán UTP, như chụp CLVT lồng ngực, MRI, PET-Scan và PET-CT, định lượng các kháng nguyên ung thư như CEA, CYPRA 21-1, NSE… Nhưng nội soi phế quản ống mềm để hút dịch chẩn đoán tế bào học và sinh thiết tổn thương trong lòng phế quản chẩn đoán mô bệnh học cũng được xem là một phương pháp hữu ích để chẩn đoán ung thư phổi.
Tế bào học có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá ban đầu và chẩn đoán ở bệnh nhân ung thư phổi. Có rất nhiều phương pháp lấy mẫu tế bào hiện nay đang được áp dụng bao gồm tế bào đờm, trong chọc hút dịch, dịch rửa phế quản, chải phế quản. Ngoài ra còn phương pháp lấy tế bào qua chọc hút kim nhỏ xuyên thành phế quản trong nội soi, qua da dưới hướng dẫn của CT… Một số kỹ thuật chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu cao áp dụng được ở những vùng tổn thương mà kỹ thuật khác không làm được như nội soi phế quản có đầu dò siêu âm phối hợp với kỹ thuật chọc hút bằng kim nhỏ… Nhưng ở một nước đang phát triển như đất nước ta thì các kỹ thuật đó còn áp dụng hạn chế.
Tìm tế bào ung thư ở dịch rửa phế quản trong nội soi phế quản ống mềm là một phương pháp đơn giản dễ thực hiện, giá thành không cao nhưng cũng góp phần trong chẩn đoán UTP.
Đánh giá vai trò tế bào học dịch rửa phế quản trong nội soi phế quản ống mềm ở bệnh nhân UTP đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong những năm về trước. Để đánh giá lại vai trò chẩn đoán của tế bào học dịch rửa phế quản trong UTP nguyên phát chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tế bào học dịch rửa phế quản ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát tại Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi nguyên phát tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét kết quả tế bào học dịch rửa phế quản ở bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai.
Nhận xét:
Trong 82 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy có:
– 4/82 (4,9%) BN đi khám bệnh sau 6 tháng khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
– 39% BN đi khám bệnh trong vòng 1 tháng khi có triệu chứng xuất hiện bệnh.
– 8/82 (9,8%) BN phát hiện bệnh tình cờ phát hiện bệnh khi chụp Xquang phổi.
3.1.8. Triệu chứng toàn thân
Bảng 3.64. Triệu chứng toàn thân (n=82)
Triệu chứng n %
Gầy sút cân 37 45,7
Mệt mỏi 18 21,9
Sốt 14 17,1
Móng tay khum 5 6,1
Hạch ngoại biên 4 4,8
Ả f Formatted: Font: 3 pt
Nhận xét:
Trong 82 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy:
– Triệu chứng gầy sút cân và mệt mỏi là 2 triệu chứng toàn thân thường gặp trong đó 45,7% BN trong nhóm nghiên cứu có gầy sút cân (giảm 2kg/1 tháng) và 21,9% BN có triệu chứng mệt mỏi.
– Triệu chứng móng tay khum ít gặp hơn có 5 BN chiếm tỷ lệ 6,1%.
3.1.9. Triệu chứng hô hấp
Biểu đồ 3.6. Triệu chứng hô hấp (n=82)
Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy: Đau ngực, ho khan là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất, trong đó triệu chứng đau ngực gặp ở 63,4% BN, ho khan gặp ở 35,4% BN, các triệu chứng khác gặp với tỷ lệ thấp hơn.
3.1.10. Triệu chứng khối u lan rộng tại chỗ và do khối u di căn Bảng 3.75. Triệu chứng khối u lan rộng tại chỗ và do khối u di căn (n=82)
Triệu chứng n %
Đau đầu 10 12,1
Nói khàn 8 9,8
Hc chèn ép tĩnh mạch chủ trên 7 8,5
Đau cột sống 6 7,3
Hc Pancoast- tobias 4 4,9
Nhận xét:
– Dấu hiệu xâm lấn của khối u trên lâm sàng thường gặp trong 82 BN nghiên cứu là khàn tiếng có 8 BN (9,8%) và hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên có 7 BN (8,5%)
– Các triệu chứng đau đầu, đau cột sống được xác định khi có bằng chứng di căn qua MRI sọ não, xạ hình xương.
3.2. Chẩn đoán hình ảnh
Biểu đồ 3.7. Các hình ảnh tổn thương trên Xquangphổi (n=82)
Nhận xét:
Dạng tổn thương gặp chủ yếu trên phim Xquang phổi là dạng đám mờ chiếm 75%, các dạng tổn thương khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.
3.2.2. Các dạng tổn thương trên phim CL VT lồng ngực
Bảng 3.6. Các hình ảnh tổn thương trên phim CLVT lồng ngực (n=82)
Đám mờ 67 81,7
Nốt mờ 18 22,0
Giãn phế nang 12 14,6
Dày tổ chức kẽ 10 12,0
Tràn dịch màng phổi 9 11,0
Xẹp phổi 7 8,5
Abces phổi 3 3,6
Nhận xét:
Dạng tổn thương gặp trên phim CLVT lồng ngực là dạng đám mờ chiếm 81,7%, tổn thương dạng nốt chiếm 22%, tràn dịch màng phổi chiếm 11,0%, xẹp phổi có 8,5%, tổn thương abces phổi chiếm tỷ lệ 3,6%.
3.2.2. Vị trí của khối u trên CLVT
Bảng 3.7. Vị trí tổn thương phổi trên CLVT (n=82)
Vị trí Phải Trái Tổn
thương 2 Tổng
Thùy Thùy Thùy Thùy Thùy
trên giữa dưới trên dưới phổi
n 29 7 14 17 13 2 82
% 35,4 8,5 17,1 20,7 15,9 2,4 100
61 36,6
Formatted: English (United States)
Nhận xét:
– Tổn thương ở thùy trên phổi phải chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,4% tiếp theo thùy trên phổi trái chiếm tỷ lệ 20,7%.
– Tổn thương của phổi phải chiếm tỷ lệ là 61%, phổi trái chiếm tỷ lệ là 36,6%, tổn thương hai phổi chiếm tỷ lệ là 2,4%.
3.2.13. Kích thước khối u
Bảng3.88. Kích thước khối u trên CLVT (n=82)
– 44,9% BN có u > 3 cm
3.2.54. Các dấu hiệu lan tràn của khối u trên phim CLVT và đánh giá hạch
Bảng 3.99. Dấu hiệu lan tràn của khối u trên phim CLVT và tổn thương hạch
(n = 82)
Nhận xét:
– Trong 82 bệnh nhân nghiên cứu các dấu hiệu lan tran của khối u trên CLVT gặp hầu hết các dạng tổn thương xâm lấn của u trên CLVT, u vệ tinh (22,0%), sau đó là tràn dịch màng phổi (11%)
– Di căn hạch trung thất/hạch dưới carina gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 46,3%.
3.2.55. Chẩn đoán di căn xa
Bảng 3.10. Liên quan giữa thời gian bị bệnh và di căn xa
Tháng
PP chẩn đoán Kết
quả <1
tháng 1< -3 tháng P > 3 tháng Tổng
MRI sọ não Có 2 6 < 0.05 0 48
Không 22 10 8
Xạ hình xương Có 1 6 < 0,05 0 48
Không 23 10 8
Siêu âm ổ bụng Có 1 2 0 63
Không 26 20 14
Nhận xét:
-Trong 82 BN nghiên cứu có 48 BN được chụp MRI sọ não có 8 BN (16,6%) có tổn thương thứ phát ở não, có 63 bệnh nhân được làm siêu âm ổ bụng có 3 BN (4,7%) có tổn thương thứ phát ở gan, có 48 bệnh nhân được xạ hình xương có 7 BN (14,5%), có tổn thương xương sườn và cột sống.
– Có sự khác biệt ở nhóm bệnh nhân có thời gian diễn biến bệnh < 1 tháng và nhóm bệnh nhân có thời gian diễn biến bệnh 1< – 3 tháng về tổn thương thứ phát khi làm xạ hình xương và MRI sọ não, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.3. Soi phế quản
3.3.16. Các dạng tổn thương trong nội soi phế quản
Biểu đồ 3.8. Các hình ảnh tổn thương trong nội soi phế quản (n=82) Nhận xét:
– Tổn thương thường gặp nhất trong nội soi phế quản là thâm nhiễm chít hẹp (32,9%) và u sùi trong lòng phế quản (24,4%).
– Hình ảnh nội soi phế quản bình thường có 17 BN chiếm tỷ lệ 20,7%.
3.3.82. Vị trí tổn thương trong soi phế quản
82 bệnh nhân nghiên cứu có soi phế quản thấy có 65 bệnh nhân có tổn thương trong lòng phế quản và 17 bệnh nhân có hình ảnh nội soi phế quản bình thường. Trong 65 bệnh nhân có tổn thương trong nội soi phế quản ghi nhận thấy:
– Tổn thương thùy trên phổi phải chiếm tỷ lệ cao nhất 27,7%, tiếp đến là thùy dưới phổi phải 16,9%, thùy giữa 6,2%. Thùy trên phổi trái là 10,8%, thùy dưới phổi trái 9,2%, tổn thương phế quản 2 bên là 12,3%.
– Tổn thương carina chiếm tỷ lệ thấp 3,1%, tổn thương khí quản chiếm tỷ lệ 4,6%.
Trong 82 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy: Nhóm T4 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ lệ 26,8%, tiếp đó là giai đoạn T3 chiếm tỷ lệ 19,5%, và T1b chiếm tỷ lệ 18,3%.
3.5.2. Phân loại M.
Bảng 3.14. Bảng phân loai M (n=82)
Phân loai T n %
M0 33 40,2
M1a 8 98
M1b 18 22,0
Mx 23 28,0
Tổng 82 100
Nhận xét:
Trong 82 bệnh nhân nghiên cứu có 23 bệnh nhân không được đánh giá di căn xa. Trong 59 bệnh nhân được đánh giá di căn xa thấy:
Giai đoạn Mo chiếm tỷ lệ cao nhất 40,2%, giai đoạn M1b chiếm tỷ lệ 22,0%
3.5.3. Phân loại N
Bảng 3.15. Bảng phân loai N (n=82)
Phân loai T n %
N0 39 47,6
N1 2 2A
N2 38 42,7
N3 6 7,3
Tổng 82 100
Nhận xét: {Formatted: Left
Trong 82 bệnh nhân được đánh giá di căn hạch thì có 39 BN (47,6%) không có di căn hạch, di căn hạch nhóm N2 chiếm tỷ lệ cao nhất 42,7%.
3.6.1. Tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản và dạng tổn thương trong Formatted: 33 nội soi
Bảng 3.1118. Tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản và dạng tổn thương
trong nội soi
Tế bào Không tổn thương U sùi Thâm
nhiễm Viêm niêm mạc Đè
đẩy Mảng sắc tố Tổng
Có tế bào ung thư 1 2 4 1 0 0 8
Không có tế bào ung thư 16 18 23 13 2 2 74
Tổng 17 20 27 14 2 2 82
Nhân xét: Formatted: Font: Bold, Italic
– Trong 82 bệnh nhân có 8 bệnh nhân có tế bào ung thư các tế bào này gặp ở hầu hết các dạng tổn thương thâm nhiễm có 4 BN, không có tổn thương Formatted: Space Before: 4 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines
Formatted: Justified, Indent: First line: 0.39″, Space Before: 4 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, No bullets or numbering
và tổn thương viêm niêm mạc phế quản có 1 BN.
3.6.2. Tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản và typ mô bệnh học Bảng 3.19. Tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản và typ mô bệnh học
Tế bào UTBM
tuyến Vảy Nhỏ U
Carcinoid Không định typ Tổng
Tế bào ung thư 8 0 0 0 0 8
Không có tế bào ung thư 56 9 2 1 6 74
Tổng 64 9 2 1 6 82
Nhận xét:
Trong 82 bệnh nhân nghiên cứu thì có 8 bệnh nhân có tế vào ung thư trong dịch rửa phế quản gặp ở typ mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến.
Chương 4
BÀN LUẬN
Qua phân tích kết quả nghiên cứu trên 82 BN được chẩn đoàn UTP tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh Viện Bạch Mai, chúng tôi có những bàn luận sau đây:
4.1. Về đặc điểm lâm sàng
4.1.1. Đặc điểm về địa dư và nghề nghiệp
Nghiên cứu 82 bệnh nhân ung thư phổi chúng tôi thấy
– Phân bố địa dư gồm 2 nhóm vùng là thành thị (31,7%) và nông thôn (68,3%) (Biểu đồ 3.2).
– Phân bố về nghề nghiệp bệnh nhân làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,8%, hưu trí 15,9% còn các nghế khác chiếm tỷ lệ thấp hơn (Biểu đồ 3.3).
4.1.2. Giới tính và ung thư phổi
Các nghiên cứu về dịch tễ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều khẳng định UTP phổ biến hơn ở nam giới.
Nghiên cứu 82 bệnh nhân ung thư phổi chúng tôi ghi nhận
– Có bệnh nhân nam 59 chiếm tỷ lệ 72% và có 23 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 28%, tỷ lệ nam so với nữ là 2,6/1 (Biểu đồ 3.1).
Kết quả của chúng tôi khi so sánh với những nghiên cứu trong và ngoài nước gần đây thì có sự thay đổi
– Theo ghi nhận tình hình ung thư năm 2007, ước tính có khoảng 1.549.121 ca UTP mới phát hiện trên toàn thế giới trong đó nam giới chiếm 71%, tỷ lệ nam/nữ: 2,5/1 [34].
– Nguyễn Đình Kim (1990), tỷ nam/nữ là 5/1 [35].
– Dương Xuân Hòa (2002), nghiên cứu 35 bệnh nhân UTP ghi nhận nam giới chiếm 82%, nữ giới chiếm 18%, tỷ lệ nam/nữ là 4/1 [36].
– Ngô Quý Châu và cộng sự (2003), tỷ lệ nam/nữ là 3,35/1 [37].
– Trong nghiên cứu của Lê Hoàn (2010) tỷ lệ nam /nữ là 2/1 [38].
Theo thống kê gần đây nhất, năm 2010, số ca ung thư mới phát hiện ở nam giới là 116.750 và ở nữ giới là 105.770 [39]. Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy nam mắc bệnh nhiều hơn nữ do bệnh nhân nam có thói quen hút thuốc lá cao hơn rất nhiều so với bệnh nhân nữ.
4.1.3. Tuổi mắc bệnh
Nghiên cứu trên 82 bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận BN trẻ tuổi nhất là 34 tuổi và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 82 tuổi, tuổi trung bình là 60,1±9,2. Kết quả này cũng phù hợp với ghi nhận của một số nghiên cứu trong nước.
– Ngô Quý Châu (2003), bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 18, cao tuổi nhất là 84 tuổi trung bình là 60,7±1,9 [37].
– Theo Yang P. và CS (2005), nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trên 5628 BN được chẩn đoán UTP tại Mayo Clinic ghi nhận, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,4±11,0 [40].
– Nguyễn Thị Thoa (2005), nghiên cứu trên 49 bệnh nhân UTP ngoại vi tuổi trung bình là 63,8, thấp nhất là 29 tuổi, cao nhất là 78 tuổi [41].
– Lê Hoàn (2010), nghiên cứu 69 BN UTP ghi nhận BN trẻ tuổi nhất là 25 tuổi và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 80 tuổi, tuổi trung bình là 58,9±10 [38].
Khi nghiên cứu các nhóm tuổi chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi < 40 chiếm tỷ lệ 4,9%, nhóm tuổi > 60 chiếm 39,1%, nhóm tuổi 41 – 60 chiếm tỷ lệ 56,1%. Nghiên cứu của một số tác giả khác cũng cho kết quả tương tự.
– Nguyễn Việt Long (2010), nghiên cứu 50 bệnh nhân UTP ghi nhận nhóm tuổi > 60 là 26% [42].
– Parasad và CS (2010), nghiên cứu trên 799 BN ung thư phổi phát hiện 73 (9,1%) trường hợp tuổi < 40 [43].
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy UTP mắc ở nhóm tuổi trung niên, và người già, ở người trẻ tuổi bệnh nhân mắc UTP chiếm tỷ lệ thấp.
4.1.4. Tiền sử hút thuốc
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thì có 53 BN chiếm 64,6% có hút thuốc (hút thuốc lá và thuốc lào). Trong nhóm hút thuốc thì tỷ lệ bệnh nhân hút thuốc < 5 bao-năm chiếm tỷ lệ 13,2%, nhóm hút thuốc > 20 bao-năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả.
– Dương Xuân Hòa (2002), nghiên cứu 35 bệnh nhân UTP thấy bệnh nhân hút thuốc chiếm tỷ lệ 77,1% [36].
– Theo nghiên cứu của Hee Sun P. và CS tại Hàn Quốc (2007), ghi nhận 928/1341 (69,%) BN có sử dụng thuốc lá [44].
– Nghiên cứu của Y Sekine I. và CS (1999) trên 3312 BN UTP tại Nhật Bản thấy tỷ lệ hút thuốc là 79,2% [45].
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nữ nào hút thuốc. Nghiên cứu của Trần Nguyên Phú (2005), ghi nhận 1/14 BN nữ hút thuốc (7,1%) [46].
4.1.5. Lý do vào viện
Ung thư phổi là bệnh tiến triển âm thầm. Giai đoạn đầu của bệnh biểu hiện lâm sàng kín đáo hoặc không đặc hiệu. Khi các triệu chứng bộc lộ rõ ràng khiến BN phải đi khám bệnh thì đã ở giai đoạn muộn.
Nghiên cứu 82 BN UTP chúng tôi ghi nhận lý do bệnh nhân phải đi khám nhiều nhất là đau ngực chiếm 36,6% và ho máu chiếm 22%. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả khác với các nghiên cứu của các tác giả trong nước trước đây.
– Lê Hoàn (2010), nghiên cứu 69 BN ung thư phổi nhận thấy triệu chứng đau ngực chiếm 37,7%, và ho khan 30,4% là 2 lý do gặp nhiều nhất dẫn đến bệnh nhân phải đi khám bệnh [38].
– Trần Nguyên Phú (2005), ghi nhận đau ngực là lí do nhiều nhất dẫn đến bệnh nhân phải đi khám bệnh có tỷ lệ 49,1%, tiếp đến là ho khan 18,9% [46].
– Nguyễn Quang Đợi (2008), nghiên cứu trên 121 trường hợp UTP thấy BN đi khám vì đau ngực chiếm tỷ lệ 66,1%, tiếp đến là khó thở 34,7%, ho kéo dài là 36,4%, có 6,6% bệnh nhân không có triệu chứng tình cờ phát hiện khối u do chụp Xquang ngực [47].
– Theo Pass HI. và CS (2005), triệu chứng ho máu là lý do vào viện trong UTP với tần xuất 25 – 35% [10].
Trong nghiên cứu của chúng tôi còn ghi nhận 8 trường hợp (9,8%) tình cờ phát hiện u phổi khi đi khám sức khỏe mà không có triệu chứng lâm sàng. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cần đưa ra những thông tin về bệnh ung thư phổi, đưa ra khuyến cáo người dân khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
4.1.6. Thời gian diễn biến bệnh
Do UTP là bệnh diễn biến âm thầm, triệu chứng lâm sàng kín đáo thường khi có biểu hiện lâm sàng bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, khó có thể xác định chính xác được bệnh xuất hiện khi nào. Ở đây chúng tôi chỉ phân tích thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến khi BN đi khám bệnh
Nghiên cứu 82 BN UTP chúng tôi nhận thấy có 61,9% bệnh nhân đi khám bệnh trong 3 tháng đầu kể từ khi phát hiện triệu chứng, 39% BN đi khám bệnh trong vòng 1 tháng đầu khi khởi phát bệnh, có 4,9% BN đi khám khi triệu chứng bệnh khởi phát trên > 6 tháng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả
– Lê Hoàn (2010), nghiên cứu 69 BN ung thư phổi ghi nhận có 66,7% bệnh nhân đi khám bệnh trong vòng 3 tháng đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh, trong đó có 26,1% BN khám bệnh trong tháng đầu tiên xuất hiện
triệu chứng, 11,6% BN đi khám sau 6 tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh [38].
– Cù Xuân Thanh và CS (2000), nghiên cứu 246 BN UTPQ đã phẫu thuật thấy thời gian bị bệnh 1-3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 44,3% [48].
– Nguyễn Quang Đợi (2008), thời gian bị bệnh từ 1 – 3 tháng chiếm tỷ lệ 58,7%, thời gian bị bệnh 4 – 6 tháng chiếm tỷ lệ 22,3% [47].
Nghiên cứu 82 BN chúng tôi thấy có 8 BN phát hiện bệnh nhờ đi khám sức khỏe định kỳ, cho thấy rằng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh khi chưa có biểu hiện lâm sàng ở các giai đoạn muộn của bệnh.
4.1.7. Triệu chứng lâm sàng
Do bệnh nhân thường đến sau một thời gian dài khi có biểu hiện bệnh trên lâm sàng và thường là biểu hiện giai đoạn cuối của bệnh, do đó triệu chứng lâm sàng cũng rất đa dạng bao gồm các triệu chứng toàn thân, triệu chứng hô hấp, các triệu chứng liên quan đến sự lan tỏa tại chỗ của u, các triệu chứng của u di căn đến cơ quan khác.
Nghiên cứu 82 bệnh nhân UTP chúng tôi nhận thấy đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 63,4%, tiếp đến là ho khan gặp ở 35,4%, ngoài ra các triệu chứng ho máu gặp với tần suất là 25,6%, ho đờm là 22%, khó thở 24% (Biểu đồ 3.6).
Triệu chứng toàn thân gầy sút cân là triệu chứng thường gặp nhất 45,1%, mệt mỏi là 21,9%, sốt 17,1%, hạch ngoại biên 4,8%. Nghiên cứu sự lan tỏa tại chỗ và di căn của khối u chúng tôi ghi nhận có 8 bệnh nhân có triệu chứng nói khàn (9,8%), 7 bệnh nhân có hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên (8,5%), 4 bệnh nhân có hội Pancoast – Tobias (4,9%), không có bệnh nhân nào có hội chứng cận ung thư. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả
– Ngô Quý Châu và CS (2003), ghi nhận triệu chứng đau ngực là 74,3%, ho khan 58,2%, gầy sút cân 48,7%, hạch ngoại biên 25,3%, hội chứng Pancoast – Tobias 4,6% [37].
– Nguyễn Việt Long (2010), nghiên cứu 50 bệnh nhân UTP đưa ra kết quả triệu chứng đau ngực là 62%, ho khan là 72%, khàn tiếng 14%, Hội chứng Pancoast – Tobias 12% [42].
– Spiro SG và CS (2007), ghi nhận triệu chứng ho khan 75%, sút cân 68%, khó thở 60%, đau ngực 20-49%, ho máu 35% [49].
– Nghiên cứu Mason RJ. và CS (2010), Pass HI. và CS (2005), cũng có những ghi nhận tương tự [9],[10]. (Bảng 4.1)
Bảng 4.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Pass HI và CS Mason RJ và CS
(%) (%)
Đau ngực 35-40 27-49
Ho khan 45-75 45-75
Ho máu 25-35 27-57
Khó thở 40-60 35-58
Gầy sút cân 20-27 8-68
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng
4.2.1. Chẩn đoán hình ảnh
42.1.1. Dạng tổn thương gặp trên Xquangphổi và CLVT lồng ngực Nghiên cứu 82 bệnh nhân chúng tôi ghi nhận tổn thương gặp chủ yếu
trên Xquang phổi là tổn thương dạng đám mờ chiếm 75%, tổn thương dạng nốt mờ chiếm 10%, tràn dịch màng phổi 6,2%, xẹp phổi 5%, abces phổi chiếm 3,8%. Theo nghiên cứu của Bùi Trung Nghĩa (2008), trên 419 BN UTP, tổn thương dạng đám mờ 81%, tràn dịch màng phổi 12%, xẹp phổi 4% [50]. Đối chiếu với kết quả chụp CLVT lồng ngực chúng tôi thấy tổn thương dạng đám mờ 81,7%, tổn thương dạng nốt chiếm 22,0%, tràn dịch màng phổi 11,0%, xẹp phổi 8,5%. Ở đây chúng tôi thấy có những trường hợp tràn dịch màng phổi lượng ít khó phát hiện trên Xquang ngực chỉ thấy được khi chụp CLVT lồng ngực. Trên phim chụp CLVT lồng ngực chúng tôi còn phát hiện tổn thương dày tổ chức kẽ, tổn thương giãn phế nang.
4.2.1.2. Vị trí khối u
Vị trí khối u liên quan đến các phương pháp chẩn đoán, phẫu thuật. Nhìn chung u thùy trên thường khó khăn khi làm phương pháp chẩn đoán và phẫu thuật do vị trí giải phẫu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận u thùy trên phổi phải gặp nhiều nhất (35,4%), tiếp đến là thùy trên phổi trái (20,7%), thấp nhất là thùy giữa phổi phải (8,5%). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 61% BN có tổn thương phổi phải, 36,6% có tổn thương phổi trái, 2 BN (2,4%) có tổn thương cả 2 phổi (Bảng 3.7). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước.
– Thân Trọng Hưng (2002), u phổi phải gặp ở 60% BN, u thùy trên gặp 53,3% BN [51].
– Bùi Thương Thương (2001), tỷ lệ u phổi phải là 57%, u thùy trên là 59,9% [52].
– Nguyễn Quang Đợi (2008), ghi nhận thùy trên phổi phải gặp tỷ lệ cao nhất 30,6%, tiếp theo là thùy trên phổi trái 18,2%. Có 8,3% BN tổn thương cả 2 phổi [47].
– Lê Hoàn (2010), u thùy trên phổi phải là 27,5%, u thùy trên phổi trái là 24,6%, u thùy giữa phổi phải là 10,1% [38].
4.2.1.3. Kích thước khối u
Phân loại kích thước khối u dựa vào sự phân loại khối u trong bảng TNM. Trong nghiên cứu của chúng tôi, u có đường kính nhỏ nhất là 1cm và lớn nhất là 12cm. Có 12,2% BN u có kích thước nhỏ < 2cm chiếm, 55,1% BN có u kích thước < 3cm, 44,9% BN có u kích thươc > 3cm (Bảng 3.8). Tham
khảo một số nghiên cứu trong nước về đặc điểm của UTP trên Xquang phổi và CLVT lồng ngực chúng tôi thấy:
– Lê Tiến Dũng (2000), nghiên cứu trên 182 BN ung thư phổi ghi nhận 91% BN có u > 3cm [53].
– Bùi Thương Thương (2001), nghiên cứu trên 107 BN ung thư phổi thấy u > 3cm chiếm 83,2% [52].
– Lê Hoàn nghiên cứu trên 69 BN ung thư phổi có 15,9% BN có u < 2cm, có 59,5% BN có u > 3cm [38].
– Theo Yang P và CS (2010), nghiên cứu mối liên quan giữa kích thước khối u và giai đoạn UTP trên 917 BN tại Trung Quốc nhận thấy có 57,2% trường hợp có u > 3cm [40].
Tỷ lệ BN đến khám bệnh khi kích thước khối u > 3cm vẫn còn cao, tuy nhiên chúng tôi cũng ghi nhận, tỷ lệ phát hiện khối u < 3cm ngày càng cao hơn.
4.2.1.4. Các dấu hiệu lan tràn của khối u và di căn hạch trên phim CLVT
Dấu hiệu xâm lấn, lan tràn của khối u trên phim CLVT bao gồm: xẹp phổi, xâm lấn phế quản gốc, xâm lấn màng phổi, xâm lấn màng ngoài tim, xâm lấn thành ngực, xâm lấn vòm hoành, xâm lấn các thành phần trong trung thất, xâm lấn carina, xâm lấn khí quản, xâm lấn thân đốt sống, tràn dịch màng phổi, u vệ tinh (cùng thùy, cùng bên hay đối bên).
Nghiên cứu 82 bệnh nhân chúng tôi ghi nhận dấu hiệu lan tràn, xâm lấn của khối u hay gặp u vệ tinh (cùng thùy cùng bên hay đối bên) chiếm tỷ lệ cao nhất 22,0%, tiếp đến là tràn dịch màng phổi có 9 BN (11%) xâm lấn mạch máu lớn là 4,9%, xâm lấn thành ngực 2,4%, xâm lấn đốt, màng tim là 2,4%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả của một số tác giả trong nước.
-Trần Nguyên Phú (2005), tràn dịch màng phổi gặp nhiều nhất 39,6%, xâm lấn thành ngực 17% [46].
– Lê Tiến Dũng (2000), các dấu hiệu xâm lấn của u trên CLVT lồng ngực thường gặp nhất là tràn dịch màng phổi 19% và xâm lấn thành ngực 9% [53].
Xác định hạch vùng trên CLVT lồng ngực có vai trò rất quan trọng trong xác định và tiên lượng bệnh.Việc xác định hạch dựa vào bản đồ hạch vùng bao gồm các nhóm hạch trong phổi, hạch quanh phế quản, hạch rốn phổi, hạch dưới carina, hạch trung thất (hạch quanh khí quản, và hạch quanh động mạch chủ). Tiêu chuẩn thường được áp dụng nhất để xác định hạch vùng trên những BN có u phổi là xuất hiện những hạch có đường kính > 1cm tại các vị trí đã mô tả ở trên [54].
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 38 BN (42,7%) có hạch trung thất/ hoặc hạch dưới carina, 7 BN (8,5%) có hạch rốn phổi đối bên/hạch trung thất đối bên, 14 BN (17,1%) có hạch rốn phổi cùng bên/hạch trung thất cùng bên.
– Lê Tiến Dũng (2000), nghiên cứu trên 182 BN ung thư phổi phát hiện được 45,5% BN có hạch vùng trên CLVT [53].
– Trần Nguyên Phú (2005), tỷ lệ phát hiện hạch trên phim CLVT lồng ngực là 52,8% [46].
4.2.2. Chẩn đoán di căn xa
Phát hiện di căn xa với mục đích phân loại khối u theo TNM theo AJCC và UICC 2009 giúp cho việc xác định phương pháp điều trị. Do vậy các tác giả cho rằng việc đánh giá di căn xa nên thực hiện ngay sau khi phát hiện khối u [54], [55]. Các phương pháp phát hiện di căn xa thường dùng bao gồm: chụp CLVT sọ não hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não, siêu âm ổ bụng hoặc chụp CLVT ổ bụng, xạ hình xương toàn thân [56]. Ngày nay việc áp dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân và PET -CT đang dần thay thế cho các phương pháp trên để phát hiện di căn xa [57].
Trong 82 bệnh nhân nghiên cứu có 63 bệnh nhân được làm siêu âm ổ bụng có 3 BN (4,7%) có tổn thương ở gan, 48 BN có được làm MRI sọ não, có 8 BN (16,6%) có tổn thương thứ phát trên MRI sọ não. Có 48 bệnh nhân được làm xạ hình xương chỉ có 7 BN (14,5%) phát hiện tổn thương xương sườn và xương cột sống trên xạ hình xương. Tham khảo kết quả các nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước chúng tôi thấy có sự khác biệt.
– Bilgin S. và CS (2002), BN phát hiện di căn xa chiếm tỷ lệ 25,5% (trong đó di căn não: 13,3%, di căn xương: 10%, di căn gan: 5,6%, di căn tuyến thượng thận 5,6%) [58].
– Ettinger DS (2007), tại thời điểm chẩn đoán ung thư phổi có 30-40% BN UTP không tế bào nhỏ và 60%, UTP tế bào nhỏ có di căn ngoài lồng ngực. Di căn não là 20-50% ở typ UTBM tế bào nhỏ và 25% ở typ UTBM tuyến [19].
– Lê Hoàn (2010), nghiên cứu 69 BN ung thư phổi thấy có 15 BN (22%) có di căn xương, 6 BN (9%) có di căn não, siêu âm ổ bụng có 4 BN (5,7%) có di căn gan, thượng thận, thận [38].
Trong phương pháp chụp MRI sọ não và xạ hình xương chúng tôi thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tổn thương thứ phát ở nhóm có thời gian diễn biến bệnh trong vòng 1 tháng khi xuất hiện triệu chứng và nhóm có thời gian diễn biến bệnh trong thời gian 1 đến 3 tháng sau khi xuất hiện triệu chứng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
4.2.3. Nội soi phế quản
Nội soi phế quản là một kỹ thuật thăm dò xâm nhập cho phép đánh giá hình thái bên trong của cây phế quản. Trong UTP nội soi phế quản là phương pháp hữu hiệu trong chẩn đoán. Nội soi phế quản cho phép đánh giá sự xâm lấn hay lan tỏa của khối u trong lòng phế quản, xâm lấn khí quản, carina, phế quản gốc hay các phế quản phân thùy. Bên cạnh đó soi phế quản còn giúp chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học bằng phương pháp rửa phế quản, chải phế quản, sinh thiết tổn thương trong lòng phế quản.
4.2.2.1. Các dạng tổn thương trong nội soi phế quản
Trong nghiên cứu của chúng tôi dạng tổn thương thường gặp nhất là tổn thương thâm nhiễm chiếm tỷ lệ 32,9%, u sùi 24,4%, các dạng tổn thương khác chiếm tỷ lệ thấp hơn và có 20,7% BN trong nhóm nghiên cứu không thấy tổn thương trong lòng phế quản (Biểu đồ 3.8). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây.
– Dương Xuân Hòa (2002), nghiên cứu 35 bệnh nhân UTP ghi nhận tỷ lệ các dạng tổn thương là thâm nhiễm 42,85%, u sùi 5,7%, không thấy tổn thương 5,72% [36].
– Đỗ Quyết (2006), nghiên cứu 68 bệnh nhân UTP ghi nhận dạng tổn thương thâm nhiễm chiếm tỷ lệ 26,4% và u sùi 17,5% [59].
– Hoàng Hồng Thái (2006), nghiên cứu 232 BN UTPQ trong đó có 134 BN được làm nội soi phế quản ống mềm thấy dạng tổn thương gặp nhiều nhất là phù nề, thâm nhiễm chit hẹp (35,8%) [60].
– Nguyễn Hải Anh và CS (2004), tổng kết 873 bệnh nhân UTP giai đoạn 1991-2000 thấy tổn thương qua nội soi phế quản chủ yếu gặp chít hẹp và u sùi phế quản 52,51%, phù nề thâm nhiễm 29,9% [61]. Theo kết nghiên cứu của tác giả như trên cho thấy tổn thương gặp chủ yếu trong nội soi phế quản là u sùi, thâm nhiễm chít hẹp.
4.2.2.2. Vị trí tổn thương trong soi phế quản.
Nghiên cứu 82 bệnh nhân soi phế quản có 65 BN (79,2%) có tổn thương trong lòng phế quản chúng tôi ghi nhận thùy trên phổi phải chiếm tỷ lệ cao nhất 27,7%, thùy trên phổi trái là 10,8%, thuỳ dưới phổi trái là 9,2%, thùy dưới phổi phải là 16,9%. Thùy trên chiếm tỷ lệ 38,5%, thùy dưới chiếm tỷ lệ 26,1%, thùy giữa chiếm tỷ lệ 6,2%. Tổn thương 2 thùy 12,3%. Tổn thương carina có 2 BN (3,1%), tổn thương khí quản có 3 BN (4,6%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của một số tác giả.
– Nguyễn Quang Đợi (2008), tổn thương thùy trên phổi phải là (18,4%), tổn thương thùy trên phổi trái 27,6%, thùy dưới phổi trái 13,2%, thùy giữa 11,8% [47]. Tuy nhiên tác giả cũng ghi nhận thùy trên tổn thương nhiều hơn thùy dưới.
– Nghiên cứu của Lê Hoàn (2010), tổn thương phế quản phân thùy 82%, phế quản gốc 9%, carina 3% [38].
Việc xác định vị trí tổn thương trong lòng phế quản giúp cho việc xác định vị trí rửa phế quản và sinh thiết phế quản làm mô bệnh học.
4.3. Phương pháp chẩn đoán mô bệnh học.
Trong nghiên cứu 82 BN chúng tôi thấy có 54 BN chiếm tỷ lệ 65,9% được chẩn đoán mô bệnh học bằng STXTN dưới hướng dẫn của CLVT, 20 BN chiếm tỷ lệ 24,4% chẩn đoán bằng sinh thiết tổn thương trong lòng phế quản (tổn thương thâm nhiễm, u sùi, sinh thiết cựa phế quản), 4 BN (4,9%) được chẩn đoán bằng sinh thiết xuyên vách phế quản, 3 BN (3,7%) được chẩn đoán bằng sinh thiết màng phổi, 1 BN được chẩn đoán sinh thiết hạch.
4.4. Mô bệnh học.
Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định UTP. Một tổn thương phổi chỉ được xác định là UTP khi có đầy đủ bằng chứng về tế bào học và hoặc mô bệnh học, phần lớn các kết quả tế bào học không cho phép định typ ung thư, chỉ có mô bệnh học mới đánh giá chính xác các typ UTP.
Nghiên cứu 82 BN chúng tôi ghi nhận thấy UTBM tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất (78%), tiếp đến là UTBM vảy chiếm 11,0%, chúng tôi có 2 BN (3%) có typ mô bệnh học là ung thư tế bào nhỏ, 1BN (1,2%) có typ mô bệnh học là u carcinoid, UTBM không xếp loại có 6 BN (7%) trong nhóm nghiên cứu. So sánh kết quả nghiên cứu với các tác giả chúng tôi thấy.
– Ngô Quý Châu (1992), tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến là 40,8% và ung thư biểu mô vảy là 38,2% [15].
– Ngô Thế Quân và CS (2007), nghiên cứu 1087 BN UTP đã phẫu thuật từ năm 2000-2005 thấy UTBM vảy chiếm tỷ lệ 33,58%, UTBM tuyến chiếm tỷ lệ 32,66%, UTBM tế bào nhỏ 8,1%, UTBM tế bào lớn 10,67% [62].
– Yang P. và CS (2005), nghiên cứu trên 5628 BN UTP tại Mayo Clinic từ 1997 đến 2003 ghi nhận tỷ lệ UTBM tuyến chiếm 45,3%, UTBM vảy là 23,7%, u carcinoid là 2,8% [40].
– Funakoki Y. và CS (2008), nghiên cứu trên 4556 BN UTP tại Nhật Bản cũng ghi nhận UTBM tuyến chiếm 52,7%, UTBM vảy chiếm 32,3% [63].
Mặc dù có những ghi nhận khác nhau về tỷ lệ các typ mô bệnh học ung thư phổi trong nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, nhưng qua các kết quả cho thấy ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy là 2 typ mô bệnh học thường gặp nhất.
4.5. Phân loại TMN 4.5.1 Đánh giá T.
Đánh giá T là tiêu chí đầu tiên được đặt ra khi xếp loại giai đoạn UTP. Phân loại T theo AJCC và UICC 2009 dựa vào kích thước và sự xâm lấn tại chỗ của u bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên việc đánh giá T cần có sự kết hợp giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Một số trường hợp trên lâm sàng có hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên rõ nhưng trên phim chụp CLVT không thấy sự xâm lấn của u vào tĩnh mạch chủ trên.
Sự phân chia theo AJCC và UICC 2009 cũng có sự khác biệt so với trước. Ngoài việc phân chia T1, T2 thành các phân nhóm nhỏ, một số thay đổi khác cũng được xác lập. Những u nguyên phát có kèm theo u vệ tinh cùng thùy trước đây được xếp vào T4, nay được xếp là T3. Những u nguyên phát có kèm u vệ tinh khác thùy trước đây xếp là M1, nay xếp là T4. Những u nguyên phát có kèm theo các khối màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi ác tính trước là T4, nay là M1a.
Áp dụng phân loại này trong 82 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ gặp nhiều nhất là nhóm T4 chiếm 26,8%, tiếp đến là T3 chiếm 19,5%. Các phân nhóm khác chiếm tỷ lệ gần tương tương nhau.
– Trần Nguyên Phú (2005), sử dụng phân loại TNM 1999 đánh giá giai đoạn UTP thấy tỷ lệ T4 gặp nhiều nhất 64,2% [46].
– Lê Hoàn (2010), nghiên cứu trên 69 BN UTP áp dụng phân loại TNM 2009 ghi nhận T3 chiếm tỷ lệ cao nhất 21,7%, phân nhóm T4 chỉ chiếm 11,6% [38].
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhóm T1 (T1a, T1b) chiếm tỷ lệ 28,2% tuy nhiên trong đó có những bệnh nhân đã có di căn xa, hay có hạch trung thất nên vẫn xếp ở giai đoạn IIIA, hoặc giai đoạn IV.
4.5.2. Đánh giá N
Việc đánh giá hạch phải kết hợp giữa đánh giá hạch trên lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Các phương pháp CLVT hay cộng hưởng từ lồng ngực chỉ cho phép chẩn đoán với độ nhạy khoảng 60%, độ đặc hiệu khoảng 80% [23]. Ngày nay việc áp dụng phương pháp hiện đại như PET-CT để đánh giá giai đoạn hạch cũng chỉ có độ nhạy khoảng 82%, độ đặc hiệu khoảng 93% [64].
Trên khám lâm sàng ngay cả khi phát hiện hạch khi tiến hành sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh mới cho chẩn đoán xác định tổn thương di căn, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 4 BN phát hiện hạch thượng đòn thì chỉ có 1 BN được làm sinh thiết hạch có chẩn đoán mô bệnh học 3 trường hợp còn lại hạch nhỏ khó tiếp cận.
4.5.3. Đánh giá M
Như đã bàn luận ở trên kích thước khối u dù có bé nhưng cũng có thể xuất hiện di căn xa. Trong bảng phân loại TNM (2009), khi xem xét lại tỷ lệ sống còn của các bệnh nhân ở các giai đoạn khác nhau dựa trên cơ sở dữ liệu lớn hơn, các tác giả đã phân giai đoạn M1 (có di căn xa) thành M1a (di căn tại phổi) và M1b (di căn ngoài phổi). M1a chỉ những u tiên phát có kèm theo u vệ tinh ở phổi đối bên và những u tiên phát có kèm theo tràn dịch màng phổi ác tính. Việc xếp loại này được các tác giả dựa vào sự ghi nhận thời gian sống thêm giảm ở 2 nhóm này (trước đây được xếp vào T4) có ý nghĩa thống kê so với nhóm T4 khác thậm chí còn thấp hơn cả với N3.
Trong 82 bệnh nhân nghiên cứu có 63 bệnh nhân được làm siêu âm ổ bụng có 3 BN (4,7%) có tổn thương ở gan, 48 BN được làm MRI sọ não, có 8 bệnh nhân có tổn thương thứ phát trên MRI sọ não chiếm tỷ lệ 20,8%. Có 48 bệnh nhân được làm xạ hình xương chỉ có 7 BN (14,5%) phát hiện tổn thương xương sườn và xương cột sống trên xạ hình xương. Nghiên cứu 82 BN chúng tôi ghi nhận có 26 BN có tổn thương di căn xa chiếm tỷ lệ 32,8% (Bảng 3.15). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với những ghi nhận của các tác giả trong và ngoài nước.
– Trần Nguyên Phú (2005), tỷ lệ phát hiện di căn xa là 32,1% [46].
– Nghiên cứu của Bilgin S. và CS (2002), BN di căn xa chiếm tỷ lệ 25,5% trong đó di căn não: 13,3%, di căn xương: 10%, di căn gan: 5,6%, di căn tuyến thượng thận 5,6% [58].
– Yang P. và CS (2005), nghiên cứu trên 5268 BN UTP từ 1997 đến 2003 ghi nhận tỷ lệ di căn xa là 34,9% [40].
4.5.4 Đánh giá giai đoạn TNM
Việc xếp loại TNM được đưa ra sau khi đã có đánh giá về khối u (T), hạch (N), và di căn (M) xác định. Sự phối hợp giữa các chẩn đoán giai đoạn của T, của N, của M sẽ đưa ra một bảng phân loại cho giai đoạn UTP. Dựa vào đây mà các nhà lâm sàng sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn, và cũng là để tiên lượng bệnh cho mỗi nhóm. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 59 bệnh nhân có phân loại TNM, và phân tích kết quả chúng tôi thấy UTP giai đoạn IV gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 4 4,1%, giai đoạn III chiếm tỷ lệ 27,1%, giai đoạn II chiếm tỷ lệ 8,7% và giai đoạn I chiếm tỷ lệ 20,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước.
– Yang P và CS (2005), nghiên cứu trên 5628 BN UTP tại Mayo Clinic, cho kết quả ung thư giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất (34,7%), giai đoạn III là 30,3%, giai đoạn II là 8,4% và giai đoạn I là 26,4% [40].
– Prasad R Và CS (2009) trên 799 BN UTP thấy giai đoạn III-IV chiếm đến 84,7%, giai đoạn I-II chiếm 15,3% [43].
Việc đánh giá TNM giúp bệnh nhân có giai đoạn bệnh sớm có khả năng phẫu thuật loại bỏ khối u đồng thời kết hợp với các phương pháp hóa xạ trị để ngăn chặn sự phát triển của khối u giúp bệnh nhân có tiên lượng tốt hơn kéo dài thời gian sống dù phát hiện ở giai đoạn muộn.
4.6. Tế bào dịch rửa phế quản
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 82 bệnh nhân ung thư phổi thì có 8 bệnh nhân có tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản chiếm 9,8%.
– Ngô Quý Châu và CS (2003), nghiên cứu 84 bệnh nhân UTP ghi nhận có 6 BN (7,1%) có tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản và có 3 BN (2,3%) có tế bào nghi ngờ tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản [37].
– Femandez-Villa (2005), nghiên cứu 75 bệnh nhân UTP có tổn thương trong lòng phế quản khi soi phế quản được rửa phế quản trước sinh thiết và chải phế quản (rửa lần 1), rửa phế quản sau sinh thiết và chải phế quản (rửa lần 2). Kết quả tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản lần 1 là 53,3% và lần 2 là 57,3%. Trong đó có tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản ở tổn thương u sùi, kết quả rửa lần I là 50%, rửa lần II là 53%.
Tổn thương dạng thâm nhiễm: kết quả rửa lần 1 là 65,5%, rửa lần 2 là 65,5%.
Tổn thương dưới niêm mạc: kết quả rửa lần 1 là 35,7%, rửa lần 2 là 50%.
Kết hợp giữa rửa phế quản lần 1 với rửa phế quản lần 2 làm tăng giá trị chẩn đoán tế bào ung thư trong dịch phế quản với tỷ lệ 69,3% [65].
– Driff MA (2005), nghiên cứu 221 BN UTPQ được soi phế quản, rửa phế quản trước sinh thiết và chải phế quản (rửa lần 1), rửa phế quản sau sinh thiết và chải phế quản (rửa lần 2). Trong 221 BN có 137 BN có tổn thương trong lòng phế quản (76 BN có u trong lòng phế quản, 37 BN tổn thương thâm nhiễm niêm mạc, tổn thương dưới niêm mạc có 24 BN), 84 BN không có tổn thương trong lòng phế quản khi soi phế quản. Ở nhóm BN có tổn thương trong lòng phế quản khi soi phế quản thì tỷ lệ tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản ở lần 1 là 72%. Trong đó tổn thương dưới niêm mạc chiếm tỷ lệ 58%, u sùi trong lòng phế quản 75%, tổn thương thâm nhiễm là 76%. Ở nhóm bệnh nhân không có tổn thương trong lòng phế quản thì tỷ lệ tế bào ung thư ở lần rửa 1 là 36%. Tác giả ghi nhận rửa phế quản trước sinh thiết và chải phế quản cho tỷ lệ tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản là 25%, thấp hơn so với rửa phế quản sau sinh thiết và chải phế quản là 45% [66].
– Lee HS (2007), nghiên cứu 150 BN UTP được soi phế quản và rửa phế quản không thấy tổn thương trong lòng phế quản ghi nhận có tỷ lệ tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản là 20% [67].
– Sompradeekul (2006), nghiên cứu 82 BN ung thư phổi được soi phế quản, rửa phế quản trước sinh thiết, chải phế quản (rửa lần 1), và rửa phế quản sau sinh thiết và chải phế quản (rửa lần 2). Tác giả ghi nhận kết quả tế bào ung thư trong dịch phế quản ở rửa lần 1 là 37,8% (31/81) và nhóm rửa phế quản lần 2 là 37,8%. Khi kết hợp rửa phế quản trước sinh thiết và rửa phế quản sau sinh thiết cho tỷ lệ tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản cao hơn 49,3% [68].
Như vậy qua các nghiên cứu chúng tôi thấy. Rửa phế quản ở nhóm bệnh nhân không có tổn thương trong lòng phế quản cho tỷ lệ tế bào ung thư trong dịch phế quản thấp.
Nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ tế bào trong dịch rửa phế quản thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả trên nhưng chúng tôi cũng ghi nhận tỷ lệ tế bào ung thư trong dịch phế quản ở nhóm có tổn thương trong lòng phế quản chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm có tổn thương thâm nhiễm (27 BN) là 14,8% (4/27) bệnh nhân. Tổn thương u sùi (18 BN) có tỷ lệ tế bào ung thư trong dịch phế quản là 11,1% (2/18).
Ngoài ra trong nghiên cứu trên các tác giả còn nhận thấy kết hợp rửa phế quản trước sinh thiết, chải phế quản với rửa phế quản sau sinh thiết và chải làm tăng giá trị chẩn đoán ung thư phổi trong dịch phế quản.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 82 BN được chẩn đoán ung thư phổi tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh Viện Bạch Mai chúng tôi thấy.
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:
– Ung thư phổi gặp nhiều hơn ở nam giới, tỷ lệ nam/nữ 2,6/1.
– Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 40-60 chiếm 56,1%.
– 64,6% BN hút thuốc, hoàn toàn là nam giới.
– Đau ngực 36,6% và ho máu 22% là hai lý do chủ yếu dẫn đến bệnh nhân phải đi khám bệnh.
– Thời gian bị bệnh trong khoảng 1 – 3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 32,9%.
– Triệu chứng thường lâm sàng đau ngực (63,4%), gầy sút cân (45,7%), ho khan (35,4%).
– Xquang phổi tổn thương dạng đám mờ 75%. Vị trí tổn thương ở phối phải (61,0%), phổi trái (36,6%), tổn thương hai phổi là (2,4%).
– Nội soi phế quản gặp tổn thương dạng thâm nhiễm 32,9% và u sùi 24,4%. Vị trí tổn thương gặp ở thùy trên nhiều hơn thùy dưới.
– Typ mô bệnh học gặp chủ yếu là typ UTBM tuyến 78%
– Giai đoạn TNM thì giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,1%.
2. Tế bào học dịch rửa phế quản
– Có 8/82 BN có tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản.
– Trong 8 BN có tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản đều có týp mô bệnh học UTBM tuyến.
– 6/8 BN có tế bào ung thư trong dịch rửa phế quản gặp ở tổn thương thâm nhiễm và u sùi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Quý Châu (2011), Bệnh Hô Hấp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. J. Ferlay, et al. (2010), Estimates of worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008, Int J Cancer.
3. American Cancer Society (2012), Cancer facts & figures 2012.
4. American Cancer Society (2008), Global cancer facts & figures 2008.
5. Jemal A, et al. (2010), Cancer statistics 2010, CA Cancer J Clin, 61(2), 133-4.
6. R. Siegel, D. Naishadham, and A. Jemal (2013), Cancer statistics 2013, CA Cancer J Clin, 63 (1), 11-30.
7. Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Viết Nhung, Phạm Thị Hoàng Anh, và CS. (1996), Tổng kết nghiên cứu dịch tễ và điều tra bệnh ung thư phổi nguyên phát, Áp dụng phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam, Tổng hội Y dược học Việt Nam, Hội lao và bệnh phổi, Hà Nội, 13-14.
8. Ngô Quý Châu (2008), Ung thư phổi, NXB Y Học, Hà Nội.
9. Mason RJ (2010), Murray and Nadel’s Texbook of Respiratory Medicine, 5th Ed, Elsevier.
10. Pass HI, et al. (2005), Lung Cancer: Principles & Practice, 3rd Ed, Lippincott William & Wilkins.
11. Centers for disease Control and Prevetion (2010), Lung Cancer, DeKalb.
12. Kthryn E, Virginia L, Piero M, et al. (2000), Epidemiology of lung cancer risk according to type of cigarette smoked, Int J Cancer, 33, 569 – 576.
13. Schottenfeld D (2000), Etiology an epidemiology of lung cancer, In lung cancer: Principles and practice, 2nd ed, Lippincott William & Willkin.
14. Alberg AJ, Samet JM (2003), Epidemiology of lung cancer, Chest, 123, 21-49.